Posted on

Theo nội dung công văn hướng dẫn ôn tập thi THPT Quốc gia năm 2016, đề thi năm nay nâng cao yêu cầu về vận dụng kiến thức thực tiễn đối với các vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.

Do đó, các em học sinh ngoài việc nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, rèn luyện kỹ năng phân tích, bày tỏ quan điểm cá nhân còn cần phải để ý đến những sự kiện đã và đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Nghị lực sống của con người qua tấm gương của cố nhạc sĩ – ca sĩ Trần Lập: Sau thời gian dài chiến đấu cùng căn bệnh ung thư trực tràng quái ác với một nghị lực và ý chí sống đầy mãnh liệt, nhạc sĩ – ca sĩ Trần Lập đã qua đời tại nhà riêng vào ngày 17/3/2016.

Nhạc sĩ Trần Lập xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia 2016 môn Ngữ Văn
Nhạc sĩ Trần Lập xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia 2016 môn Ngữ Văn

Sự ra đi của anh đã để lại niềm thương tiếc vô hạn cho gia đình, bạn bè và người hâm mộ. Trần Lập được biết đến là thủ lĩnh ban nhạc rock Bức Tường, trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật, anh đã có những cống hiến to lớn cho nền âm nhạc nước nhà với khoảng hơn 30 ca khúc do anh sáng tác kéo theo đó là nhiều bản hit như: Đường đến ngày vinh quang, Tâm hồn của đá…

Tất cả đều được anh viết bằng những ca từ vô cùng ý nghĩa, gần gũi với đời sống và có sức mạnh truyền lửa cho nhiều thế hệ sau này. Trong những ngày khi biết tin mình bị ung thư và những ngày chiến đấu với căn bệnh quái ác, anh vẫn luôn lạc quan sống, anh vẫn hát và yêu đời. Điều này đã giúp anh trở thành tấm gương về nghị lực sống cho các bạn trẻ.

Và rất có thể nghị lực sông hoặc những ca từ trong nhưng ca khúc của nhạc sĩ Trần Lập sẽ trở thành đối tượng nghị luận: Ví dụ, trong bài hát “Tâm hồn của đá”, cố nhạc sĩ Trần Lập đã viết: “Đừng sống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hoá thân thành đá. Anh/chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ của mình về lời khuyên đó…

Cũng phải nhấn mạnh rằng, vấn đề về Nghị lực sống của con người chưa bao giờ là cũ trong các đề văn nghị luận xã hội. Chính cách hỏi và đối tượng nghị luận sẽ tạo nên sự phong phú cho vấn đề này như: Tấm gương lập nghiệp; Ý chí của học sinh nghèo vượt khó; Nghị lực vượt lên thất bại; Không đầu hàng số phận; Tàn nhưng không phế…

Vì khả năng ra đề nghị luận xã hội của bộ Giáo dục rất rộng, lạ và hay đánh vào những vấn đề nóng của xã hội nên các bạn học sinh cần phải trau dồi những kiến thức xã hội căn bản để có thể làm bài thật tốt.

Các em có thể tham khảo thêm cuốn sách Sổ tay Ngữ Văn cấp 3 – All in one để nắm chắc kiến thức môn Ngữ Văn và đạt điểm cao hơn trong kỳ thi THPT Quốc Gia nhé!

Chúc các em học tốt!

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger