Opinion/Argumentative Essay là dạng đề phổ biến nhất của IELTS Writing Task 2, tuy nhiên dạng đề này cũng dễ gây nhầm lẫn khi trình bày và gây bối rối cho nhiều sĩ tử IELTS vì sợ viết bị lạc đề. Thầy hướng dẫn các bạn phương thức viết dạng này để tránh bị lạc đề.
Các loại câu hỏi thường gặp của dạng đề này:
- “What is your opinion?”
- “Do you agree or disagree?”
- “To what extent do you agree or disagree?”
1. Phương thức viết
Đối với dạng đề này các bạn có thể chọn 1 trong 2 cách viết sau:
- One Side (1 phe): completely agree or completely disagree
- Balanced/Sitting on the Fence (nước đôi): partly agree and partly disagree/ equally agree and disagree
2. Chọn cách viết nào cho phù hợp?
Rất nhiều sĩ tử IELTS lúng túng không biết nên chọn cách viết nào trong 2 cách trên cho hiệu quả. Câu trả lời tùy thuộc vào mỗi cá nhân chứ không có 1 chuẩn nào để bắt buộc chúng ta phải theo, có người thì chọn hẳn “1 phe” (One Side) để trình bày quan điểm của mình, có người thì lại thích cách nói “nước đôi” (Balanced/Sitting on the Fence) vì thấy dễ lập luận. Như vậy chọn cách viết nào là tùy thuộc vào khả năng diễn đạt ý kiến và có cả tích cách của người viết nữa.
Thầy tham khảo nhiều nguồn tài liệu cũng như các ý kiến của đa số các giám khảo IELTS và giáo viên bản ngữ dạy IELTS, thì phần lớn họ đều khuyên là nên chọn rõ ràng quan điểm đứng hẳn về “1 phe” để trình bày ý kiến của mình.
3. Vì sao lại phải chọn cách viết như vậy?
- Lý do thứ nhất, chúng ta chỉ có 40 phút để trình bày quan điểm của mình trong bài thi IELTS Writing Task 2, do đó lập luận theo kiểu “nước đôi” có khả năng bị “cháy giờ” mà vẫn chưa thể hiện hết quan quan điểm cho cả 2 khía cạnh. Thế thì tại sao lại không đơn giản hóa vấn đề bằng cách chỉ chọn “1 phe” để lập luận thay vì cố gắng biện luận cho cả 2 mặt của 1 vấn đề sẽ rất tốn thời gian? Điều này sẽ giúp cho bạn hoàn thành bài viết của mình trong 1 khung thời gian nhất định là 40 phút ngắn ngủi. Thậm chí, bản thân các bạn có thể cảm thấy không hoàn toàn đồng ý hay không đồng ý với đề bài, nhưng cách hiệu quả là cứ chọn hẳn “1 phe” mà bạn cảm thấy thoải mái và dễ lập luận để tập trung vào trình bày.
- Lý do thứ hai cũng rất quan trọng của việc chọn hẳn “1 phe” để lập luận, đó là nó sẽ giúp cho bạn thể hiện quan điểm hay ý kiến của mình rõ ràng hơn, sắp xếp các ý tưởng mạch lạc (coherence) hơn, đồng thời điều này cũng giúp cho giám khảo nắm bắt được lập luận của bạn 1 cách dễ dàng hơn cách nói nước đôi. Cứ thế mà làm, nhưng không đưa cảm xúc cá nhân vào bài viết.
4. Các lưu ý về cách trình bày dạng Opinion Essay của IELTS Writing Task 2
- Dạng đề này có 2 yêu cầu, yêu cầu thứ nhất là các bạn nêu rõ agree hay disagree và yêu cầu thứ hai là các bạn nêu rõ agree hay disagree ở mức độ (extent) nào. Thậm chí nếu đề bài không hỏi về mức độ, thì việc nói rõ mức độ của việc agree hay disagree cũng nên làm để thể hiện quan điểm mình rõ hơn. Mức độ được thể hiện qua các trạng từ “totally/ completely” và “somewhat/ partly”.
- Dĩ nhiên là với dạng đề các bạn đưa ra ý kiến hay quan điểm agree hay disagree của mình ngay trong phần Introduction, các bạn cũng nên lập lại ý kiến của mình 1 lần nữa ở phần Conclusion.
- Mỗi Body chỉ cần trình bày 1 lý do là đủ vì không có thời gian để trình bày nhiều lý do và tiêu chí của không yêu cầu phải trình bày nhiều hơn 1 lý do. Chất lượng vẫn hơn số lượng, nêu nhiều lý do mà chỉ đơn thuần là liệt kê thì vẫn không bằng trình bày 1 lý do nhưng lập luận hợp lý, giải thích hợp lý, và có dẫn chứng thuyết phục.
Bản thân thầy cũng thiên về cách lập luận chọn “1 phe” rõ ràng, đơn giản, và dễ viết. Thầy cũng hay khuyên học viên của mình đi theo hướng viết cụ thể như thế này. Thầy hy vọng sau khi đọc bài viết này và áp dụng vào thực hành viết, các bạn không còn lăn tăn là mình có thể bị lạc đề nữa.
Cựu giám khảo chấm thi IELTS – Thầy Mike Wattie có một cuốn sách cực hay chia sẻ về những kinh nghiệm để đạt điểm cao và những lỗi cần tránh để không bị mất điểm trong bài thi IELTS, đó là cuốn IELTS Writing Step by Step. Các bạn hãy đặt mua cuốn sách này ngay để có thể tự tin đạt điểm 7.0 – 9.0 trong bài thi IELTS Writing nhé!
Related Posts