Posted on

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng – đó là quy luật luôn đúng trong cuộc sống. Trong IELTS cũng vậy, biết luật chơi là win. Luật chơi trong IELTS là gì? Trong bài viết này, Mcbooks sẽ hướng dẫn các bạn format đề thi IELTS 2022 và một số phương pháp làm bài hiệu quả để có thể đạt điểm 8.0 một cách nhẹ nhàng nhất.

Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

IELTS là kỳ thi 4 kỹ năng, được chia thành 2 nhóm kỹ năng là RECEPTIVE SKILLS (kỹ năng tiếp nhận: NGHE và ĐỌC) và PRODUCTIVE SKILLS (kỹ năng sản xuất ngôn ngữ: NÓI và VIẾT).

Receptive skills (NGHE và ĐỌC) là nhóm kỹ năng tự luyện được, và phải là tự luyện thì mới lên trình. Đơn giản vì không ai nghe đọc thay bạn được. Người hướng dẫn chỉ có thể chỉ ra phương pháp làm bài + một số tips để tăng % đúng của các dạng bài, ngoài ra đa số bạn sẽ phải chăm chỉ!

Receptive skills là nhóm kỹ năng nghe và đọc trong IELTS
Receptive skills là nhóm kỹ năng nghe và đọc trong IELTS

Nghe/ Đọc là nền tảng tạo nên nhóm Productive skills (NÓI và VIẾT). Đây là nhóm kỹ năng yêu cầu phải có người hướng dẫn và luyện tập, và phải là người có trình độ cao hơn (ít nhất là 7.5+) để có thể sửa cho bạn lên trình.

RECEPTIVE SKILLS (NGHE và ĐỌC):

1. Kỹ năng NGHE:

1 điều ít bạn biết là: phát âm tốt thì nghe/ thẩm âm sẽ tốt. Về phát âm mình đã có nhiều bài rồi, mình đưa ra những dạng của bài thi Listening như sau:

Dạng COMPLETION: Gồm Form Completion, Sentence Completion, Summary Completion, Table completion => nói chung là điền vào chỗ trống (hay nhiều bạn gọi là “fill in the gap”).

Dạng này nhiều người chỉ focus vào chỗ được đục lỗ mà quên đi các từ xunh quanh – một lỗi sai phổ biến! Nêu chỉ chăm chăm vào chỗ trống thì rất dễ mắc tình trạng “lạc đường” hay “băng chạy qua lúc nào không hay!” (Bài viết “Tips tránh lạc đường trong Lis”: Đã có tại group IELTS Từ Đầu). Dĩ nhiên là luôn ghi nhớ mình đang cần nghe thứ gì (1 số tiền, 1 tên công ty, sđt,…) – và hãy tập trung vào CON SỐ, TÊN RIÊNG, TIÊU ĐỀ CHÍNH/ PHỤ, …

Dạng MULTIPLE CHOICE: Là dạng MCQs (ABCD), về luật chơi của dạng này, các đáp án có thể dài/ ngắn tùy độ hên của bạn. Cách giải quyết có thể là tận dụng thời gian để gạch keywords nhanh (và phải chuẩn), hoặc dùng skill TAKE NOTE – 1 con dao 2 lưỡi chính hiệu!

Các bạn có thể tiết kiệm thời gian làm bài dạng Multiple Choice bằng cách gạch chân keyword và nhận dạng nhanh đáp án
Các bạn có thể tiết kiệm thời gian làm bài dạng Multiple Choice bằng cách gạch chân keyword và nhận dạng nhanh đáp án

Dạng MAP: mấu chốt đầu tiên cần làm là xác định LỐI VÀO (thường là “RECEPTION AREA” hoặc “ENTRANCE”, …). Khi xác định được điểm này thì bạn sẽ dễ dàng follow người nói hơn. Ngoài ra 1 tips nhỏ là đáp án luôn chạy theo thứ tự số câu hỏi (dễ follow hơn với những bài maps ngoằn nghèo). Có 2 bài về tips làm dạng Maps mình đã viết tại IELTS Từ Đầu.

Dạng MATCHING INFORMATION và PICK FROM A LIST: Đại khái là chọn chính xác các cặp thông tin khớp nhau. Again, TAKE NOTE có thể được sử dụng (nhưng kp ai cũng nên dùng), thường thì các info ở dạng này khó ở chỗ nó rất dài (kiểu như 5-6 dòng đáp án dài đằng đẵng). 1 lời khuyên đó là phải PHÂN BIỆT ĐƯỢC CÁC ĐÁP ÁN THẬT NHANH!

