“IELTS 5.5 làm được gì, tương đương bằng tiếng Anh nào?” là thắc mắc của hàng ngàn bạn gửi về cho Mcbooks bởi nó quá “lưng chừng”, không thấp mà cũng không cao.
Trong bài viết này, Mcbooks sẽ làm rõ cho các bạn việc chứng chỉ IELTS 5.5 có thể làm được những gì, không làm được gì và nó tương đương với những bằng tiếng Anh nào khác nhé!
IELTS 5.5 tương đương bằng tiếng Anh nào?
Theo như bảng quy đổi điểm IELTS thì IELTS 5.5 tương đương với các bằng và chứng chỉ tiếng Anh sau:
- Chứng chỉ B2 tiếng Anh
- TOEFL 527/197
- TOEIC 750
IELTS 5.5 có trình độ như thế nào?
IELTS 5.5 cũng có nghĩa là trình độ tiếng Anh của bạn như sau:
+ Speaking (Nói)
- Có thể giao tiếp một cách hiệu quả trong hầu hết các tình huống xã hội hàng ngày và trong các tình huống công việc quen thuộc thường nhật.
- Có thể tham gia các cuộc hội thoại một cách tự tin.
- Có thể trình bày một cách cụ thể và trừu tượng về các chủ đề quen thuộc (10 – 15 phút).
- Có thể miêu tả, nêu ý kiến và giải thích. Có thể tổng hợp các ý kiến phức tạp khác nhau. Có thể nêu giả thiết.
- Có thể giao tiếp phù hợp với các tình huống đòi hỏi các mức độ trang trọng/nghi lễ trong giao tiếp xã hội.
- Có thể sử dụng khá đa dạng các cấu trúc câu và vốn từ vựng cụ thể, trừu tượng hoặc mang tính thành ngữ. Lỗi phát âm và lỗi ngữ pháp hiếm khi cản trở giao tiếp.
- Có thể giao tiếp qua điện thoại về một số chủ đề ít quen thuộc.
+ Listening (Nghe)
- Có thể hiểu các điểm chính, các chi tiết, mục đích, thái độ của người nói, mức độ lễ nghi (formality) và phong cách của người nói trong các bối cảnh sử dụng ngôn ngữ đòi hỏi người nghe có trình độ trung bình.
- Có thể nghe hiểu hầu hết các hội thoại chung chung thuộc dạng lễ nghi và thông thường (formal and informal), và một số phát ngôn trong môi trường công việc hoặc kỹ thuật thuộc chính lĩnh vực mình hiểu biết, tốc độ nói bình thường.
- Có thể hiểu những đoạn lời nói, ý tưởng trừu tượng thuộc các chủ đề quen thuộc.
- Có thể hiểu ở khá nhiều các từ và các cách diễn đạt trừu tượng hoặc mang tính khái niệm.
- Có thể xác định được trạng thái, thái độ và tình cảm của người nói.
- Có thể hiểu đủ lượng từ vựng, thành ngữ và lối nói/cách diễn đạt bình dân (colloquial expression) để nghe hiểu các câu chuyện chi tiết thuộc những lĩnh vực/chủ đề nhiều người cùng quan tâm.
- Có thể nghe hiểu những chỉ thị/hướng dẫn dài nhưng rõ ràng, mạch lạc.
- Có thể nghe hiểu những lời nhắn rõ ràng mạch lạc trên điện thoại về những vấn đề không quen thuộc/thông dụng.
- Thường gặp nhiều khó khăn khi nghe các phát ngôn nhanh/dùng lối nói lóng/thành ngữ hoặc giọng nói địa phương của những người bản ngữ.
+ Reading (Đọc)
- Có thể đọc hiểu các ý, từ/cụm từ chính và các chi tiết quan trọng trong một bài đọc dài hai đến ba trang về một chủ đề quen thuộc, chỉ một phần của ngữ cảnh là dễ đoán.
- Có thể đọc báo, tạp chí và truyện dạng dễ hiểu, phổ biến cũng như các tài liệu có tính chất học thuật và kinh doanh.
- Có thể rút ra các thông tin/chi tiết quan trọng để sử dụng. Vẫn còn gặp khó khăn với các thành ngữ và một số yếu tố văn hóa bản ngữ.
- Có thể tìm và kết hợp các thông tin cụ thể trong bài đọc có bố cục hình ảnh phức tạp (ví dụ bảng, các trang chỉ dẫn) hoặc tìm trong các đoạn văn, phần của bài đọc.
- Có thể đọc các bài trừu tượng, chứa đựng khái niệm hoặc chủ đề chuyên môn, bao gồm các dữ liệu, thể hiện thái độ, ý kiến. Có thể suy luận để phát hiện ra chủ kiến của tác giả và mục đích, chức năng của bài đọc.
- Có thể đọc tiếng Anh để lấy thông tin, học ngôn ngữ này và phát triển kỹ năng đọc.
- Có thể sử dụng được từ điển đơn ngữ khi đọc để phát triển từ vựng.
+ Writing (Viết)
- Có thể hoàn thành tương đối thuần thục các nhiệm vụ viết khá phức tạp.
- Có thể sử dụng các đoạn text (ba hoặc bốn đoạn) để dựng thành bài viết logic thể hiện ý tưởng về các chủ điểm trừu tượng quen thuộc. Biết cách phát triển ý chính, có ý thức điều chỉnh lối viết phù hợp với độc giả.
- Có thể viết thư công việc thông thường hàng ngày (ví dụ thư đề nghị giải đáp, thư kèm đơn xin việc) và các lời nhắn có tính chất riêng tư hoặc trang trọng.
- Có thể viết các chỉ dẫn đơn giản, rõ ràng hoặc một bài viết mô tả quy trình đơn giản có độ dài tương đối.
