Posted on

Ngữ pháp tiếng Nhật từ bài 1 đến bài 25 là toàn bộ ngữ pháp trong giáo trình tiếng Nhật Minna no Nihongo sơ cấp 1.

Với khối lượng kiến thức ngữ pháp này, các bạn đã có thể sử dụng nhiều mẫu câu giao tiếp cơ bản trong tiếng Nhật và có thể làm được các bài tập ngữ pháp tiếng Nhật ở trình độ N5 – N4.

Cùng tham khảo nhé!

Ngữ pháp tiếng Nhật từ bài 1 đến bài 5

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 1

1. Danh từ 1 は, Danh từ 2 です)

1) Trợ từ [は]

Trợ từ [は] biểu thị rằng danh từ đứng trước nó là chủ đề của câu. Người nói đặt [は] trước chủ đề mà mình muốn nói đến và lập thành câu bằng cách thêm vào sau [は] những thông tin cần thiết.

1. わたしはマイク・ミラーです。Tôi là Mike Miller.

[Chú ý]  [は] đọc là [わ]
Ngữ pháp tiếng Nhật từ bài 1 đến bài 25 là toàn bộ ngữ pháp trong giáo trình tiếng Nhật Minna no Nihongo sơ cấp 1
Ngữ pháp tiếng Nhật từ bài 1 đến bài 25 là toàn bộ ngữ pháp trong giáo trình tiếng Nhật Minna no Nihongo sơ cấp 1

2) です

[です] được đặt sau danh từ làm vị ngữ để biểu thị sự phán đoán hay khẳng định. [です] biểu thị sự lịch sự của người nói đối với người nghe. [です] thay đổi hình thức trong trường hợp của câu phủ định (xem thêm bài 2) hoặc thời quá khứ (xem thêm bài 12).

2. わたしはエンジニアです。Tôi là kỹ sư.

2. Danh từ 1 は, Danh từ 2 じゃありません

[じゃありません] là thể phủ định của [です], và được dùng trong giao tiếp hàng ngày. [ではありません] được dùng trong văn viết hoặc các bài phát biểu trang trọng.

3. サントスさんは学生じゃありません。 Anh Santos không phài là sinh viên.

[Chú ý]  [では] đọc là [でわ].

3. Câu か

1) Trợ từ [か]

Trợ từ [か] được dùng để biểu thị sự không chắc chắn, sự nghi vấn của người nói. Câu nghi vấn được tạo thành bằng cách thêm [か] vào cuối câu. Trong câu nghi vấn chữ [か] ở cuối câu được đọc với giọng cao hơn.

2) Câu nghi vấn để xác nhận xem một nội dung là đúng hay sai

Như đã nói ở trên, một câu sẽ trở thành câu hỏi khi ta thêm [か] vào cuối câu. Trật tự từ không thay đổi. Câu nghi vấn loại này xác nhận một nội dung là đúng hay sai. Nếu đúng thì trả lời là [はい], không đúng thì là [いいえ].

4. ミラーさんはアメリカ人ですか。Anh Miller có phải là người Mỹ không?

はい、アメリカ人です。Vâng, anh ấy là người Mỹ.

5. ミラーさんは先生ですか。Anh Miller có phải là giáo viên không?

いいえ、 先生じゃありません。Không, anh ấy không phải là giáo viên.

3) Câu nghi vấn có nghi vấn từ

Thay nghi vấn từ vào vị trí của thành phần câu mà bạn muốn hỏi. Trật tự từ không thay đổi.

Thêm [か] vào cuối câu.

6. あの方はどなたですか。Người kia là ai?

[あの方は] ミラーさんです。Người đó là anh Miller.

4. Danh từ も

[も] được dùng khi danh từ diễn tả chủ đề của câu giống với danh từ tương ứng ở câu trước.

7. ミラーさんは 会社員です。Anh Miller là nhân viên công ty.

グプタさんも  会社員です。Anh Gupta cũng là nhân viên công ty.

