Posted on

Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 là phần kiến thức nằm trong học kì II. Phần kiến thức này khá quan trọng nên các em cần lưu ý ôn luyện để có thể đạt điểm cao trong các bài kiểm tra trên lớp.

Dưới đây là kiến thức về phần nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 bao gồm bước chuẩn bị và bài thực hành nói tham khảo. Các em cùng theo dõi nhé!

I. Các bước chuẩn bị nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn

1. Bước 1: Trước khi nói

  • Xác định thông tin trước khi nói

+ Đề tài: Một truyện ngụ ngôn mình yêu thích

+ Mục đích: Kể lại trọn vẹn một truyện ngụ ngôn nhằm rút ra bài học phù hợp với tình huống đời sống đồng thời tạo được không khí vui vẻ trong một bối cảnh sinh hoạt cụ thể.

+ Không gian: lớp học

+ Người nghe: Thầy cô, các bạn trong lớp

+ Thời lượng: 5-7 phút

  • Chuẩn bị nội dung bài nói

– Tìm ý cho bài nói theo định hướng một số câu hỏi sau:

+ Tên truyện ngụ ngôn cần kể.

+ Nhân vật chính trong truyện là ai?

+ Truyện kể có diễn biến như thế nào?

+ Tình huống, nhân vật hay chi tiết nào ấn tượng nhất?

+ Truyện gửi gắm bài học nào?

– Chuẩn bị dàn ý bài nói theo phiếu chuẩn bị sau:

Phiếu chuẩn bị dàn ý cho bài nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7
Phiếu chuẩn bị dàn ý cho bài nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7

2. Bước 2: Trình bày bài nói, thực hành nghe

– Đối với người nói: Nói trước lớp (Thực hành nói theo dự kiến).

– Đối với người nghe: Tập trung theo dõi và dùng giấy note, ghi chú nội dung nói của bạn; nhận xét, đánh giá: 3 điều đáng khen – 2 điều góp ý – 1 câu hỏi. 3. Bước 3: Sau khi nói

– Trao đổi và phản hồi về bài nói:

+ Người nghe trao đổi: Trao đổi với tinh thần xây dựng và tôn trọng, chia sẻ nhận xét theo quy ước 321.

+ Người nói phản hồi: Lắng nghe với tinh thần cầu thị, tiếp thu, giải thích, phản hồi lại ý kiến góp ý.

+ Người nói và người nghe tự kiểm tra đánh giá bài nói của mình theo bảng kiểm và rubic sau:

Bảng tự kiểm tra kỹ năng nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn
Bảng tự kiểm tra kỹ năng nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn

II. Phiếu chuẩn bị bài nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 tham khảo

Kể lại truyện “Ếch ngồi đáy giếng” – truyện dân gian Việt Nam

Phần mở đầu

– Lời chào/ giới thiệu bản thân (giọng tươi vui):

Xin trân trọng kính chào cô và tập thể lớp 7/3. Em là Phương Anh, thành viên của tổ 2.

– Dẫn dắt giới thiệu:

Trong cuộc sống, những ai có hiểu biết hạn hẹp nhưng tự cho mình là vĩ đại, bắt buộc người khác phải làm theo ý mình thì thường không có kết cục tốt đẹp. Nhưng lão Ếch lại không hiểu được điều như thế! Chuyện của lão còn được viết hẳn thành câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” cơ mà! Hãy nghe tôi để cùng ngẫm nghĩ những bài học thú vị các bạn nhé!

Phần nội dung

(Giọng hồi tưởng) Lão Ếch sinh ra và lớn lên trong một cái giếng nọ. Xung quanh lão ấy chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ… Vì sống lâu ngày ở đáy giếng với không gian hạn hẹp và bị tách biệt với thế giới bên ngoài nên mỗi khi ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Xung quanh lão không ai to lớn hơn và mạnh hơn lão nên lão hả hê, khoái chí vô cùng. Lão Ếch ra oai và tỏ vẻ kiêu căng lắm. Mỗi lần vài chú bọ muỗm hay cô muỗi tí hon kể rằng thế giới bên ngoài bao la vô tận lắm, lão ếch liền lớn tiếng gạt phắt đi và khệnh khạng bảo:

(Giọng huênh hoang, ra vẻ, cười lớn)

– Bầu trời chỉ bé bằng cái vung thôi! Và ta chính là chúa tể! Ha ha … ha… ha!… (Giọng thể hiện sự bất ngờ, đột ngột)

Một năm nọ, trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, tràn bờ, đưa lão Ếch ra ngoài. Lão được đến một thế giới rộng lớn hơn, khác hẳn nơi đáy giếng chật hẹp kia. Thế nhưng tính cách không bao giờ thay đổi, Ếch ta vẫn cho mình là nhất, là chúa tể. Theo thói quen cũ, lão Ếch ta cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằngai cũng sợ lão như dưới đáy giếng. Lão nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn trời và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Lão huênh hoang, ngạo mạn, nghênh ngang đi khắp nơi, chẳng để ý gì đường sá. Và thế là lão ta chẳng hề tránh đi khi một bác trâu lừng lững đi tới nên đã bị trâu giẫm chết.

Phần kết thúc

-Ý nghĩa của câu chuyện mang lại cho bản thân (giọng suy ngẫm):

Chỉ vì sự thiếu hiểu biết, kiêu căng, ngạo mạn, huênh hoang của mình, lão Ếch đã phải trả giá bằng cái chết thật thảm thương. Các bạn ạ, hôm nay tôi kể cho các bạn nghe về câu chuyện buồn của lão Ếch để rút kinh nghiệm cho bản thân tôi và các bạn. Hy vọng rằng, các bạn sẽ cố gắng học tập thật tốt và trau dồi đạo đức để trở thành những người tốt, có đức tính khiêm tốn, không nên kiêu ngạo, huênh hoang. Hãy luôn có ý thức học hỏi, khám phá, mở rộng sự hiểu biết, thích ứng với từng hoàn cảnh, góp phần xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa và tốt đẹp hơn, các bạn nhé!

– Lời cảm ơn:

Phần kể truyện ngụ ngôn của mình đã hết rồi! Em xin cảm ơn cô và mình cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

Kiến thức về Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 được trình bày rất chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2.

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1Hx8QMXVh5uX2vHviulu31y6kUeI9MC9P/view

Để học tốt tiếng kiến thức lớp 7, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách lớp 7 khác của Mcbooks về các môn Toán, Tiếng Anh nữa nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh lớp 7 hàng đầu tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger