Posted on

Nếu như các bạn không giữ lửa cho việc học tiếng Nhật của mình thì các bạn rất dể bị chán và bỏ bê việc học. Làm thế nào để giữ cho bản thân luôn có động lực để học tiếng Nhật bây giờ?

Cần hình thành một thói quen

Một trong những điều quan trọng nhất giúp giữ được động lực là hình thành một thói quen. Khi một thứ đã trở thành một phần của nhịp sống thường ngày, bạn sẽ không dễ gì quên được nó; cũng giống như việc ăn cơm hay đánh răng vậy. 

Để đảm bảo rằng bạn luôn kiên trì học tiếng Nhật hàng ngày, hoặc có thể là 2 ngày một lần, trong hàng tuần hay lên đến hàng tháng, việc đầu tiên bạn cần làm là lên lịch, sắp xếp thời gian. Viết hẳn ra thời gian biểu là mình sẽ học “…từ 7-8h, thứ Hai – Tư – Sáu…” chẳng hạn, và đặt chuông nhắc nhở khi đến giờ vào học. Một điều nữa cần chú ý là khi ghi ra thì không chỉ ghi “học tiếng Nhật” mà phải cụ thể là “học Kanji”, “học từ mới”,… Như thế khi ngồi bàn học sẽ biết cần vào học luôn vấn đề gì, thay vì mất một lúc nghĩ nghĩ rồi mới quyết định nên học phần nào. Ngoài ra cách này còn cực kì hữu ích trong những ngày bận rộn mà bạn có nhiều công việc liên tiếp không nghỉ.

Bạn hoàn toàn có thể tự học tiếng Nhật tại nhà một cách hiệu quả nhất với Bí kíp tạo sự đột phá trong tự học tiếng Nhật

Lấy tiếng Nhật làm niềm vui

Càng việc gì vui thì chúng ta càng muốn làm. Vậy thì cần phải tìm phương pháp học nào vừa vui vừa bổ ích. Một trong số những phương pháp hay dùng là học qua game, anime, và phim truyền hình.  Khi nào nghỉ giải lao thư giãn đầu óc hay thỉnh thoảng đổi gió thì nên xem.

Lúc đầu bạn có thể thấy rất nản, xem phim chẳng hạn, chả hiểu gì nếu như không có sub nhưng rồi về sau khi các em đã nghe và nhìn quen dần rồi thì những thứ các em học được sẽ ngấm lâu hơn những gì học được qua sách vở đấy. Khi mới bắt đầu bạn  nên lựa chọn những gì đơn giản như là các chương trình thiếu nhi (Maruko hoặc Doraemon chẳng hạn), chứ đừng vội nhảy vào xem các tin thời sự hay các phim có nội dung chuyên ngành. Thực ra thì ngay cả các chương trình thiếu nhi thì người mới học cũng chưa hiểu ngay được. Nhưng mà đây là bước đầu tiên đưa chúng ta đến những thứ lớn hơn, vì thế đừng từ bỏ nhé!

Tạo ra và giữ trách nhiệm

Trách nhiệm là một nguồn động lực lớn. Hãy nói cho bạn bè và gia đình biết những mục tiêu trong việc học tiếng Nhật của bạn, những mốc mà bạn đang hướng tới trong việc học tiếng Nhật. Họ không chỉ giúp bạn giải tỏa những căng thẳng trong việc học, nhắc nhở bạn chăm chỉ mà quan trọng hơn, là một khi bạn đã nói thì bạn sẽ phải có trách nhiệm trong việc học.

Bạn chỉ cần nói với gia đình, những người bạn thân, những người cũng có hứng thú với tiếng Nhật. Bởi vì họ mới là những người thực sự quan tâm xem bạn có học hay không và họ sẽ là người nhắc nhở, đốc thúc. Ngoài ra hãy nói những mục tiêu của mình cụ thể một chút, như là “Tháng 7 này con sẽ thi đậu N3”,… chứ đừng chỉ nói là “Con sẽ thi đậu N3 trong tương lai”. Vì khi có một deadline cụ thể, một cột mốc cần đạt được hiện rõ trước mắt, các em sẽ học hiệu quả hơn là thay vì chỉ nói vu vơ. Trách nhiệm là một cách tạo động lực tốt nhưng cũng có thể là con dao 2 lưỡi. Đừng đi kể lể quá mức cần thiết với bất kì ai, và khi kể thì cũng vừa phải đúng mực nhé.

Và quyết tâm nào

Một khi đã có được thói quen học, niềm vui khi học và1 quan trọng hơn là động lực học tiếng Nhật, bạn sẽ trở thành cỗ máy bất khả chiến bại. Bạn thậm chí sẽ không cần các lớp học, không cần có giáo viên quát mắng hay điểm xấu nhắc nhở. Thành quả bây giờ sẽ là những gì các em học được và sự hài lòng các em tự dành được cho mình. Điều quan trọng bạn cần lúc này là 2 thứ, tài liệu tật tốt và một thái độ đúng đắn. 

Từ khóa bài viết: động lực học tiếng Nhật, tiếng Nhật làm niềm vui, sách học tiếng nhật

Xem thêm: 10 phút tự học tiếng Nhật mỗi ngày bạn click tại đây

One thought on “Giữ cho bản thân luôn có động lực để học tiếng Nhật

  1. Pingback: Học thuộc bảng chữ cái tiếng Nhật – Công ty sách MCBooks

Comments are closed.

/* Remnove chat fb */
001-messenger