Posted on

Kỹ năng đọc quan trọng vì nó giúp vốn từ vựng tiếng anh trở nên phong phú và sinh động hơn. Người đọc có thể không cần dùng đến từ điển và đoán nghĩa của từ mới trong ngữ cảnh của toàn bài. Với cách này, bạn sẽ không chỉ học được từ mới mà còn học được cách sử dụng chúng trong những văn cảnh cụ thể.

Và khi bạn đã thành thạo việc Đọc hiểu thì bạn còn có thể chinh phục cả kỹ năng viết bài nữa. Bạn có thể thấy, khi đọc một bài viết bằng tiếng Anh, bạn có thể học hỏi những cấu trúc cũng như cách diễn đạt trong bài để dùng trong bài viết của mình. Bạn có thể biết cách Paraphrase các đoạn văn từ văn bản này sang văn bản kia, tất cả là nhờ vào một nền tảng dựa trên kỹ năng đọc của bạn.


Những bài viết của người bản xứ là cơ hội tuyệt vời để học ngữ pháp. Văn viết có những yêu cầu nghiêm ngặt về độ chính xác của những cấu trúc ngữ pháp. Do đó, khi đọc những bài viết bằng tiếng Anh bạn có thể học ngữ pháp một cách tự nhiên và chuẩn xác.

Bạn có thể làm việc nhanh hay chậm tuỳ ý, 10 trang trong vòng 30 phút hay dành hẳn một tiếng chỉ để đọc một trang. Bạn không thể làm vậy khi nghe hay nói bằng tiếng Anh. Lợi thế lớn nhất của đọc so với các hoạt động khác là bạn hoàn toàn chủ động về mặt thời gian.

Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn thứ mà mình sẽ đọc. Nếu bạn chọn thứ gì đó mà bạn thích để đọc thì việc học kỹ năng này sẽ trở nên thú vị và hữu ích. Ví dụ, nếu bạn thích bóng đá, sao không thử đọc về những bài viết về môn thể thao này bằng tiếng Anh. Bạn sẽ vừa có những thông tin thú vị, cập nhật về môn thể thao yêu thích vừa củng cố kỹ năng đọc bằng tiếng Anh của mình.

Nhưng làm thế nào để tận dụng được những lợi thế này của môn đọc? Những lời khuyên dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời:

1. Cố gắng đọc những bài viết phù hợp với trình độ của bạn. Nếu cứ 3 từ bạn lại phải dừng để tra từ mới một lần thì bài đọc đó chẳng còn gì thú vị và bạn sẽ nhanh chóng mất hết hứng thú để tiếp tục. Hãy học từ từ, dần cải thiện vốn từ vựng cũng như tốc độ đọc của bản thân.

2. Chú ý gạch chân những từ mới. Nếu có khoảng 4 đến 5 từ mới trong một trang, hãy viết chúng vào trong sổ từ. Nhưng bạn không cần phải làm ngay việc này khi đang dọc dở. Thay vì làm vậy, hãy cố gắng đoán nghĩa của chúng khi bạn đọc, đánh dấu và xem lại khi bạn đã đọc xong để tra từ trong từ điển và ghi lại vào sổ từ vựng.

3. Cố gắng đọc một cách thường xuyên. Chẳng hạn, bạn có thể đọc một đoạn ngắn mỗi ngày. 15 phút mỗi ngày sẽ hiệu quả hơn là 2 tiếng một ngày chủ nhật. Ví dụ, bạn có thể dành 15 phút trước khi đi ngủ, khi ngủ dậy hay khi ăn trưa để đọc. Việc này hiệu quả gấp nhiều lần so với khi mà bạn đọc hết một bài dài trong 1 ngày rồi những ngày tiếp theo lại không đọc nữa.

4. Hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho việc đọc như thứ gì đó để đọc, bút nhớ để đánh dấu, từ điển, sổ từ vựng và bút để ghi lại từ mới. Nhưng quan trọng là đọc với tâm lí thoải mái, đừng coi đây là việc học hay luyện tập cho nặng nề làm gì mà hãy coi đây như một hành động thư giãn.

5. Đọc những gì mà bạn yêu thích hay quan tâm. Hãy chọn một cuốn tạp chí hay một cuốn sách nói về chủ đề mà bạn cảm thấy hứng thú bạn sẽ chú ý hơn rất nhiều việc đọc một thứ mà bạn không hứng thú. Đồng thời sẽ giúp bạn tập trung hơn khi đọc tăng hiệu quả công việc.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các tài liệu vô cùng hữu ích giúp rèn kỹ năng làm bài Đọc hiểu khác để trau dồi thêm kiến thức. Nếu có thể thực hiện được 5 lời khuyên này, chắc chắn rằng bạn sẽ không còn lo lắng gì về các bài Đọc hiểu nữa, bạn sẽ chinh phục phần thi này trong bất cứ kỳ thi nào !

/* Remnove chat fb */
001-messenger