- Có thể điền các tài liệu có cách trình bày phức tạp.
- Có thể lấy thông tin chính và chi tiết thích hợp từ bài khóa dài một trang và viết dàn ý hoặc bài tóm tắt dài một trang.
- Có thể kiểm soát bài viết, sử dụng tương đối hiệu quả các cấu trúc thường gặp, câu ghép và câu phức, ít lỗi cơ học. Đôi khi còn khó khăn với các cấu trúc phức tạp (ví dụ các cấu trúc thể hiện nhân/quả, mục đích, ý kiến). Các cụm từ dùng chưa được tự nhiên, còn thường gặp một số hạn chế về bố cục và văn phong.
>>> Xem thêm: Ielts 6.0, 6.5 tương đương bằng gì?
IELTS 5.5 làm được gì?
IELTS 5.5 là một trình độ khá “lưng chừng”, nhưng nhiều bạn tuy đặt mục tiêu cao hơn nhưng lại chỉ đủ khả năng để đạt được trình độ này.
Mcbooks sẽ giúp các bạn hiểu thật rõ về khả năng tiếng Anh của một người ở band điểm IELTS 5.5 này: Mình có thể làm được gì, không làm được gì và kế hoạch học tập thế nào để có thể tiến lên các band điểm cao hơn nhé.
Theo quan sát, một bạn có điểm IELTS 5.5 sẽ có band điểm thành phần dao động vào khoảng sau:
- Listening: ~5.0 – 6.5
- Reading: ~5.0 – 6.5
- Speaking: ~4.0 – 5.5
- Writing: ~4.0 – 5.5
Đầu tiên, IELTS 5.5 làm được gì?
Với trình độ IELTS 5.5, các bạn cũng có thể làm được rất nhiều việc rồi đấy, ví dụ như:
+ Giành quyền ưu tiên xét tuyển vào một số trường Đại học: Với chứng chỉ IELTS 5.5, bạn sẽ được ưu tiên xét tuyển vào một số trường Đại học hàng đầu như Đại học Bách Khoa, Đại học Y Dược TP HCM ngành Điều dưỡng, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh Tế Quốc Dân…
+ Miễn học các tín chỉ tiếng Anh tại trường Đại học: Khi học Đại học, các bạn sẽ bắt buộc học tiếng Anh trong khoảng 2 năm đầu. Số tín chỉ tiếng Anh là khoảng 20 – 30 tín chỉ. Mỗi tín chỉ có học phí khoảng 300.000 đồng. Như vậy nếu có chứng chỉ IELTS 5.5, các bạn sẽ được miễn học các tín chỉ tiếng Anh và tiết kiệm được khoản học phí khoảng 6 – 9 triệu đồng. Ngoài ra, các bạn còn có nhiều thời gian để học vượt các tín chỉ khác và tốt nghiệp sớm (nếu muốn).
+ Đủ điều kiện xét tốt nghiệp tại kha khá trường Đại học:
IELTS cũng là chứng chỉ chứng thực khả năng sử dụng tiếng Anh mà nhiều trường đại học áp dụng chuẩn đầu ra cho sinh viên. Cụ thể như sau:
- Trường Đại học Công Nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội cần IELTS 5.5
- Đại học Hàng Hải cần chứng chỉ IELTS 4.0
- Đại học Văn Hóa Hà Nội cần chứng chỉ IELTS 3.5
- Học viện Kỹ Thuật Mật Mã cần chứng chỉ IELTS 3.5
- Đại học Tài chính – Marketing TPHCM cần chứng chỉ IELTS 4.0…
+ Có thể đảm nhiệm chức trưởng nhóm, trường phòng tại các công ty Đa quốc gia…
>>> Tham khảo thêm:
IELTS 5.5 không làm được gì?
Nếu bạn muốn đi du học nước ngoài hoặc đảm nhiệm các chức vụ cao hơn, đi dạy tiếng Anh hoặc muốn được xét tuyển vào các trường Đại học như Đại học Quốc Gia, Học viện Ngân Hàng, Học viện Ngoại Giao, Đại học FPT… thì chứng chỉ IELTS 5.5 sẽ là không đủ.
Vậy 5.5 IELTS cần làm gì để tăng Band điểm?
Ở band điểm 5.5, tuy chưa phải là cao, nhưng đây là giai đoạn các bạn đã có 1 cái nền tương đối ổn để chúng ta rèn luyện, tạo ra bước nhảy về trình độ tiếng Anh của mình. Các bạn cần:
– Củng cố nền tảng của mình, luyện phát âm với bảng IPA và luyện nghe cường độ cao.
– Học thêm từ vựng. Thông thường, với trình độ IELTS 6.0 sẽ cần có 5.500 – 6.000 từ vựng, IELTS 6.5 sẽ cần khoảng 7.000 từ vựng.
– Học thêm cách phát triển ý và các câu văn với từ vựng sẵn có.
– Luyện thi để tập quen với cách làm bài & ngôn ngữ trong IELTS.
Tài liệu tham khảo:
- Bộ sách luyện thi IELTS của tác giả Mike
- The True IELTS Guide của tác giả Phạm Hồng Long (trung tâm luyện thi IELTS iZone)
Chúc các bạn bứt phá mốc 5.5 thật thành công để chinh phục các band điểm IELTS cao hơn nhé!
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về trình độ IELTS 5.5 có thể làm được và không làm được những gì, tương đương với trình độ và bằng tiếng Anh nào.
Ngoài ra, nếu các bạn muốn học và luyện thi IELTS, hãy inbox ngay cho Mcbooks để được tư vấn về lộ trình cũng như tài liệu học tập phù hợp với bạn nhất.
Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách luyện thi IELTS hàng đầu tại Việt Nam.
Related Posts