So với các nước trong khu vực, người Việt có nhiều lợi thế hơn khi học tiếng Anh. Tuy nhiên, chúng ta đang không tận dụng được những lợi thế đó để đưa khả năng tiếng Anh của mình sánh ngang với các nước top đầu Châu Á. Vợi những lợi thế đó là gì?
1, Lợi thế về hệ thống chữ viết
Ở châu Á đa số các nước sử dụng hệ chữ tượng hình (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…) hoặc hệ chữ phạn ( Thái Lan, Lào, Ấn Độ…). Người các nước này khi học tiếng Anh phải học thêm một hệ chữ mới hoàn toàn khác tiếng mẹ đẻ, trong khi người Việt sử dụng chữ Quốc Ngữ theo hệ La-tinh Alphabet nên khi học tiếng Anh không phải mất nhiều thời gian học thêm một hệ chữ mới. Đó là lợi thế đầu tiên của người Việt.
Hệ thống chữ viết của chúng ta là Alphabet, thuận lợi để học tiếng Anh
2, Lợi thế về phát âm
Bên cạnh đó, mặc dù cách phát âm trong tiếng Việt và tiếng Anh có nhiều điểm khác biệt, nhưng khi so với các ngôn ngữ khác, đó vẫn được coi là lợi điểm của người Việt. Vì người Việt có thể phát âm 5 thanh âm, trong đó gồm các âm tiết khó đọc như /f/, /v/,/đ/ của tiếng Anh trong khi người Hàn Quốc, Trung Quốc gần như không thể nói được những âm này.
3, Lợi thế về ngữ pháp
Lợi thế thứ ba của người Việt, đó chính là cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt có khá nhiều điểm tương đồng với tiếng Anh. Điều này giúp người Việt có thể dễ dàng đoán ý cũng như ghép câu khi học tiếng Anh. Trong khi đó, những ngôn ngữ khác lại có cấu trúc câu hoàn toàn khác. Ví dụ tiếng Hàn: trong một câu, động từ phải đặt sau cùng. /I go to school – Tôi đến trường/ thì tiếng Hàn phải nói là /Tôi – trường – đến/, bởi vậy người Hàn gặp nhiều khó khăn hơn khi đặt câu tiếng Anh so với người Việt.
Chúng ta có tới 3 lợi thế có thể nói là vượt trội so với các nước trong khu vực. Thế nhưng, Người Việt chúng ta đang lãng phí những lợi thế của mình !
Dù có không ít lợi thế khi học tiếng Anh, nhưng đến nay trình độ tiếng Anh của người Việt nói chung vẫn còn khá thấp. 50% người đi làm vẫn không thể giao tiếp thành thạo. Người Việt thực sự đang lãng phí những lợi thế của mình.
Học tiếng Anh trong trường tới hơn 10 năm nhưng tại sao người Việt không nhận thức và tận dụng được những lợi thế đó? Dễ nhận thấy, ở Việt Nam, học tiếng Anh giống như bất kỳ môn học nào khác tại trường, như toán hay văn học. Nội dung giảng dạy chỉ tập trung vào ngữ pháp để chuẩn bị cho các bài kiểm tra. Những bài thi này thậm chí không đánh giá được khả năng ngôn ngữ mà chỉ tập trung vào so sánh kết quả học tập. Bởi vậy, nhiều người quên ngay những gì đã học ngay sau khi vượt qua những kỳ thi mà không có sự luyện tập và ôn lại thường xuyên.
Người Việt cũng gặp phải khó khăn về mặt tâm lý khi nói tiếng Anh, đó là ngại nói vì sợ nói sai hoặc cho rằng thường xuyên nói tiếng Anh là khoe khoang, không phù hợp. Điều này là do người Việt thiếu đi môi trường để thực hành giao tiếp thường xuyên với người nước ngoài để được nói chuyện bằng tiếng Anh một cách tự nhiên đồng thời học hỏi cách nói, cách phát âm của người bản ngữ.
Những điều này đã khiến những lợi thế cơ bản của chúng ta mất đi và thậm chí khiến cho khả năng nói tiếng Anh của người Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thiết nghĩ, ngoại ngữ ngày một quan trọng hơn trong cuộc sống và chúng ta cần phải thay đổi để quan tâm hơn tới việc học tiếng Anh cùng với kết hợp những lợi thế sẵn có thì mới có thể đưa khả năng tiếng Anh của mình trở thành hàng đầu khu vực châu Á.
Related Posts