Posted on

Hàn Quốc ngày nay là nước công nghiệp phát triển mạnh, đứng thứ 11 trên thế giới và đã có những ảnh hưởng hiện đại hoá phương Tây trong đời sống văn hóa, song cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp Á Đông riêng có của dân tộc Hàn.

Cũng như Việt Nam, năm mới ở Hàn Quốc chính thức bắt đầu tính từ 1/1 âm lịch, nhưng trên thực tế, không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm.Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma. Đêm giao thừa không ai ngủ vì theo truyền thuyết, nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.

Phong tục mừng tuổi cũng có ở Hàn Quốc

Trong những ngày này, nhà nào cũng treo Bok jo ri (cái xẻng bằng rơm dùng hốt thóc gạo rơi vãi) ngoài cửa với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.Niềm vui ngày Tết ở Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu bánh tteokguk (canh bánh gạo). Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Sau nghi lễ, mọi người sẽ cùng nhau ăn những món ăn vừa được dâng lên tổ tiên như: galbijjim(sườn om), japchae (miến trộn rau), bánh xèo, hangwa (bánh mứt kẹo truyền thống) và nhiều món ăn khác được làm từ các loại rau, thịt, cá…

Mâm cỗ Tết của người Hàn Quốc

Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất đề hành lễ thờ cúng tổ tiên. Với trẻ em Hàn Quốc, Tết còn là dịp chúng được thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại những nơi công cộng như: kéo co, thả diều, bập bênh, yutnori (di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, lấy gậy làm xúc xắc),tubo (ném mũi tên vào bình), jegichagi (đá cầu)… Hầu hết những trò chơi, lễ hội văn hóa trong ngày Tết đều dành cho trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ các em và du khách đều có thể tham gia một cách vui vẻ.

/* Remnove chat fb */
001-messenger