Kỳ thi HSK không hề xa lạ đối với những người học tiếng Trung. Tuy nhiên, làm thế nào để thi HSK đạt số điểm cao nhất lại là một hành trình đầy khó khăn, thử thách và cần sự quyết tâm, ham học học của các bạn.
Và để tự tin thi HSK tốt với số điểm cao, việc học giáo trình là chưa đủ; bạn cần phải làm quen với cấu trúc đề thi để biết mẹo hay, cách tránh bẫy thường gặp trong kỳ thi HSK.
Giới thiệu Bộ sách Luyện đề thi năng lực Hán ngữ HSK
Bộ sách Luyện đề thi năng lực Hán ngữ HSK gồm 4 cuốn giúp bạn luyện đề thi HSK từ 3 đến 6 sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận và đạt thành tích cao trong kỳ thi HSK.
Mỗi cuốn sách gồm có phần giới thiệu cấu trúc bài thi và kỹ năng làm bài thi tương ứng theo các cấp. Với những cuốn luyện đề HSK từ cấp 4 đến cấp 6 còn có thêm phần giải thích đáp án nhằm mục đích tăng cường kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng làm bài và tư duy logic khi trả lời câu hỏi trong bài thi.
Sách được thiết kế theo phong cách trẻ trung, năng động; giấy in đẹp, rõ chữ, không gây mỏi mắt, lóa mắt khi học.
Đặc biệt, bộ đề Luyện thi HSK được phát hành bởi công ty sách MCBooks có ứng dụng công nghệ hiện đại, học bằng app di động tiện dụng giúp bạn luyện thi HSK mọi lúc mọi nơi.
Chi tiết về từng cuốn trong bộ Luyện đề thi HSK hot nhất thị trường hiện nay
Bộ sách luyện đề HSK gồm 4 cuốn:
- Bộ đề luyện thi năng lực Hán Ngữ HSK 3 – Tuyển tập đề thi mẫu 75k
- Bộ đề luyện thi năng lực Hán Ngữ HSK 4 – Tuyển tập đề thi mẫu & giải thích đáp án 148k
- Bộ đề luyện thi năng lực Hán Ngữ HSK 5 – Tuyển tập đề thi mẫu & giải thích đáp án 199k
- Bộ đề luyện thi năng lực Hán Ngữ HSK 6 – Tuyển tập đề thi mẫu & giải thích đáp án 185k
Bộ đề luyện thi HSK 3
– Cuốn sách dành cho những người muốn học tập, luyện đề thi HSK 3.
– Cấu trúc đề thi HSK 3 gồm 80 câu, chia thành 3 phần: Nghe hiểu, Đọc hiểu và Viết. Cụ thể như sau:
+ Nghe Hiểu gồm 4 phần, mỗi phần 10 câu. Mỗi câu trong đó được nghe 2 lượt. Trong bài thi đưa ra 3 phương án lựa chọn, thí sinh căn cứ vào nội dung nghe được để chọn đáp án.
+ Đọc Hiểu gồm 3 phần, mỗi phần gồm 10 câu; trong đó là các đoạn văn ngắn, thí sinh đọc và trả lời những câu hỏi trong bài thi
+ Viết gồm 2 phần: Phần 1 có 4 câu, mỗi câu đưa ra 1 số cụm từ, thí sinh dùng những cụm từ này viết thành 1 câu. Phần 2 có 5 câu, mỗi câu đều có chỗ trống, yêu cầu thí sinh viết đúng chữ Hán vào chỗ trống đó.
Bộ đề luyện thi HSK 4
– Cuốn sách dành cho những người muốn học tập, luyện đề thi HSK 4.
– Cấu trúc đề thi HSK 4 gồm 100 câu, chia thành 3 phần: Nghe hiểu, Đọc hiểu và Viết.
– Sách hướng dẫn đầy đủ, chi tiết về nội dung, cấu trúc đề thi và một số mẹo làm bài thi tốt nhất. Ngoài bộ đề, sách còn cung cấp lời giải chi tiết, đáp án phía sau để các bạn so sánh, đối chiếu và hiểu sâu hơn về từng đề thi.
Bộ đề luyện thi HSK 5
– Cuốn sách dành cho những người muốn học tập, luyện đề thi HSK 5.
– Cấu trúc đề thi HSK 5 gồm 100 câu, chia thành 3 phần: Nghe hiểu, Đọc hiểu và Viết, với mức độ khó tăng thêm so với kỳ thi HSK 4.
– Bộ đề HSK 5 hướng dẫn đầy đủ, chi tiết về nội dung, cấu trúc đề thi và một số mẹo làm bài thi tốt nhất. Ngoài bộ đề, sách còn cung cấp lời giải chi tiết, đáp án phía sau để các bạn so sánh, đối chiếu và hiểu sâu hơn về từng đề thi.
– Luyện đề tốt và hiểu cách làm bài thi chắc chắn bạn sẽ đạt điểm tối đa trong kỳ thi HSK 5 của mình.