5. Danh từ 1 の danh từ 2

[の] nối hai danh từ với nhau, Danh từ 1 bổ nghĩa cho Danh từ 2. [の] trong bài này biểu thị tính sở thuộc (xem thêm Bài 2 và 3 nói về cách dùng [の] trong các trường hợp khác).

8.ミラーさんは IMCの社員です。 Anh Miller là nhân viên Công ty IMC.

6. ~ さん

Trong tiếng Nhật, từ [さん] được dùng ngay sau họ của người nghe để thể hiện sự kính trọng khi gọi tên người đó. Từ [さん] không dùng đối với chính bản thân người nói.

9. あの芳はミラーさんです。 Người kia là anh Miller.

Trong trường hợp đã biết tên của người nghe thì không dùng「あなた」mà dùng [さん] để gọi tên người đó.

鈴木:ミラーさんは学生ですか。Suzuki: Anh có phải là sinh viên không?

ミラー: いいえ、会社員です。Miller: Không, tôi là nhân viên công ty.

Xem toàn bộ ngữ pháp tiếng Nhật bài 1 và bài tập thực hành tại: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-1/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 2

1. これ /それ /あれ

[これ] [それ] và [あれ] là những đại từ chỉ thị. Về mặt ngữ pháp chúng được dùng như những danh từ. [これ] dùng để chỉ một vật ở gần người nói, [それ] dùng để chỉ một vật ở gần người nghe. [あれ] dùng để chỉ một vật ở xa cả người nói và người nghe.

1. それは辞書ですか。Đó có phải là quyển từ điển không?

2. これをください。Cho tôi cái này. (Bài 3)

2. このDanh từ /その Danh từ / あの Danh từ

[この] [その] và [あの] bổ nghĩa cho danh từ. [この – Danh từ] dùng để nói tới một vật hay một người nào đó ở gần người nói. [この – Danh từ] dùng để nói tới một vật hay một người nào đó ở gần người nghe. [この- Danh từ] dùng để nói tới một vật hay một người nào đó ở xa cả người nói và người nghe.

3. この本はわたしのです。Quyển sách này là của tôi.

4. あの方はどなたですか。Vị kia là ai?

5. そうです/ そうじゃありません

[そうです / そうじゃありません] hay được dùng trong câu nghi vấn danh từ để xác nhận xem một nội dung nào đó là đúng hay sai. Khi đúng thì trả lời là [はい、そうです], khi sai thi là 「いいえ、そうじゃありません」.

6. それはテレホンカードですか。Đó có phải là thẻ điện thoại không?

はい、そうです。Vâng, phải.

7. それはテレホンカードですか。Đó có phải là thẻ điện thoại không?

いいえ、そうじゃありません。Không, không phải.

Đôi lúc động từ [さかいます] (sai, nhầm, không phải) được dùng với nghĩa tương đương với「そうじゃありません」 .

8. それはテレホンカードですか。Đó có phải là thẻ điện thoại không?

いいえ、違います。Không, không phải.

4. Câu 1 か . Câu 2 か

Mẫu câu nghi vấn này dùng để hỏi về sự lựa chọn của người nghe. Người nghe sẽ lựa chọn Câu 1 hoặc Câu 2. Đối với câu nghi vấn loại này, khi trả lời không dùng [はい] hay [いいえ] mà để nguyên câu lựa chọn.

9. これは 「9」 ですか、 「7」 ですか。Đây là “9” hay “7”?

「9」です。Đó là “9”.

5. Danh từ 1 の Danh từ 2

Ở Bài 1, chúng ta đã học từ (の) dùng để nối hai danh từ, khi Danh từ 1 bổ nghĩa cho Danh từ 2. Ở bài này chúng ta sẽ học hai cách dùng khác của [の].

1) Danh từ 1 giải thích Danh từ 2 nói về cái gì

10. これはコンピューターの米です。Đây là quyển sách về máy vi tính.

2) Danh từ 1 giải thích Danh từ 2 thuộc sở hữu của ai

10.これはわたしの本です。 Đây là quyển sách của tôi.

