Ai đã từng cầm qua những cuốn sách nổi tiếng như: Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi và vui sống, Bảy bước đến thành công,… đều không còn xa lạ gì với dịch giả Nguyễn Hiến Lê. Quả thật, với những đóng góp to lớn của ông, không hề ngoa khi nói ông là “tượng đài văn hóa”.
Nguyễn Hiến Lê – cây bút miệt mài với nhân cách lớn
Nguyễn Hiến Lê sinh năm 1912 và tạ thế vào năm 1984, quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Thân phụ ông tên Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như, là con trai út của một nhà Nho. Thân mẫu ông tên Sâm, làng Hạ Đình (nay thuộc Hà Đông). Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được cha dạy chữ. Tiếp tục ông học ở Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi.
Nguyễn Hiến Lê – nhà văn, nhà giáo, tác giả và dịch giả của hàng trăm đầu sách
Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo. Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.
73 tuổi – 120 bộ sách
Quả thật không hề ngoa nếu nói Nguyễn Hiến Lê là “tượng đài văn hóa”. 73 tuổi, trong hơn 30 năm cầm bút, ông đã xuất bản 120 bộ sách – con số gấp 1,5 lần tuổi đời của ông. Các cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình, giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân, du ký, dịch tiểu thuyết, học làm người… Tính ra, trung bình mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với hơn 800 trang bản thảo có giá trị gửi tới người đọc.
Bộ sách Đắc nhân tâm – Quẳng gánh lo đi và vui sống của dịch giả Nguyễn Hiến Lê
Để được có những cuốn sách có giá trị, bên cạnh những cuốn sách tự sáng tác, ông còn khiến người đọc vô cùng tâm đắc qua những tác phẩm dịch giả. Để có được những giá trị ấy, không chỉ bởi Nguyễn Hiến Lê đã tiếp xúc với tác giả mà còn truyền tải đúng linh hồn của bản gốc. Bên cạnh đó là cách thổi vào đó nhân sinh quan của chính mình – nhân sinh quan của một hiền tài, một nhà nho, một nhà giáo, một vị học giả đáng kính.
Một vài tự bạch về nhân sinh quan của Nguyễn Hiến Lê
Cuộc đời của Nguyễn Hiến Lê có thể tóm tắt trong 2 chữ: Học và Viết. Viết để học và học để viết. Có thể thấy những điều này qua hồi ký của ông như sau:
Cuộc đời ông được gói gọn trong hai chữ: học và viết
1. Đạo nào cũng phải hợp tình, hợp lý (bất viễn nhân) thì mới gọi là đạo được. Tôi không tin rằng hết thảy loài người chỉ thấy đời toàn là khổ thôi; cũng không tin rằng hết thảy loài người thích sống tập thể, không có của riêng.
2. Đạo Khổng thực tế nhất, hợp tình hợp lý nhất, đầy đủ nhất, xét cả về việc tu thân, trị gia, trị quốc. Vậy mà tới nay lý tưởng của ông, nhân loại vẫn chưa theo được. Về tu thân, ba đức nhân, trí, dũng, luyện được đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực của con người.
3. Nên trọng dư luận nhưng cũng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết đắc nhân tâm, nhưng cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm.
Những quan điểm về nhân sinh quan của ông đã thể hiện được sự uyên bác, tài tình
4. Rất ít khi con người rút được kinh nghiệm của người trước. Ai cũng phải tự rút kinh nghiệm của mình rồi mới khôn, vì vậy mà thường vấp té. Nhưng phải như vậy thì loài người mới tiến được.
5. Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá.
Hãy đọc sách của Nguyễn Hiến Lê để thấy được cái tài tình, uyên bác cũng như nghệ thuật dùng từ của ông. Đọc để học, để hiểu và để thành công!
Từ khóa tìm kiếm: Nguyễn Hiến Lê, Đắc nhân tâm của Nguyễn Hiến Lê, Bộ sách sống sao cho đúng của Nguyễn Hiến Lê
Pingback: Đắc nhân tâm – bí quyết để thành công Công ty sách MCBooks