Bộ đề luyện thi HSK 6
4 cuốn Luyện đề thi HSK sẽ giúp bạn:
- Luyện đề thi HSK bám sát với cấu trúc đề thi mới nhất
- Có những hướng dẫn cách làm bài cụ thể, giải thích chi tiết từng câu để bạn không bị bỡ ngỡ, khó hiểu khi tiếp xúc với đề thi
- Hướng dẫn nhiều mẹo hay để tránh bẫy, dễ dàng đạt điểm tối đa trong kỳ thi
- Mỗi quyển gồm có phần giới thiệu cấu trúc bài thi và kỹ năng làm bài thi tương ứng theo các cấp; từ cấp 4 đến cấp 6 có thêm phần giải thích đáp án nhằm mục đích tăng cường kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng làm bài và tư duy logic khi trả lời câu hỏi trong bài thi.
– Cuốn sách dành cho những người muốn học tập, luyện đề thi HSK 6.
– Cấu trúc đề thi HSK 6 gồm 101 câu, chia thành 3 phần: Nghe hiểu, Đọc hiểu và Viết, với mức độ khó tăng thêm so với kỳ thi HSK 5.
– Bộ đề HSK 6 hướng dẫn đầy đủ, chi tiết về nội dung, cấu trúc đề thi và một số mẹo làm bài thi tốt nhất. Ngoài bộ đề, sách còn cung cấp lời giải chi tiết, đáp án phía sau để các bạn so sánh, đối chiếu và hiểu sâu hơn về từng đề thi.
– Luyện đề tốt và hiểu cách làm bài thi chắc chắn bạn sẽ đạt điểm tối đa trong kỳ thi HSK 6 của mình.
Lộ trình học HSK cho người mới bắt đầu
Nhiều bạn cứ băn khoăn không biết học theo giáo trình nào thì đúng nhưng chọn giáo trình không quan trọng bằng phương pháp học. Đây là lộ trình học HSK mà mình đã áp dụng:
– Đầu tiên học từ giáo trình: Mỗi bài đều có từ mới, bài khoá, giải thích ngữ pháp và luyện tập.
Bước đầu tiên là học từ mới, mình cần chép lại từ mới ra vở (rất quan trọng vì bạn cần nhớ cách viết). Nhưng học từ mới để hiệu quả thì không chỉ là biết mỗi cách đọc và nghĩa của từ đó.
Giả dụ ta mới học từ 意识 – nhận thức, giờ các bạn hãy thử đặt câu với từ đó: “Tôi cuối cùng cũng nhận thức được chúng tôi đã kết thúc rồi”. Và liệu trong câu đó mình có thể dùng chữ 意料 để thay thế được không?
Nếu chưa trả lời được các bạn có thể tham khảo tiếp với những thông tin dưới đây. Với một từ mới thì đây là những điều mình cần nắm được để biết cách sử dụng từ đó:
- cách phát âm (yìshí)
- nghĩa của từ (nhận thức)
- tính chất từ (động từ),
- những từ hay kết hợp với nó (ví dụ 清清楚楚地意识到 đã nhận thức được rõ ràng rằng…. hoặc 等待 chờ đợi đi kèm với 机会 cơ hội , 时机 thời cơ nhưng sẽ không đi kèm với tân ngữ chỉ người như 你,他),
- phân biệt với từ gần nghĩa: đặc biệt ở HSK5 và 6 lên sẽ có bài chọn một trong các từ gần nghĩa nhau để điền vào chỗ trống, do đó mình cần học cách phân biệt cách sử dụng của các từ gần nghĩa ngay khi học từ mới đó (ví dụ 意识 có nghĩa là “nhận thức” còn 意料 là “đoán được, tiên đoán”) hoặc ở các bài đọc HSK3 hoặc 4 mình phải chọn ý đúng sau khi đọc bài đọc, nhiều khi từ trong đáp án không xuất hiện trong bài đọc mà chỉ có từ đồng nghĩa với nó, vậy thì khi học từ mới mình cũng cần phải nắm được một số từ đồng nghĩa thông dụng của nó (ví dụ trong bài đọc xuất hiện từ 幽默 – hài hước còn đáp án có từ 搞笑- gây hài)
- Với một số động từ, mình còn cần để ý nó hay cộng với những bổ ngữ xu hướng gì, liệu có sử dụng được thể phủ định cho động từ đó hay không (ví dụ 意识 nhận thức mình đi kèm với到, phủ định ta không nói 不意识到 mà nói 意识不到)
- Đặt câu ví dụ với từ. Sau khi biết thêm cách dùng thì mình có thể đặt câu như sau: 我终于意识到我们已经结束了。
Mình luôn áp dụng cách học từ mới như này trong suốt quá trình học tiếng Trung, nhất là với những từ quan trọng trong bài. Từ đó thì mình mới có thể nắm được thật sự cách dùng của từ đó, chứ không chỉ đơn giản là nhận biết nó.