Danh từ thường được giản lược trong trường hợp đã rõ nghĩa. Tuy nhiên, nếu Danh từ 2 là danh từ chỉ người thì không giản lược được.

11. あれはだれの かばんですか。Kia là cái cặp sách của ai?

佐藤さんのです。Đó là cái cặp sách của chị Sato.

12. このかばんはあなたのですか。Cái cặp sách này có phải là của chị không?

いいえ、わたしのじゃありません。Không, không phải là của tôi.

13. ミラーさんは IMCの社員ですか。Anh Miller có phải là nhân viên Công ty IMC không?

はい、 IMC の社員です。Vâng, anh ấy là nhân viên Công ty IMC.

6. そうですか

[そうですか] được dùng khi người nói tiếp nhận được thông tin mới nào đó và muốn bày thái độ tiếp nhận của mình đối với thông tin đó.

14.この傘は、あなたのですか。Cái ô này có phải là của anh không?

いいえ、違います。 シュミットさんのです。Không, không phải. Của anh Schmidt.

そうですか. Thế à.

Xem toàn bộ ngữ pháp tiếng Nhật bài 2 và bài tập thực hành tại: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-2/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 3

  1. ここそこ/あそこ/こちら/ あちら/そちら

Ở Bài 2 chúng ta đã học về các đại từ chỉ đồ vật「これ/それ/ あれ」 . Trong bài này chúng ta sẽ học về các đại từ chỉ địa điểm | ここ/そこ/あそこ」.「ここ」 chỉ vị trí mà người nói đang ở. [そこ] chỉ vị trí mà người nghe đang ở. [あそこ] chỉ vị trí ở xa cả người nói và người nghe.

「こちら/そちら / あちら」 là những đại từ chỉ phương hướng, nhưng cũng có thể dùng thay thế「ここ/そこ/あそこ」 với sắc thái lịch sự hơn.

[Chú ý] Khi người nói cho rằng người nghe cũng ở trong phạm vi vị trí của mình thì dùng [ここ] để chỉ vị trí của cả hai, dùng [そこ] để chỉ vị trí hơi xa hai người, và dùng [あそこ] để chỉ vị trí tương đối xa hai người.

  1. Danh từ 1 は Danh từ 2 (địa điểm) です

Mẫu câu này được dùng để diễn đạt một vật, một người hay một địa điểm nào đó ở đâu.

  1. お手洗いはあそこです。Nhà vệ sinh ở đằng kia.

2 . 電話は2階です。Điện thoại ở tầng hai.

3 山田さんは事務所です。Anh Yamada ở văn phòng.

  1. どこ / どちら
[どこ] là nghi vấn từ hỏi về địa điểm, còn [どちら] là nghi vấn từ hỏi về phương hướng.

Tuy nhiên [どちら] cũng có thể được dùng để hỏi về địa điểm. Trong trường hợp này thì [どちら] mang sác thái lịch sự hơn「どこ」.

  1. お手洗いはどこですか。Nhà vệ sinh ở đâu?

あそこです。Ở chỗ kia.

  1. エレベーターはどちらですか。Thang máy ở chỗ nào ạ?

あちらです。Ở chỗ kia ạ.

Ngoài ra, khi hỏi về tên của quốc gia, công ty, trường học, cơ quan hay tổ chức trực thuộc thì cũng dùng nghi vấn từ là [どこ] hay [どちら] chứ không phải là [なん (gì)]. Trong trường hợp này cũng thế [どちら] mang sắc thái lịch sự hơn [どこ].

  1. 学校はどこですか。Anh học ở trường nào?
  2. 会社はどちらですか。Chị làm việc ở công ty nào ạ?
  3. Danh từ 1 の Danh từ 2

Trong mẫu này Danh từ 1 là tên quốc gia hoặc công ty, còn Danh từ 2 là tên của sản phẩm. Mẫu này dùng để diễn đạt một sản phẩm nào đó được sản xuất ở một nước hoặc một công ty nào đó. Đối với mẫu này, khi hỏi thì dùng nghi vấn từ [どこ].

