Tư duy logic là một kỹ năng quan trọng giúp con lập luận mọi việc một cách rõ ràng, mạch lạc. Việc rèn luyện tư duy logic giúp con sáng tạo hơn, giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống, đặt ra mục tiêu cụ thể và từng bước chinh phục mục tiêu. Xây dựng thói quen tư duy logic tạo nền tảng cho sự thành công trong tương lai của con.
Đặc biệt, tư duy logic không phải là một khả năng bẩm sinh mà sinh ra ai cũng có. Tư duy logic có được là do sự nỗ lực không ngừng trong rèn luyện, trau dồi kiến thức. Chính vì vậy, nếu trẻ có những cách rèn luyện phù hợp và hiệu quả thì việc có được tư duy logic không phải là chuyện quá xa vời.
Tư duy logic là gì?
Tư duy logic (hay còn gọi tư duy lên tưởng tư duy nhân quả) là khả năng suy nghĩ một cách có kỷ luật hoặc dựa trên các sự kiện và bằng chứng rõ ràng, tức là từ điều A có thể suy luận ra điều B, từ B có thể suy luận ra C.
Hiểu một cách đơn giản, kỹ năng tư duy logic có nghĩa là kết hợp tính hợp lý vào quá trình suy nghĩ khi phân tích một vấn đề để đưa ra giải pháp.
Lợi ích trực tiếp của tư duy logic tới việc học tập của trẻ
Trong tiết học hay tự học ở nhà, tư duy logic giúp con hiểu bản chất của kiến thức con tiếp nhận. Từ đó, con sẽ hiểu bài, nhớ lâu hơn, biết vận dụng kiến thức được học vào thời điểm thích hợp.
Con sẽ học hỏi một cách có chọn lọc hơn, không chỉ là học thuộc lòng từ đầu đến cuối. Tư duy logic giúp con nhận biết đâu là kiến thức quan trọng trong một bài học, đâu là ví dụ cần ghi nhớ. Điều đó giúp nâng cao hiệu quả học tập và nâng cao điểm số cho con.
>>> Tham khảo thêm:
Bí quyết phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mầm non
Cách rèn luyện tư duy logic cho trẻ ngay từ sớm
Theo nghiên cứu thông thường, trẻ cần có được từ duy trừu tượng thì mới có thể phát triển được tư duy logic.
Cha mẹ có thể phát triển tư duy trừu tượng và tư duy logic cho bé ngay từ rất sớm thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí và học tập.
Đối với giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, bé hình thành nhận thức thông qua những trải nghiệm và học hỏi từ những sai sót. Do vậy, trong giai đoạn này trẻ cần được tiếp xúc với những thử thách tư duy và học cách giải quyết chúng bằng sự tương tác trực tiếp của bản thân với sự vật, sự việc.
Bí quyết phát triển tư duy logic cho trẻ
Giúp con phát triển trí thông minh cảm xúc ngay từ nhỏ
Giai đoạn từ trong bào thai cho đến khoảng 1 tuổi, tư duy chưa phát triển thì trẻ em sống gần như bằng cảm xúc – mọi sự biểu lộ và cảm nhận đều thông qua các giác và nếu thiếu điều này thì trẻ sẽ chậm phát triển về cảm xúc, từ đó dẫn tới những hạn chế về mặt giao tiếp ( mà chậm nói là biểu hiện rõ ràng nhất).
Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách giúp trẻ phát triển khả năng cảm xúc bằng những tác động cụ thể (từ việc ôm ấp, cầm nắm cho đến những lời nói, ánh mắt, thái độ vui vẻ, yêu thương…).
Khi trẻ đã được phát triển cảm xúc (hay còn gọi là trí thông minh cảm xúc) thì trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận các tác động để phát triển khả năng tư duy logic.
Hãy cùng con đọc sách thật nhiều
Đọc sách là một thói quen tốt không chỉ cho người lớn mà với trẻ nhỏ, việc này sẽ có lợi ích gấp đôi, gấp ba lần.
Khi đọc sách cho bé nghe, có thể bé không phản ứng lại nhưng đó là quá trình tích luỹ rất nhiều kiến thức một cách tự nhiên.
Chơi các trò chơi mang tính tư duy
Tham khảo một vài trò chơi rèn luyện tư duy tích cực hơn hoặc sử dụng những câu đố tư duy, trò chơi trí não, vừa học vừa chơi sẽ giúp các bé có được cảm giác noải mái thích thú hơn.
Chơi và học với sách phát triển tư duy logic
Ong vàng siêu trí tuệ (cho trẻ từ 3 – 6 tuổi) – Nhận thức, tư duy logic là cuốn sách mà Mcbooks đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và cho ra đời nhằm giúp cha mẹ có thêm tài liệu để giúp con rèn luyện kỹ năng nhận thức và tư duy logic.
Cuốn sách có rất nhiều trò chơi, bài toán hay đơn giản là những câu đố phù hợp với trẻ trong lứa tuổi từ 3 – 6, giúp các con phát triển tư duy logic một cách tự nhiên nhất.
Cha mẹ quan tâm đến cuốn sách này và nhận ưu đãi giảm giá lên tới 28%, vui lòng inbox cho Mcbook để được tư vấn ngay nhé!
Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách kỹ năng cho trẻ mầm non hàng đầu tại Việt Nam.
Related Posts