– Sau khi học từ mới thì đến bước đọc bài khoá: Khi đọc các bạn phải đọc thành tiếng, khi gặp từ mới thì check lại bảng từ, tập thói quen vừa đọc vừa hiểu nghĩa câu. Nếu có câu nào không hiểu nghĩa phải note lại để hỏi giáo viên hoặc đọc lại lần nữa để hiểu. Không nên bỏ qua câu nào trong bài khoá. Đọc xong bài khoá các bạn nên tự tóm tắt trong đầu bài khoá nói về nội dung chính là gì: viết tự sự hay nghị luận, thuyết minh, chủ đề chính là gì, có những ý chính nào,… Đây cũng là một cách luyện tập phản xạ não không chỉ cho bài đọc HSK mà còn cho cả việc đọc tiếng Trung sau này.
– Học ngữ pháp: thường trong một bài học sẽ có khoảng 3-5 ngữ pháp. Đầu tiên học cấu trúc của ngữ pháp, sau đó đọc các ví dụ cách dùng của ngữ pháp đó. Ngoài ra các bạn cần để ý thêm trật tự của câu (ví dụ từ 此外 ngoài ra chỉ có thể đặt ở giữa hai vế câu, nếu vế thứ hai có chủ ngữ thì phải đặt ở trước chủ ngữ) hay là ngữ pháp đó mang sắc thái gì (ví dụ 此外 mang nghĩa văn viết nhiều hơn một chút). Sau khi nắm được hết nội dung thì mình tập đặt câu với ngữ pháp đó.
– Ôn tập lại nội dung bài: với các bạn học từ H1 đến H4 thì yêu cầu tiên quyết ngay sau khi học bài là nhớ chắc từ mới cũng như ngữ pháp. Cách để nhớ lâu là làm bài tập cuối bài cũng như trong sách bài tập. Các bài tập trong các giáo trình được thiết kế để mình ôn tập lại toàn diện nên mình cũng không có gì để nhắc lại. Đối với các bạn học H5 và H6, ngoài việc ôn tập ngữ pháp và từ mới mỗi bài ra thì mình có thể tập viết lại các ý chính của bài khoá, dựa trên bài khoá và từ mới mình vừa học. Như vậy vừa có thể luyện tập được phản xạ viết mà còn nhớ được cả ngữ pháp và từ mới nữa. Sau khi viết xong các bạn nên tìm một người để sửa cho các bạn. Khác với kĩ năng đọc và nghe các bạn có thể tự học để nâng cao trình độ, kĩ năng viết, không chỉ mỗi tiếng Trung mà cả viết văn tiếng Việt hay tiếng Anh, nếu không có người sửa thì rất khó để tiến bộ. Cách viết lại ý chính bài khoá mình có thể chia sẻ với các bạn trong bài sau.
Trên đây là cách học theo giáo trình. Nhưng theo mình thì để có thể sử dụng thành thạo tiếng Trung mình còn cần phải học thêm những chuyên đề riêng về ngữ pháp, nghe, đọc và viết nữa.
– Về ngữ pháp: trong giáo trình cũng có dạy về ngữ pháp nhưng do giới hạn nội dung nên có những ngữ pháp quan trọng họ không thể dạy hết trong một bài được, nên nếu chỉ học trong sách thì mình sẽ không thể bao quát được toàn bộ những ngữ pháp lớn. Do đó khi học mình cần học riêng các chuyên đề ngữ pháp nữa. Dưới đây là một số chuyên đề ngữ pháp cần nắm được trong HSK: Câu phản vấn, câu ngữ khí, câu so sánh, động từ (động từ li hợp, động từ năng nguyện, động từ trùng lặp), bổ ngữ (bổ ngữ kết quả, xu hướng, tình thái, trình độ, khả năng,..), câu liên động, câu tồn hiện, câu bị động, các phó từ, giới từ, liên từ thường dùng và cách phân biệt,.. một số chủ đề ngữ pháp khác nữa. Nắm chắc được ngữ pháp các bạn mới có thể viết câu, đoạn văn cũng như diễn đạt ý hoàn chỉnh được.
– Về kĩ năng nghe: để làm tốt bài trong HSK thì không phải mình cứ nghe rồi trả lời là được. Đầu tiên về các dạng bài: ví dụ nghe trong HSK5 sẽ chia ra làm các nội dung hỏi bao gồm: địa điểm, thời gian, số lượng, thân phận, quan hệ, nguyên nhân, kết quả,… Hoặc trong HSK6 phần nghe đầu tiên sẽ chia tỷ trọng các nội dung nghe: gồm x câu chuyện cười, y câu nghị luận bày tỏ ý kiến, z câu giới thiệu từ mới,… Với mỗi nội dung chúng ta cần nắm được cách họ hay đặt câu hỏi, cách nghe được keyword, cách đoán được nội dung quan trọng nằm ở đâu,…
Hy vọng với bài chia sẻ trên cùng với Bộ đề luyện thi năng lực Hán ngữ HSK, các bạn có thể tự tin chinh phục kỳ thi này và đạt chứng chỉ HSK mà mình mong muốn nhé!
Từ khóa: Bộ đề Luyện thi năng lực Hán ngữ HSK, thi HSK có khó không, làm thế nào thi HSK đạt điểm cao
Related Posts