  1. これはどこのコンピューターですか。Đây là máy vi tính của hãng nào?

日本のコンピューターです。Đây là máy vi tính của Nhật Bản.

IMCのコンピューターです。Đây là máy vi tính của Công ty IMC.

  1. Bảng đại từ chỉ thị こ/そ/あ/ど và tính từ chỉ thị tương ứng

Bảng Đại từ chỉ thị và tính từ chỉ thị tương ứng

Bảng Đại từ chỉ thị こ/そ/あ/ど và tính từ chỉ thị tương ứng

6.お国

Tiền tố [お] được thêm vào trước một từ có liên quan đến người nghe hoặc người thứ ba để bày tỏ sự kính trọng của người nói.

  1. [お]国はどちらですか。Anh/Chị là người nước nào?

Xem toàn bộ ngữ pháp tiếng Nhật bài 3 và bài tập thực hành tại: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-3/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 4

  1. 琴 一時一分です

Để biểu thị thời gian chúng ta thêm số đếm vào trước danh từ chỉ thời gian [時 (giờ)], [分(phút)]. [分] được đọc là 「ふん」với các số đếm 2, 5, 7, 9, và được đọc là 「ぷん」 với các số đếm 1, 3, 4, 6, 8 và 10. Trước 「ぷん」 1, 6, 8, 10 được đọc tương ứng là 「い っ「ろっ」「はっ」「じゅっ(じっ)」(xem thêm phần Phụ lục II).

Để hỏi về thời gian chúng ta dùng [なん] đặt trước danh từ chỉ thời gian (なんじ: mấy giờ, なんぷん: mấy phút).

  1. 今何時ですか。Bây giờ là mấy giờ?

7時10分です。Bây giờ là mấy giờ? 7 giờ 10 phút.

[Chú ý] Ở Bài 1 chúng ta đã học cách dùng [は] để biểu thị chủ đề của câu. Ở ví dụ 2 dưới đây [は] được đặt trước danh từ chỉ địa điểm biểu thị chủ đề của câu.

  1. ニューヨークは今何時ですか。Ở New York bây giờ là mấy giờ?

午前4時です。4 giờ sáng.

  1. Động từ ます

1) [Động từ ます] cấu thành vị ngữ của câu.

2) [Động từ ます] thể hiện thái độ lịch sự của người nói đối với người nghe.

  1. わたしは毎日勉強します。Tôi học hàng ngày.
  2. Động từ ます/Động từ ません/Động từ ました/Động từ ませんでした

1) [Động từ ます] được dùng để nói về một thói quen trong hiện tại hoặc một sự thật nào đó, đồng thời cũng được dùng để nói về một sự việc nào đó sẽ xảy ra trong tương lai. Thể phủ định và thời quá khứ được trình bày ở bảng sau:

  1. 毎朝6時に起きます。Hàng sáng tôi dậy vào lúc 6 giờ.
  2. あした 6時に起きます。Ngày mai tôi (sẽ) dậy vào lúc 6 giờ.

6.けさ 6時に起きました。Sáng nay tôi (đã) dậy vào lúc 6 giờ.

2) Thể nghi vấn của câu động từ cũng tương tự như câu danh từ, tức là chúng ta không thay đổi trật tự của câu mà chỉ thêm trợ từ [か] vào cuối câu. Từ nghi vấn được thay vào vị trí của thành phần câu muốn hỏi.

Trong câu trả lời, chúng ta nhắc lại động từ trong câu nghi vấn, và chú ý không dùng [そうです」 hoặc「そうじゃありません」 (tham khảo thêm Bài 2).

  1. きのう勉強しましたか。Hôm qua anh/chị có học không?

はい、勉強しました。Có, hôm qua tôi có học.

いいえ、勉強しませんでした。Không, hôm qua tôi không học.

  1. 毎朝何時に起きますか。Hàng ngày anh/chị dậy vào lúc mấy giờ?

6時に起きます。Tôi dậy vào lúc 6 giờ.

