Nhiều mẹ cứ nghĩ phải nhồi nhét thật nhiều từ vựng, thật lắm ngữ pháp thì con mới học giỏi được tiếng Anh, quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Dưới đây là 5 cách mẹ Việt có thể áp dụng để hình thành phản xạ tiếng Anh và nuôi dưỡng niềm say mê với ngôn ngữ này của trẻ.
1.Gọi tên những người thân thiết ở nhà bằng tiếng Anh.
Bố mẹ hay đặt tên ở nhà cho con bằng tiếng Anh như Bill, Tom… thì hãy để bé gọi tên người lớn trong gia đình bằng tiếng Anh để bé tập làm quen với ngôn ngữ này. Ví dụ thay vì gọi bố, mẹ thì hướng dẫn bé gọi bằng Daddy, Mummy…Có thể lúc đầu bé sẽ không quen nhưng học một ngôn ngữ là cả quá trình, bố mẹ đừng vội mà hãy kiên nhẫn với bé nhé.
Khi được tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ, trẻ dễ hình thành cảm tình và biến việc học tiếng Anh thành bản năng. Nếu bố mẹ bắt buộc con phải nói tiếng Anh cả ngày hay vạch ra một tiến trình học tập căng thẳng, con lập tức sẽ kháng cự và dần dần có những ấn tượng tiêu cực với loại ngôn ngữ này. Bạn có thể đọc thêm bài viết:”Làm cách nào để con ham học tiếng Anh“
2. Chơi trò nhớ từ với bé.
Để chơi được trò này với bé thì hàng ngày, bố mẹ hãy dạy bé các bộ phận trên cơ thể con người như: đầu, tóc, mắt, mũi, tay, chân…được phát ngôn như nào trong tiếng Anh. Dần dần, mở rộng phạm vi ra là tên các con vật trong tiếng Anh, tên các đồ dùng trong nhà bằng tiếng Anh,…Sau đó, hãy cùng bé chơi trò đố xem ai nhớ từ nhanh hơn.
Ví dụ: mẹ nói là mắt, bé sẽ nói là eye và ngược lại. Cách này sẽ giúp bé ghi nhớ rất nhanh và làm giàu vốn từ tiếng Anh của bé. Có thể bé chỉ biết đọc mà chưa cần biết viết. Nếu có điều kiện, mẹ hãy chỉ hình ảnh thực tế cho bé để bé nhớ được lâu nhé.
3. Cho bé nghe/ đọc các bài hát tiếng Anh.
Việc học tiếng Anh nên được bố mẹ khuyến khích bé sử dụng bằng tất cả các giác quan. Thay vì để bé tự chơi với smartphone thì bố mẹ hãy luyện cho bé làm quen và học tiếng Anh qua các bài hát ngắn, đơn giản, dễ nhớ, giai điệu vui tươi. Những câu chuyện cổ tích quen thuộc bố mẹ hãy tìm mua bản tiếng Anh về cho bé đọc nhé.
4. Chơi trò đố từ cùng bé.
Trò chơi này bố mẹ có thể áp dụng vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Ví dụ khi đón bé ở trường về có thể hỏi bé: “Mẹ đố con biết, người nước ngoài gọi cái xe máy mẹ đi đón con là gì?” hay khi trời mưa, có thể hỏi: “Bố đố con biết, mưa trong tiếng Anh nói như nào”. Khi đó, hãy giải thích cho bé hiểu và động viên bé đặt câu hỏi ngược lại với bố mẹ.
Khi bé đặt câu hỏi, nếu như chưa nhớ ra từ tiếng Anh, bố mẹ có thể tra từ điển và giải thích cho bé hiểu ngay trước mặt bé. Điều này làm tăng độ tin cậy của bé với mẹ trong việc học tiếng nước ngoài.
5. Dạy bé những mẫu câu ngắn và thông dụng.
Đã đến lúc bố mẹ dạy cho bé những câu đủ chủ vị, những câu dài hơn trong giao tiếp hàng ngày. Hãy bắt đầu bằng những mẫu câu ngắn, dễ nhớ như: Con tên là gì? Con bao nhiêu tuổi? Bố con tên là gì? Con học ở trường nào? Trong nhà con có những ai.
Mưa dầm thấm lâu, mỗi ngày bố mẹ xây dựng một viên gạch thì chẳng lâu sau, tòa nhà ngôn ngữ tiếng Anh của bé sẽ vững chắc khó lòng đổ được. Tuy nhiên, bí quyết để bé hứng thú với những bài học là bố mẹ nên kết hợp giữa hình vẽ, đồ chơi, đồ vật thật, âm nhạc và trò chơi. Hãy cứ vui đùa tự nhiên như thế việc học tiếng Anh sẽ không bao giờ bị áp lực.
Xem thêm: Sách bài tập tiếng Anh, Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Đầu Tiên Cho Bé
Xem thêm:
Top 6 cuốn sách hay giúp cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh
Bí quyết hiệu quả học tiếng Anh cùng bé tại nhà
Related Posts