>>> Tham khảo thêm cuốn sách Ielts Listening : Skills and Strategies để trang bị thêm cho mình các kỹ năng làm bài thi Listening và tránh được các lỗi cơ bản khi làm bài thi này

2. Kỹ năng ĐỌC:

Mấu chốt là Từ vựng và Các phương pháp cốt lõi. Các bạn phải nhớ kỹ bí kíp: ĐỌC CÂU HỎI TRƯỚC, ĐỌC PASSAGE SAU. Mình đưa ra dạng bài tập bao gồm:

– Dạng COMPLETION bao gồm: Summary Completion, Sentence Completion, Table Completion, Flow Chart Completion, Diagram Completion. Gạch keywords vẫn là mấu chốt nhưng phải lưu ý: gạch càng ít từ càng đỡ rối, và cố gạch các từ giúp xác định ĐIỂM XUẤT PHÁT của bài (vì đa số bài dạng này luôn đi theo thứ tự).

Bài thi dạng Summary Complete cũng khá dễ ăn điểm nếu chịu khó luyện tập
Bài thi dạng Summary Complete cũng khá dễ ăn điểm nếu chịu khó luyện tập

– Dạng MATCHING bao gồm: Matching Headings, Matching Paragraph Information. Đây là dạng các bạn sợ nhất đúng không?

Luật chơi không phải tips kiểu “đọc câu đầu câu cuối”. Dĩ nhiên nó có ích, nhưng ai thích ăn xổi theo kiểu này có ngày sẽ bị lừa đẹp ^^ (Xu hướng đề bây giờ là cứ mẹo chỗ nào là lừa chỗ đấy). Luật chơi tối ưu là LUÔN LÀM SAU CÙNG.

– Dạng True/ False/ Not Given hoặc Yes/ No/ Not Given – Luật chơi là: 1. Xác định điểm xuất phát (các câu sẽ đi theo thứ tự) và 2. Chú ý các từ chỉ tần suất/ định lượng (most, many, few, always, …) và 3. Hiểu rõ phương pháp phân biệt T-F-NG (nhất là F và NG) – cụ thể rất dài, mình đã gói gọn vào Package Reading Độc quyền tại IELTS Từ Đầu.

– Dạng MULTIPLE CHOICE (MCQs) – xu hướng bây giờ thường vào Passage 2 và 3, có thể hỏi 1 mẩu thông tin, hoặc ý chính của 1 đoạn (kiểu “The first paragraph suggests that: ABCD”) – Gạch keywords để tìm vùng thông tin và phân biệt ABCD vẫn là quan trọng số 1.

>>> Tham khảo thêm hai cuốn sách IELTS The Ultimate Guide To General ReadingIELTS – The Ultimate Guide to Academic Reading để trang bị thêm các kỹ năng làm bài thi Reading IELTS

PRODUCTIVE SKILLS (NÓI và VIẾT):

1. Kỹ năng Nói:

Bài thi nói diễn ra trong ~13-15p thôi, bao gồm 3 Parts – 4 tiêu chí chấm: Độ trôi chảy và mạch lạc, Phát âm, Từ vựng, Ngữ pháp, cách giải quyết bài thi như sau:

– Phần P1 Speaking bạn nên nói tầm khoảng 2 – 3 câu (or ~20s+) tùy vào độ trôi chảy của mình. Kéo dài câu trả lời, lấy ideas bao gồm những kỹ thuật: Nói về lợi/ hại, ví dụ, double tense, trải nghiệm cá nhân, …

– Phần P2 sẽ có 1p chuẩn bị – 2p nói liên tục về một câu hỏi “Describe” trong 4 loại (đồ vật, sự kiện, con người, nơi chốn). Một thí sinh đạt điểm cao sẽ luôn chuẩn bị trước hệ thống “trụ”/ “tủ” cơ bản ở nhà ít nhất là cho 4 loại đề này – Dĩ nhiên để đạt tầm 6.5S+ thì bạn sẽ cần nhiều hơn vì xu hướng bây giờ đề sẽ cụ thể hơn ngày xưa. Mình gọi đây là phần nguy hiểm nhất vì nó là “1-shot” chỉ có 1 cơ hội, 1 câu hỏi và 1 lần nói duy nhất – không nói được là toi.

– Phần P3 nhiều người nói là chỉ để push điểm thì là nhầm. Ngoài push điểm lên, đây cũng là phần để gkhao “reconfirm” điểm nhé! Nếu P2 nói siêu tốt (do trúng tủ) mà P3 nói ngắn/ hời hợt thì vẫn bị giảm điểm đấy!