  1. Danh từ (thời gian) に Động từ

Khi muốn nói về thời điểm mà một hành động nào đó xảy ra, chúng ta thêm trợ từ [に] vào sau danh từ chỉ thời gian. Dùng [に] đối với những hành động diễn ra trong thời gian ngắn. [に] được dùng khi danh từ chỉ thời gian có con số đi kèm, và không dùng trong trường hợp không có con số đi kèm. Tuy nhiên, đối với trường hợp của thứ trong tuần thì có thể dùng hoặc không dùng [に].

  1. 6時半に起きます。Tôi dậy vào lúc 6 giờ.
  2. 7 月 2 日に日本へ来ました。Tôi (đã) đến Nhật Bản vào ngày mồng 2 tháng 7.
  3. 日曜日[に] 奈良へ行きます。Chủ nhật tôi (sẽ) đi Nara. (Bài 5)
  4. きのう 勉強しました。Hôm qua tôi (đã) học.
  5. Danh từ 1 から Danh từ 2 まで

1) [から] biểu thị điểm bắt đầu của thời gian hoặc địa điểm, còn [まで] biểu thị điểm kết thúc của thời gian và địa điểm.

  1. 9時か5時まで働きます。Tôi làm việc từ 9 giờ đến 5 giờ.
  2. 大阪から東京まで3時間かかります。 Từ Osaka đến Tokyo mất 3 tiếng. (Bài 11)

2) [ から] và [まで] không nhất thiết phải đi kèm với nhau, mà có thể được dùng riêng biệt.

  1. 9時から働きます。Tôi làm việc từ 9 giờ.

3) Có thể dùng「です」với「~から」,「~まで」và「~から~まで」.

  1. 銀行は9時から3時までです。 Ngân hàng mở cửa từ 9 giờ đến 3 giờ.
  2. 昼休みは12時からです。Giờ nghỉ trưa bắt đầu từ 12 giờ.
  3. Danh từ 1 と Danh từ 2

Khi nối hai danh từ với nhau thì dùng trợ từ [と].

  1. 銀行の休みは土曜日と日曜日です。Ngân hàng đóng cửa vào thứ bảy và chủ nhật.
  2. Câu ね

Từ [ね] được thêm vào ở cuối câu để biểu thị sự thông cảm, đồng tình của người nói đối với người nghe. Cũng có khi [ね] thể hiện sự kỳ vọng của người nói vào sự đồng ý của người nghe, trong trường hợp này thì [ね] mang chức năng xác nhận (ý kiến, thái độ của người nghe).

  1. 毎日10時ごろまで勉強します。 Hàng ngày tôi học đến khoảng 10 giờ.

大変ですね。Vất vả quá!

  1. 山田さんの電話番号は 871の6813です。Số điện thoại của ông Yamada là 871-6813.

Xem toàn bộ ngữ pháp tiếng Nhật bài 4 và bài tập thực hành tại: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-4/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 5

  1. Danh từ (địa điểm) へ 行きます/ 来ます/踊ります

Khi động từ chỉ sự di chuyển, thì trợ từ [へ] được dùng sau danh từ chỉ phương hướng hoặc địa điểm.

  1. 京都へ行きます。Tôi đi Kyoto.
  2. 日本へ来ました。Tôi đã đến Nhật Bản.

3.うちへ帰ります。Tôi về nhà.

[Chú ý] Trợ từ [へ] phát âm là [え].

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 5 với chủ điểm ngữ pháp là Danh từ chỉ địa điểm và phương hướng

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 5 với chủ điểm ngữ pháp là Danh từ chỉ địa điểm và phương hướng

  1. どこ[へ] も行きません/行きませんでした

Khi muốn phủ định hoàn toàn đối tượng (hoặc phạm vi) của từ nghi vấn thì dùng trợ từ [も].

Trong mẫu câu này thì động từ để ở dạng phủ định.

4.どこ[へ]も行きません。Tôi không đi đâu cả.

  1. 何も食べません。Tôi không ăn gì cả. (Bài 6)
  2. だれもいません。Không có ai cả. (Bài 10)
  3. Danh từ (phương tiện giao thông) で行きます/来ます/帰ります

Trợ từ [で] biểu thị phương tiện hay cách thức tiến hành một việc gì đó. Khi dùng trợ từ này sau danh từ chỉ phương tiện giao thông và dùng kèm với động từ di chuyển (いきます, きます, かえります, v.v.) thì nó biểu thị cách thức di chuyển.

  1. 電車で行きます。Tôi đi bằng tàu điện.
  2. タクシーで来ました。Tôi đã đến bằng tắc-xi

Trong trường hợp đi bộ thì dùng 「あるいて」 mà không kèm theo trợ từ [で].

  1. 駅から歩いて帰りました。Tôi đã đi bộ từ ga về nhà.
  2. Danh từ (người/động vật) と Động từ

Chúng ta dùng trợ từ [と] để biểu thị một đối tượng nào đó (người hoặc động vật) cùng thực hiện hành động.

  1. 家族と 日本へ来ました。Tôi đã đến Nhật Bản cùng với gia đình.

Trong trường hợp thực hiện hành động một mình thì dùng 「ひとりで」. Trường hợp này thì không dùng trợ từ [と].

  1. 一人で東京へ行きます。Tôi đi Tokyo một mình.
  2. いつ

Khi muốn hỏi về thời điểm thực hiện một hành động nào đó thì ngoài cách dùng từ nghi vấn 「なん」 như「なんじ」 「なんようび」 「なんがつなんにち」, còn có thể dùng từ nghi vấn [いつ (khi nào)]. Đối với [いつ] thì không dùng trợ từ [た] ở sau.

  1. いつ日本へ来ましたか。Bạn đến Nhật bao giờ?

3月25日に来ました。Tôi đến Nhật vào ngày 25 tháng 3.

  1. いつ 広島へ行きますか。Bao giờ bạn sẽ đi Hiroshima?

来週行きます。Tuần sau tôi sẽ đi.

  1. Câu す

Từ [す] được đặt ở cuối câu để nhấn mạnh một thông tin nào đó mà người nghe chưa biết, hoặc để nhấn mạnh ý kiến hoặc sự phán đoán của người nói đối với người nghe.

  1. この電車は甲子園へ 行きますか。Tàu điện này có đi đến Koshien không?

いいえ、行きません。次の普通ですよ. Không, không đi. Chuyến tàu thường tiếp theo mới đi cơ.

  1. 無理なダイエットは体によくないですよ。Chế độ giảm cân không hợp lý sẽ có hại cho sức khỏe đấy. (Bài 19)

Xem toàn bộ ngữ pháp tiếng Nhật bài 5 và bài tập thực hành tại: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-5/

Ngữ pháp tiếng Nhật từ bài 6 đến bài 25

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 6: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-6/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 7: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-7/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 8: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-8/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 9: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-9/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 10: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-10/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 11: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-11/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 12: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-12/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 13: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-13/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 14: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-14/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 15: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-15/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 16: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-16/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 17: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-17/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 18: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-18/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 19: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-19/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 20: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-20/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 22: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-22/

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 25: https://mcbooks.vn/ngu-phap-tieng-nhat-bai-25/

Đọc thử nội dung sách Mindmap Ngữ pháp tiếng Nhật – Học ngữ pháp tiếng Nhật bằng sơ đồ tư duy tại: https://drive.google.com/file/d/1yKTDCKpLt-S9QoYP0XDKS2uwSKkedGAm/view

Trên đây là toàn bộ kiến thức ngữ pháp tiếng Nhật từ bài 1 đến bài 25 trong giáo trình Minna no Nihongo. Hi vọng chúng sẽ giúp bạn có vốn từ vựng đủ nhiều để có thể giao tiếp tiếng Nhật và đạt được chứng chỉ mà mình mong muốn.

Để học tốt tiếng Nhật, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách học tiếng Nhật khác của Mcbooks để củng cố tất cả các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết của mình nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách học tiếng Nhật hàng đầu tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger