Posted on

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 37 trong giáo trình Minna no Nihongo 2 với chủ điểm ngữ pháp là Động từ bị động. Nội dung bài học sẽ hướng dẫn bạn cách biểu thị sự “sáng tạo”, “tạo ra”, “tìm thấy” hay nói về việc sản xuất ra thứ gì đó…

Cùng Mcbooks học ngữ pháp tiếng Nhật bài 37 qua bài viết dưới đây nhé!

I. Ngữ pháp tiếng Nhật bài 37

1. Động từ bị động

Cách tạo thành động từ bị động (tham khảo phần 練習 AI, Bài 37, trang 96 của Quyển chính)

 

Động từ bị động

Thể lịch sự

Thể thông thường

I

かきます

かかれます

かかれる

II

ほめます

ほめられます

ほめられる

III

きます

こられます

こられる

されます

される

します

Tất cả động từ bị động thuộc nhóm II và được chia cách theo các thể như thể nguyên dạng, thể ない, thểて v.v..

Ví dụ: かかれる,かかれない)かかれて

Ngữ pháp tiếng Nhật bài 37 trong giáo trình Minna no Nihongo 2 với chủ điểm ngữ pháp là Động từ bị động
Ngữ pháp tiếng Nhật bài 37 trong giáo trình Minna no Nihongo 2 với chủ điểm ngữ pháp là Động từ bị động

2. Danh từ 1 (người 1) は Danh từ 2 (người 2) に Động từ bị động

Khi Người 1 thực hiện một hành vi nào đó với Người 2, thì đứng từ phía của đối tượng tiếp nhận hành vi là Người 1, chúng ta dùng mẫu câu này để diễn tả. Trong mẫu câu bị động này thì Người 1 là chủ đề của câu, còn Người 2 là chủ thể của hành vi và được biểu thị bằng trợ từ [に].

先生はわたしを褒めました。Giáo viên khen tôi.

1. わたしは先生に褒められました。Tôi được giáo viên khen.

母はわたしに買い物を頼みました。Mẹ nhờ tôi mua đồ.

2. わたしは母に買い物を頼まれました。Tôi được mẹ nhờ mua đồ.

Ngoài người ra, chủ thể của hành vi (Danh từ 2) còn có thể là vật chuyển động (động vật, ô – tô v.v.).

3. わたしは犬にかまれました。Tôi bị chó cắn.

3. Danh từ 1 (người 1) は Danh từ 2 (người 2) に Danh từ 3 をĐộng từ bị động

Trong mẫu câu này, Người thực hiện một hành vi nào đó đối với vật mà Người sở hữu (Danh từ 3), và trong nhiều các trường hợp thì hành vi đó gây phiền toái cho Người.

弟がわたしのパソコンを壊しました。Em trai làm hỏng máy vi tính của tôi.

4. わたしは弟にパソコンを壊されました。Tôi bị em trai làm hỏng máy vi tính.

Tương tự như mẫu câu ở phần 2, trong mẫu câu này thi ngoài người ra, chủ thể của hành vi có thể là vật chuyển động.

5. わたしは犬に手をかまれました。Tôi bị chó cắn vào tay.

[Chú ý 1] Trong mẫu câu này thì chủ để được nêu ra không phải là tân ngữ (Danh từ 3), mà là người cảm nhận sự phiền toái do hành vi gây ra. Chẳng hạn như ở ví dụ (4) thì chúng ta không nói là [わた パソコンはおとうとにこわされました」

[Chú ý 2] Mẫu câu này chỉ được dùng khi người tiếp nhận hành vi cảm thấy phiền toái. Vì thế chúng ta không dùng nó nếu người tiếp nhận cám ơn hành vi do Người làm. Trong trường hợp như thế chúng ta dùng [ 〜ても もらいます」.

6. わたしは友達に 自転車を修理してもらいました。 Tôi được bạn sửa xe đạp cho.

× わたしは友達に自転車を修理されました。

4. Danh từ (vật/việc) が/は Động từ bị động

Khi nói về một sự việc nào đó và không cần thiết phải nêu rõ đối tượng thực hiện hành vi, thì chúng ta để “vật” hoặc “việc” làm chủ đề của câu và dùng động từ bị động để diễn đạt.

7. フランスで昔の日本の絵が発見されました。Một bức tranh cổ của Nhật được tìm thấy ở Pháp.

8. 日本の車は世界中へ輸出されています。Ô-tô của Nhật được xuất khẩu đi khắp thế giới.

9. 会議は神戸で開かれました。Hội nghị được tổ chức tại Kobe.

5. Danh từ 1 はDanh từ 2 (người) によって Động từ bị động

Khi dùng các động từ biểu thị sự “sáng tạo”, “tạo ra”, “tìm thấy (ví dụ かきます。はつめいします,はっ けんします, v.v.) ở thể bị động thì chúng ta không dùng [に] mà dùng [によって] để biểu thị chủ thể của hành vi.

10. 「源氏物語」は紫式部によって書かれました。 “Chuyện Genji” do Murasaki Shikibu viết.

11. 電話はベルによって発明されました。Điện thoại do Bell phát minh ra.

6. Danh từ から / Danh từ でつくります

Khi nói về việc sản xuất một vật, chúng ta dùng [から] đối với nguyên liệu, và [で] đối với vật liệu.

12. ビールは麦から造られます。Bia được làm từ lúa mạch.

13. 昔 日本の家は木で造られました。Ngày xưa, nhà ở Nhật được làm bằng gỗ.

II. Bài tập ngữ pháp tiếng Nhật bài 37

1. Chia thể cho các động từ trong bảng sau:

例:

磨きます

磨かれます

1

踏みます (_______)
2 しかります

(_______)

3

選びます (_______)
4 汚します

(_______)

5

飼います (_______)
6 褒めます

(_______)

7

捨てます (_______)
8 見ます

(_______)

9

連れて来ます (_______)
10 輸出します

(_______)

11

注意します

(_______)

2. Miêu tả hành động bằng thể bị động

Bài tập ngữ pháp tiếng Nhật bài 37
Bài tập ngữ pháp tiếng Nhật bài 37

例:わたしは課長に叱られました。

1) _________________________。

2) _________________________。

3) _________________________。

4) _________________________。

3. Chọn trợ từ thích hợp

から

例:わたしは母(に) ことばの使い方を注意されました。

1) 1964年に 東京でオリンピック (____) 開かれました。

2) この服は紙 (_____) 作られています。

3) ビールは麦 (_____) 作られました。

4) 父に マンガの 本 (_____) 捨てられました。

Đọc thử nội dung sách Mindmap Ngữ pháp tiếng Nhật – Học ngữ pháp tiếng Nhật bằng sơ đồ tư duy tại: https://drive.google.com/file/d/1yKTDCKpLt-S9QoYP0XDKS2uwSKkedGAm/view

Trên đây là toàn bộ kiến thức ngữ pháp tiếng Nhật bài 37 trong giáo trình Minna no Nihongo 2. Hi vọng chúng sẽ giúp bạn biết cách biểu thị sự “sáng tạo”, “tạo ra”, “tìm thấy” hay nói về việc sản xuất ra thứ gì đó…

Để học tốt tiếng Nhật, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách học tiếng Nhật khác của Mcbooks để củng cố tất cả các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết của mình nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách học tiếng Nhật hàng đầu tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger