Posted on

MCBooks.vn – Phương pháp tự học tự học 600 chữ Kanji trong 3 tháng không thể bỏ qua!

Là bảng chữ tượng hình và có cách phát âm khác biệt, bảng chữ Kanji luôn là 1 thử thách khó nhằn đối với những người học tiếng Nhật. Vậy nhưng nếu dắt túi được 1 phương pháp học phù hợp thì thông thạo Kanji hoàn toàn là 1 điều trong tầm với.

  1. Học kanji theo phương pháp liên tưởng:

Kanji (Hán tự) là 1 dạng chữ tượng hình, bắt nguồn từ việc người Trung Quốc cổ quan sát các vật xung quanh và vẽ nên. Bởi vậy nếu là 1 người có tư duy hình ảnh tốt, bạn có thể chọn phương pháp này để tạo hứng khởi học tập và cũng để đơn giản hóa việc ghi nhớ ký tự.

Mỗi khi học 1 chữ kanji, bạn có thể tìm những hình vẽ giải thích cho ký tự đó. Ví dụ như chữ người (人) được lấy từ hình ảnh người đang bước đi và giản lược thành các nét vẽ. Hay chữ mục/ mắt (目) là các nét khắc họa lại hình ảnh đôi mắt.

Tương tự với các từ bên dưới (gồm: Sơn/ Núi, Hỏa/ lửa, Mộc/ cây, Kim/ vàng, Thổ/ Đất, Môn/ Cửa). Tất cả ký tự đều là nét vẽ giản lược của người xưa về sự vật.

Nhờ cách này, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ hình dáng ký tự, cách viết. Từ đó mà nhanh chóng ghi nhớ ngữ nghĩa của từ.

  1. Phương pháp học kanji theo bộ thủ:

Trong Hán tự có 214 bộ thủ, trong đó có hơn 50 bộ thủ đơn giản và phổ biến. Toàn bộ Hán tự sẽ được cấu thành bởi các bộ thủ này. Đơn cử có thể kể đến chữ Thời/ Thì (時) gồm 3 bộ: Nhật (日) – Thổ (土) – Thốn/ tấc (寸). Hoặc chữ Học (学) gồm 2 bộ: Miên/ mái nhà (宀) – Tử/ con (子). Bởi vậy việc ghi nhớ các bộ thủ thông dụng sẽ giúp người học nắm vững cách viết nhanh chóng, đồng thời dễ dàng suy luận ngữ nghĩa của từ.

  1. Phương pháp đi tìm ý nghĩa của từ vựng kanji:

Phương pháp này được coi là kết hợp của 2 phương pháp trên và cũng khó áp dụng hơn 2 phương pháp trên. Bởi để đi tìm được ý nghĩa của mỗi từ kanji, đòi hỏi người học phải nắm vững các bộ thủ và hiểu nghĩa của bộ thủ đó. Từ đó suy luận ra từ gồm các bộ đó sẽ biểu trưng cho nghĩa gì. Cũng có đôi khi người học sẽ dựa vào hình tượng để lý giải ý nghĩa cho riêng mình.

Ví dụ như với chữ Nam () gồm bộ Điền ( 田 ) phía trên và bộ Lực (力) phía dưới. Suy luận về ngữ nghĩa là lực điền, ý chỉ người có sức mạnh. Thời xưa người đàn ông trong gia đình là người làm nông chính, do vậy từ đó ý chỉ người con trai/ người đàn ông. Hoặc cũng có thể suy luận theo hình tượng biểu trưng 1 người đàn ông làm việc mạnh mẽ dưới ruộng.

Tương tự với chữ An (安). Chữ này gồm bộ Miên (宀) ở phía trên và bộ Nữ (女) ở phía dưới ý chỉ người phụ nữ ở trong nhà thì sẽ yên ổn, an toàn. Tiếp theo là chữ Lâm (林). Bạn có thể tự mình áp dụng và suy luận không?

3 phương pháp trên phần nào sẽ giúp người học nhận biết được mặt chữ kanji. Tuy nhiên để hoàn toàn thông thạo bảng chữ này, người học nên kết hợp linh hoạt các phương pháp trên, đồng thời chú trọng luyện tập thường xuyên và có 1 giáo trình hướng dẫn bài bản. Với cuốn “Tự học 600 chữ Kanji căn bản”, người học không chỉ xây dựng được 1 vốn từ vựng kanji phổ biến, mà còn được rèn luyện sử dụng thông thạo các chữ đó về mặt ngữ nghĩa và phát âm.

Với mỗi ký tự Kanji, sẽ có đủ 4 phần

  • Nhận biết mặt chữ (Các nét, các bộ, cách viết)
  • Ý nghĩa của chữ
  • Các từng vựng có chứa chữ Kanji đó
  • Bài luyện tập ghép từ, và phiên âm từ Kanji

Các phần này sẽ giúp người học tiếp cận 1 cách toàn diện với các chữ Kanji đồng thời ghi nhớ sâu sắc hơn. Chỉ với 60 phút luyện tập mỗi ngày, trong chưa đầy 4 tháng, bạn hoàn toàn có thể làm chủ 600 chữ Kanji, đủ để thử sức cho kỳ thi N5 tiếng Nhật!

Với chia sẻ này, mong rằng các bạn học sẽ có 1 hành trình khám phá và làm chủ tiếng Nhật thú vị, thành công!

One thought on “Phương pháp tự học 600 chữ Kanji trong 3 tháng không thể bỏ qua

Comments are closed.

/* Remnove chat fb */
001-messenger