Tức nước vỡ bờ là một đoạn trích nổi tiếng trong tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Các em học sinh lớp 8 hãy tham khảo bài soạn văn cho đoạn trích Tức nước vỡ bờ dưới đây để nắm bắt những kiến thức chủ chốt và làm bài kiểm tra, bài thi thật tốt nhé!
Xuất xứ
Đoạn trích thuộc chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn.
Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ
– “Tức nước vỡ bờ” là một thành ngữ phản ánh quy luật của tự nhiên và cuộc sống có áp bức thì chắc chắn sẽ có đấu tranh.
– Tiêu đề phản ảnh chủ đề tư tưởng của đoạn trích. Đó là quy luật bất biến của cuộc sống: Người nông dân muốn thoát khỏi xiềng xích, thoát khỏi áp bức bóc lột thì chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh. Nhà văn Nguyễn Tuân nhận định: “Với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Và sự nổi loạn ấy được thể hiện một cách sâu sắc và sảng khoái trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ”.
Tóm tắt trích đoạn Tức nước vỡ bờ
Gia đình chị Dậu nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh. Anh Dậu đang ốm vẫn bị bắt ra đình vì không có tiền nộp suru. Sau khi chị bán cái Tý với ổ chó, gánh khoai, anh Dậu được trả về nhà để chị Dậu chăm sóc.
Bà cụ hàng xóm tốt bụng cho vay nửa bát gạo nấu cháo. Anh Dậu vừa kể bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào định bắt anh Dậu ra đình tiếp vì còn thiếu suất sưu của cậu em trai anh Dậu đã chết từ năm ngoái.
Chị Dậu van xin nhưng bọn cai lệ và người nhà lí trưởng vẫn quyết trói anh Dậu mang ra đình. Chúng còn chửi bới và đánh chị Dậu. Chị Dậu dùng lí lẽ để cự lại bọn tay sai nhưng chúng vẫn tiếp tục đánh chị và định nhảy vào bắt anh Dậu.
Để bảo vệ chồng, chị Dậu đã đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng một trận tả tơi. Chị kiên quyết: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”.
Bố cục
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được chia thành 2 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến chồng chị ăn có ngon miệng hay không”): Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng
+ Phần 2: Còn lại: Chị Dậu đối đầu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
>>> Tham khảo thêm: Soạn văn Đánh nhau với cối xay gió
Phân tích nhân vật chị Dậu
Chị Dậu là một nhân vật điển hình cho số phận khốn cùng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
– Chị Dậu là người phụ nữ nông dân nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy. Gia đình chị thuộc diện nhất nhì trong hạng cùng đinh”, đến nỗi phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai vẫn chưa đủ tiền nộp sưu cho chồng và rơi vào đường cùng, túng quẫn.
– Một mình chị phải chạy đôn chạy đáo để lo tiền nộp sưu, gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Bên cạnh chị là người chồng ốm đau, hai đứa con nhỏ dại.
– Chị Dậu phải chịu sự đánh đập, chửi bới của cai lệ, người nhà lí trưởng. Tất cả những cơ cực, tủi nhục, khó khăn đều đổ dồn lên đôi vai gầy của chị Dậu. Qua đó, chúng ta cũng thấy được chị Dậu là người rất đảm đang, tháo vát.
Chị luôn hết lòng yêu thương chồng.
– Tình yêu thương chị Dậu dành cho chồng thể hiện qua cách chị chăm sóc anh Dậu. Nửa đêm, người ta mang anh Dậu như một cái xác không hồn trả về cho chị, chị Dậu hết lòng chăm sóc để chồng tỉnh lại.
– Cụ bà hàng xóm cho vay bát gạo để chị nấu cháo cho anh Dậu. Chị Dậu “bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.” Rồi chị “rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm: – Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột” và ngồi “như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không”. Giữa tiếng tù và, tiếng trống thúc thuế, cảnh chăm sóc chồng của chị Dậu thật bình yên. Sự chăm sóc ân cần, chu đáo ấy cho thấy tình yêu thương tha thiết mà chị dành cho chồng và khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thương
Chị Dậu là người phụ nữ khôn khéo, thông minh, sắc sảo và có sức phản kháng mạnh mẽ.
* Sự thông minh, khôn khéo của chị Dậu được thể hiện ở cuộc đối đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng.
– Khi cai lệ và người nhà lí trưởng chỉ chửi bới, quát tháo, chị Dậu vẫn dùng những lời lẽ mềm mỏng, nhún nhường để trình bày hoàn cảnh. Lúc đầu là những lời giãi bày tha thiết: “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sau của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sau của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…”. Những lời trần tình chân thành ấy sẽ khiến người bình thường cảm thấy động lòng mà cho chị khất thêm một hai ngày. Tuy nhiên, bọn cai lệ và người nhà lí trưởng không còn tính người. Trước sự mềm mỏng, nhún nhường ấy, chúng vẫn nạt nộ, chửi bới.
– Khi cai lệ định bắt anh Dậu mang đi, chị Dậu lại tiếp tục van xin đấy nhà nhục để bảo vệ chống: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho. Sự nhún nhường ấy cho thấy sự thông minh, khéo léo của chị Dậu trước tình huống nguy cấp.
– Tuy nhiên, khi cai lệ đâm vào ngực chị Dậu, chị bắt đầu tỏ ra cứng rắn với lời lẽ đanh thép: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Lời nói này chính là đạo lí ngàn đời của con người: “Ôm tha, già thải”. Hành hạ một người đau ốm là một việc làm bất nhẫn, bất nhân. Chị Dậu đã vận dụng cái lí cuối cùng của mình. Cách xưng hô “ông”. “tôi” chứng tỏ sức chịu đựng của chị đã đến giới hạn cuối cùng.
* Sự phản kháng của chị Dậu không chỉ bằng lời nói mang tính thách thức, cách xưng hô “bà” – “mày” mà còn bằng hành động đánh trả quyết liệt.
– Chị Dậu “túm lấy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa”. Tên người nhà lí trưởng sấn sổ đến, chị Dậu “lắng cho một cái ngã nhào ra thềm”. Chị Dậu rất bình tĩnh, chủ động và dũng cảm đánh lại hai tên tay sai. Đây hoàn toàn không phải là hành động bột phát. Đó là sự bùng nổ của những uất ức, tủi nhục, đau khổ đã dồn nén từ rất lâu. Chị Dậu hoàn toàn ý thức được hậu quả việc làm của mình: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.”
Đoạn trích thể hiện một quy luật bất biến: có áp bức sẽ có đấu tranh. Nó cũng cho thấy sức mạnh tiềm tàng bên trong con người chị Dậu nói riêng, người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám nói chung.
– Bằng giọng điệu hả hê, vui sướng, tác giả như đang “cổ vũ” cho hành động của chị Dậu. Có lẽ vì thế, Nguyễn Tuân đã nhận định: Ngô Tất Tố xui người nông dân nổi loạn.
Tóm lại, chị Dậu là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: dù phải chịu bao cơ cực, vất vả nhọc nhằn nhưng vẫn hết lòng yêu thương chồng con. Qua đoạn trích này, Ngô Tất Tố cũng giúp người đọc nhìn ra được sức mạnh tiềm tàng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
Tổng kết
Nghệ thuật
Bằng ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, bút pháp hiện thực sống động, ngôn ngữ kịch tính, Ngô Tất Tố đã tái hiện được sự tương phản giữa những kẻ tay sai với người nông dân cơ khổ.
– Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống kịch tính, khắc họa phẩm chất, tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và hành động.
Nội dung
– Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến đương thời.
– Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân Việt Nam. Giữa áp bức, bất công, họ vẫn luôn giàu đức hi sinh, tình yêu thương và sức phản kháng tiềm tàng.
Tất cả kiến thức của chương trình Ngữ Văn lớp 8 đều được gói gọn trong hai cuốn sách: Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 8 – Phần 1: Đọc – Hiểu văn bản và Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 8 – Phần 2: Tiếng Việt – Tập làm văn.
Các em học sinh lớp 8 và các bậc phụ huynh nên mua sẵn bộ sách này trước khi bước vào năm học mới để các con dễ dàng tiếp thu kiến thức môn Ngữ Văn và đạt điểm cao trong các bài thi.
Related Posts