=> Nói chung ưu tiên số 1 của Speaking là PHÁT ÂM, nêu bạn phát âm chuẩn thì bất kì thứ gì bạn nói ra đều lọt tai hơn (1 số lỗi vụn vặt thậm chí có thể được châm trước).

>>> Tham khảo thêm cuốn Ielts Speaking Success – Skills Strategies and Model Answers để trang bị thêm các kỹ năng làm bài thi IELTS Speaking các bạn nhé!

2. Kỹ năng Viết:

Kỹ năng này là khoai nhất – khó lường nhất vì đề có thể vào … bất kì chủ đề nào. TUY NHIÊN, nếu nắm chắc cấu trúc viết của các dạng đề thì bạn đã có trên 80% thành công rồi!

Đề bao gồm 2 Tasks: Task 1 tả biểu đồ và Task 2 viết 1 bài luận.

4 tiêu chí chấm là Hoàn thành nhiệm vụ (Task Achievement – TA), Mạch lạc (Coherence and Cohesion), Ngữ pháp và Từ Vựng. Tương tự Speaking.

+ Về Task 1: Có 2 kiểu dữ liệu (số và hình ảnh)

Số lại có 2 kiểu dữ liệu số: Số động (dynamic) và số tĩnh (static). Hình ảnh sẽ có Map + Process.

Dữ liệu số động tức có nhiều năm và dữ liệu sẽ CÓ BIẾN ĐỘNG tăng giảm. Với dữ liệu tĩnh thì ngược lại chỉ có 1 năm, tức khi này KHÔNG CÓ BIẾN ĐỘNG, bạn sẽ cần focus vào SO SÁNH/ RANK CAO THẤP các số liệu.

– Quan trọng nhất trong Task 1 mình sẽ nói là Overview, Body sẽ xếp sau chút. Nếu viết Overview không chắc thì sẽ bị 4-5 điểm tiêu chí TA ngay lập tức! Còn muốn độ 7-8W thì Body cũng phải đạt yêu cầu cao hơn.

+ Về Task 2: Mình chia rõ 5 dạng cho đỡ đau đầu: Opinion/ Double Question/ Cause-Problem-Solution/ Advantages-Disadvantages/ Discuss both views – Xu hướng đề 2022: đa dạng chủ đề hơn và hay đi vào các “niche” (ngách), đòi hỏi thí sinh phải vững cấu trúc và tư duy cho từng dạng!

– Dạng Opinion và Discuss both views có thể có cùng chung cách viết (50/50 hoặc 40/60), viết 100% cũng được nhưng mình ko khuyến khích lắm vì hơi khó. 50/50 là kiểu “yên bình” và hơi ba phải chút J. Còn 40/60 là khi bạn add thêm yếu tố COUNTER-ARGUMENT – phản biện vào, mình rất thích triển khai theo kiểu này vì nó đỡ máy móc hơn 50/50 (nhưng kp bài nào cũng nên phản biện nha). Với dạng discuss both views thì chỉ cần nhớ là phải discuss đúng … 2 cái views đề cho nha, đừng bịa ra thêm bất kì cái gì.

– Những dạng còn lại không quá khó để chia body vì đều có 2 phần, cứ body 1 trả lời phần đầu, body 2 trả lời phần thứ 2 là xong. Quan trọng ở đây là cách tạo ideas và support nó sao cho dễ/ nhanh/ ăn điểm.

Nhưng suy cho cùng, việc học Writing cần sự hướng dẫn, chấm chữa và uốn nắn từng tí một thì mới viết tốt được. Vậy nên khi quyết định tự học kỹ năng này dù vẫn ok thôi nhưng sẽ phải chấp nhận phải rất chăm và sáng dạ 1 chút.

>>> Tham khảo thêm cuốn IELTS WRITING: Step By Step để trang bị cho mình thêm các kỹ năng làm bài thi IELTS Writing nha các bạn!

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc tới đây.

Các bạn cần tư vấn thêm về cách luyện thi IELTS hoặc mua sách luyện thi IELTS bản quyền chất lượng, vui lòng inbox cho Mcbooks nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách luyện thi IELTS hàng đầu tại Việt Nam.

Xem thêm

IELTS 6.5 làm được gì, có được tuyển thẳng đại học không?
Cách chuyển ý đạt hiệu quả cao trong IELTS Speaking
Giải đáp các câu hỏi thường gặp về việc trình bày đáp án trong IELTS Listening

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger