Posted on

Những quy tắc học đánh vần tiếng anh dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp và mang lại những hiệu quả bất ngờ.

Có bao giờ bạn tự hỏi: “Mình học tiếng Anh như vậy, ngữ pháp, từ vựng đều ổn, thâm chí đọc dịch thì vô cùng ổn. Vậy, sao mình không thể nói? Thậm chí rất khó khăn khi đọc một câu vừa viết ra.” Hoặc đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi cho mình: Khó khăn nhất khi học tiếng Anh của mình là gì? Mình không tự tin giao tiếp, mình phát âm không chuẩn …. Tuy nhiên, mọi nguồn dẫn đến việc bạn học mãi vẫn không thể giao tiếp và luôn cảm thấy “thất bại” chính là việc duy trì luyện tập và thực hành phát âm tiếng Anh.

Khó khăn ai cũng gặp phải khi học đánh vần tiếng Anh

Một giáo viên tại trường tôi đang theo học chia sẻ rằng: “Một sự thật thú vị là khi giao tiếp bằng tiếng Anh giữa người Việt với người Việt đôi khi có một sự thú vị lớn vì mỗi người phát âm một kiểu, với điều này cuộc hội thoại có thể diễn ra khá trơn tru hoặc mất thời gian nhất định khi phải đoán ý nhau. Nhưng khi trò chuyện với người nước ngoài, đặc biệt là người bản xứ thì người Việt lại gặp trở ngại rất lớn trong việc diễn đạt và phát âm, dẫn đến đối phương không hiểu chúng ta muốn nói gì, chưa kể đến việc các từ đồng âm khác nghĩa rất dễ gây hiểu lầm.”

Tôi cũng không phủ định điều đó, bởi trước khi tôi tự tin giao tiếp được với người nước ngoài thì tôi cũng rất ngại giao tiếp. Nhiều lúc tôi tự hỏi: “Tại sao từ này đọc thế này mà không phải thế kia”, lúc đi học giáo viên tiếng Anh cũng chỉ nói với tôi rằng hãy tra từ điển và tập nghe nhiều hơn để quen với cách đọc. Thành thử điều này khiến mình từng rất lúng túng mỗi khi gặp những từ mới, mà chẳng thể tự tin đọc chúng một cách chính xác.

Và tôi bắt đầu từ việc “học đánh vần”. Bạn có biết, việc đầu tiên khi trẻ bắt đầu nhận mặt chữ là “đánh vần”. Rõ ràng, mình không phải người bản ngữ, việc phát âm giống như họ không hề đơn giản chút nào. Cũng giống như khi người ta nói về tiếng Việt, không phải lúc nào, cũng không phải ai có thể phát âm chuẩn xác như nhau. Rõ ràng, cần có một cái chuẩn nhất định và người nói dựa vào cái chuẩn đó để nhận biết! Chuẩn của một người cũng khác nhau nhưng quy định, vần, âm tiết, phát âm chính là những chuẩn chung.

Nếu bạn là người học tiếng Anh từ nhỏ hoặc bạn có khả năng bắt chước tuyệt vời, bạn chưa bao giờ chú ý tới tiểu tiết và đặt câu hỏi “Mình đã phát âm nó như thế nào?”. Nhiều câu trả lời đơn giản chỉ là “Mình chỉ bắt chước theo thôi… Tất cả chỉ có vậy chứ không biết sao mà mình làm được nữa.

Thử nghĩ xem, hình dung sự chuyển động mọi thứ bên trong khi bạn nói/ phát âm: Bạn thở như thế nào, lưỡi, miệng, các cơ, môi… ra sao! Điều đó không phải là đơn giản nếu bạn không thể làm các bộ phận đó linh hoạt. Oh. Những bạn mà giỏi Vật lý sẽ dễ dàng hình dung và hiểu “cơ chế hoạt động” đó!

Bạn phải làm gì để “học đánh vần” tiếng Anh đạt hiệu quả?

Để học đánh vần tiếng Anh, chắc chắn bạn phải có sự nỗ lực không ngừng, sự cố gắng bạn phải cố gắng nhiều hơn nữa, gấp 3 gấp 4 sự nỗ lực bạn đang có. Ngoài sự cố gắng ở bản thân, bạn cần phải biết mình nên làm gì để phát âm tốt – giải quyết được căn nguyên mình không giao tiếp được.

Đầu tiên hãy bắt đầu quan sát sự di chuyển cấu tạo nên phát âm của bạn. Và bắt đầu học cách phát âm đúng, chính xác là học cách di chuyển các bộ phận cấu tạo âm như lưỡi, miệng, môi, răng, mũi,…sao cho đúng. Đánh vần chính là việc chắp nói các âm lại với nhau một cách nhuần nhuyễn.

Có một lời khuyên cho bạn là trước khi tự học đánh vần, trước hết nên nhờ tới sự hỗ trợ và giải thích từ người có khả năng phát âm trôi chảy, và đặc biệt là người có kinh nghiệm giúp bạn luyện tập kỹ năng này, đó là một trung tâm tiếng Anh hoặc gia sư. Hoặc bạn sẽ mất thời gian khá dài để tự tìm hiểu, mày mò nghiên cứu với nguồn tài nguyên khá lớn.

Sau đó, hãy bắt đầu từ việc cơ bản, đơn giản nhất, hãy đánh vần như một đứa trẻ tập nói. Cứ kiên trì như vậy và đến một ngày không xa, bạn sẽ tự thốt lên “ học tiếng anh không khó, tôi đã có thể nói chuyện trôi chảy với người nước ngoài”.

Để giúp bạn học được tốt hơn, tôi gửi đến bạn một vài quy tắc được tham khảo tại cuốn sách “Học đánh vần tiếng Anh” của thầy Nguyễn Ngọc Nam, hi vọng sẽ giúp cho bạn nhiều trong quá trình tự học đánh vần của mình. Đây là cuốn sách đã đồng hành cùng mình trong thời gian 6 tháng tự ôn luyện đầy gian nan.

Quy tắc học đánh vấn không thể không biết khi học tiếng Anh

Với một số quy tắc độc đáo và khác biệt nhất được đúc kết trong cuốn sách do thầy Nguyễn Ngọc Nam viết hoàn toàn bằng tiếng Việt “Học đánh vần tiếng Anh”, chúng ta sẽ cảm thấy việc nói chuẩn tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với thời gian vô cùng ngắn, bạn có thể đọc tốt hàng nghìn từ tiếng Anh, chúng giúp bạn sửa lỗi khi nói và đặc biệt không cần phải tra từ điển hay nói theo phán đoán mỗi lần gặp những từ mới.

Chắc chắn rồi, bạn sẽ không thể nói tiếng Anh lưu loát và chuẩn xác ngay cả khi từ đơn giản nhất cũng không biết đọc và không thể đọc đúng. Bắt đầu ngay hôm nay với “Học đánh vần tiếng Anh” để tạo sự khác biệt cho chính mình và tự tin giao tiếp tiếng Anh ở bất cứ đâu, với bất kì ai đến từ quốc gia nào.

Dưới đây là một số quy tắc được mình chia sẻ từ cuốn sách của thầy Nam:

QUY TẮC SỐ 1:

[Số âm tiết của từ]

Đếm số nguyên âm để biết một từ có bao nhiêu âm tiết.

– Từ có 1 âm tiết: bat

– Từ có 2 âm tiết: batman

– Từ có 3 âm tiết: superman

– Từ có 4 âm tiết: cameraman

QUY TẮC SỐ 2:

[Nhận biết số âm tiết của những từ có âm “e” đứng cuối]

Những từ có âm “e” đứng cuối và trước âm “e” không phải là phụ âm [L], không coi âm “e”

là một âm tiết của từ.

– Từ có 1 âm tiết: late

– Từ có 2 âm tiết:

Âm /ou/, /ai/ và /ei/ ở trên gọi là nguyên âm đôi.

Nguyên âm dài là những âm khi viết phiên âm ra có một nguyên âm và có dấu (:) đứng sau nguyên âm đó.

– Âm [e] viết thành /i:/

Âm /i:/ ở trên gọi là nguyên âm dài.

Riêng âm [u] có thể đọc thành nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài, phụ thuộc vào phụ âm đứng trước nó (có ở quy tắc nhận dạng khác)

QUY TẮC SỐ 3:

[Nhận dạng để đánh vần từ có 1 âm tiết, âm “e” đứng cuối]

Từ có 1 âm tiết, có Nguyên âm + 1 phụ âm (trừ R) + E, thì:

nguyên âm sẽ đọc thành nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài.

Nguyên âm đôi:

– Âm [o] viết thành /ou/. Ví dụ: note

– Âm [a] viết thành /ei/: Ví dụ: late

– Âm [i] viết thành /ai/. Ví dụ: nice

Nguyên âm dài:

– Âm [e] viết thành /i:/. Ví dụ: scene.

QUY TẮC SỐ 4:

[Cách đọc nguyên âm đôi và nguyên âm dài]

– Nguyên âm đôi: Ban đầu đọc nguyên âm thứ nhất, chuyển vị trí cơ miệng nối sang âm thứ hai.

– Nguyên âm dài: Đọc nguyên âm nhưng kéo dài hơi hơn bình thường.

QUY TẮC SỐ 5

[Cách đọc từ một âm tiết dạng ogue]

Có 4 quy tắc nhỏ trong quy tắc này:

– Đây là từ có một âm tiết;

– Âm [o] luôn đọc thành nguyên âm đôi /ou/

– Viết phiên âm sẽ bỏ âm [ue] đi.

– Giữ lại phụ âm [g] khi đọc và viết phiên âm.

Ví dụ: vogue /voug/, rogue /roug/

Và rất nhiều từ khác

QUY TẮC SỐ 6:

[Nhận dạng phụ âm]

Các phụ âm luôn được giữ nguyên khi viết phiên âm và đọc tiếng Anh (trừ một số âm câm – silent sound)

Bao gồm: b, f, h, k, l, m, n, p, r, v, z, tr.

=> Khi nhìn thấy một từ tiếng Anh, có các phụ âm nằm trong danh sách ở trên bạn cứ giữ nguyên nó và đọc bình thường.

QUY TẮC SỐ 7:

[Nhận dạng phụ âm]

Các phụ âm luôn PHẢI thay đổi khi viết phiên âm và đọc tiếng Anh(trừ một số âm câm – silent sound)

Bao gồm: c, j, q, x, y (bán nguyên âm), ch, sh.

QUY TẮC SỐ 8:

[Nhận dạng phụ âm]

Các phụ âm luôn CÓ THỂ HOẶC GIỮ NGUYÊN khi viết phiên âm và đọc tiếng Anh(trừ một số âm câm – silent sound)

Bao gồm: d, g, s, t.

QUY TẮC SỐ 9:

[Cách đọc các âm không nhấn trọng âm]

Đọc với giọng đi xuống, nhanh và lướt (không lên cao như đa số người học tiếng Anh hiện nay đang đọc.

QUY TẮC SỐ 10:

[Cách đọc từ hai âm tiết có dạng nguyên âm “o” + 1 phụ âm + “us”]

– Trọng âm: Rơi vào âm tiết thứ nhất

– Âm [o] đọc thành /ou/

Ví dụ: focus /’foukəs/

QUY TẮC SỐ 11:

[Cách đọc từ hai âm tiết có dạng nguyên âm “a” + 1 phụ âm + “us”]

– Trọng âm: Rơi vào âm tiết thứ nhất

– Âm [a] đọc thành /ei/

Ví dụ: gradus /’greidəs/

QUY TẮC SỐ 12:

[Cách đọc từ hai âm tiết có dạng nguyên âm “i” + 1 phụ âm + “us”]

– Trọng âm: Rơi vào âm tiết thứ nhất

– Âm [i] đọc thành /ai/

Ví dụ: minus /’mainəs/

QUY TẮC SỐ 13

[Cách đọc những từ có 3 âm tiết trở lên và có đuôi là “OGUE”]

Dù cho bạn học phát âm (pronunciation) từ năm này qua năm khác, dù cho bạn biết phát âm hết all các phụ âm, nguyên âm nhưng không biết cách nhận dạng thì cũng không có nhiều tác dụng, bạn vẫn phải tra từ điển từng từ, từng từ **

Có 3 quy tắc liên quan đến những từ kết thúc bằng “OGUE”

  1. Trọng âm

Những từ có đuôi “ogue” có trọng âm cách “ogue” một âm tiết. Ví dụ: Catalogue

(Trọng âm sẽ rơi vào âm 1, âm [a])

  1. Cách đọc đuôi “OGUE”

Cả đuôi “ogue” sẽ viết phiên âm thành /ɒg/ (có nghĩa là khi đọc và viết phiên âm sẽ bỏ âm UE đứng cuối, âm /ɒ/ đọc với vị trí miệng mở rộng nhất có thể (giống như đang ngáp) nhưng đọc với giọng đi xuống vì nó là âm không được nhấn trọng âm).

>> Lưu ý: Khi nói không bỏ sót phụ âm /g/ đứng cuối từ.

  1. Cách đọc âm được nhấn trọng âm thì phụ thuộc vào mỗi từ khác nhau, và nó liên quan đến quy tắc đọc nguyên âm được nhấn trọng âm (Chúng ta có thể đọc sách Học đánh vần tiếng Anh để hiểu rõ và thành thục quy tắc này).

Từ những quy tắc trên, chúng ta sẽ tự đọc được rất nhiều các từ tương tự như: catalogue, dialogue, analogue, apologue, dialogue, dialog, monologue, sinologue,

Đây chính là nguyên lý học Đánh vần tiếng Anh, không chỉ là phát âm, mà còn hiểu tại sao lại phát âm như vậy.

Đây là cách học 1, biết 10.

Học 1 lần, sử dụng mãi mãi.

QUY TẮC SỐ 14:

[Chia đoạn và nhấn trọng âm của câu]

Khi học, bạn không nên cố gắng học thật nhiều. Hãy chia nhỏ ra và học để có niềm vui, đừng cố nhồi nhét quá nhiều.

Ví dụ, mỗi ngày bạn có thể áp dụng các quy tắc Đánh vần, đọc và nói để phân tích quy tắc cách đọc một câu tiếng Anh.

Ví dụ cụ thể:

“The Ministry of Education and Training (MOET) has revised its decision on prohibiting preschools to organize foreign language classes.”

Quy tắc chung:

Không ngắt nghỉ giữa câu theo cảm tính, theo độ dài, độ khỏe của hơi thở.

Không thích gì nói nấy.

Khi đọc lên phải tạo được độ cao thấp của giọng, có độ trầm bổng.

Chia đoạn:

Câu trên có thể chia thành 4 đoạn như bên dưới.

The Ministry of Education and Training (MOET) // has revised its decision // on prohibiting preschools // to organize foreign language classes.”

Trọng âm của mỗi đoạn:

Đoạn 1: Trọng âm vào các từ: Ministry, Education, Training.

Đoạn 2: Trọng âm vào các từ: revised, decision.

Đoạn 3: Trọng âm vào các từ: prohibiting, preschool.

Đoạn 4: Trọng âm vào các từ: organize, foreign, language classes.

Còn lại các từ khác đọc với giọng đi xuống, nhanh và lướt: the, of, an, has, to, on, to.

Trên chỉ là 14/ 49 quy tắc mà mình nhớ, bạn hãy tham khảo thêm. Mình tin, với cuốn tài liệu học như thế này sẽ giúp bạn có thể học tiếng Anh ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, không bị phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ và người dạy. Bạn sẽ tự tin với các cuộc giao tiếp và gặp gỡ bằng tiếng Anh. Chúc các bạn sớm đạt được mục tiêu của mình.

Xem thêm:

Chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới Paul.Gruber sửa lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt
Hướng dẫn toàn diện phương pháp học từ vựng tiếng anh theo chủ đề

/* Remnove chat fb */
001-messenger