Việc rèn luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả và năng suất học tập cùng khả năng tư duy, sáng tạo cao.
Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh còn khá loay hoay trong việc không biết làm sao để con ghi nhớ tốt hơn, có phương pháp nào đã được chứng minh giúp các bé tăng khả năng ghi nhớ hay không?…
Nếu bạn cũng đang thắc mắc những điều trên, hãy đọc ngay bài viết này của Mcbook để tìm ra cách giúp trẻ ghi nhớ tốt phù hợp nhất với con mình nhé!
Khả năng ghi nhớ của não trái và não phải
Nhiều cha mẹ vẫn còn mơ hồ về khái niệm não trái, não phải, bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu được về khả năng ghi nhớ của mỗi bán cầu não trong bộ não của chúng ta. Cùng đọc để hiểu và áp dụng cho con tốt hơn nhé!
Một em bé thông thường trong giờ học sẽ lắng nghe và phân tích lời giảng của thầy giáo, ghi ghép các ý chính để về nhà, mở ra, đọc, xem xét, cố gắng hiểu và học lại. Đây là cách ghi nhớ của bán cầu não trái.
Còn một em bé được rèn luyện khả năng ghi nhớ bằng não phải từ nhỏ, sẽ ghi nhớ bài giảng của thầy giáo như một bộ phim sắc nét với đầy đủ chi tiết, như: lời thầy giáo giảng, cung bậc cảm xúc của thầy, giọng điệu lên xuống, chữ thầy viết lên bảng, hình ảnh thầy vẽ minh họa… Tất cả những gì bé cần làm để ôn lại bài là tái hiện lại đoạn phim đó trong não bộ.
Đối với một em bé có khả năng ghi nhớ bằng não phải, việc ghi nhớ bất cứ thông tin, bối cảnh nào cũng vô cùng đơn giản. Giống như bấm nút chụp ảnh hoặc ghi hình vào trí não của bé, khi cần thì mang ra xem lại.
Trẻ càng được luyện tập nhiều với hình ảnh, những đoạn phim trong đầu trẻ càng rõ nét hơn. Khả năng ghi nhớ và tái hiện hình ảnh tuyệt vời này không chỉ giúp trẻ học tập nhẹ nhàng, hiệu quả hơn, mà còn giúp cho trẻ dễ dàng lĩnh hội bất cứ kiến thức nào trong cuộc sống. Đó là một trong rất nhiều lý do để bố mẹ kiên trì rèn luyện tư duy não phải cho trẻ từ khi con nhỏ.
>>> Tham khảo thêm:
Cách rèn luyện tư duy logic cho trẻ từ 3 – 6 tuổi
So sánh khả năng ghi nhớ của não trái và não phải
- Não phải có khả năng nhớ và xử lý thông tin nhanh gấp một triệu lần não trái (trong cuốn giáo dục não phải – tương lai cho con bạn có nói)
- Trí nhớ não phải là dài hạn, trí nhớ não trái là ngắn hạn. Não phải có thể ghi nhớ và xử lý một dung lượng lớn các thông tin phức tạp, não trái thì lại phân tích từng thông tin nhỏ lẻ để ghi nhớ.
- Khả năng ghi nhớ bằng não phải của trẻ sẻ giảm dần khi trẻ lên 3 tuổi và bị thay thế bằng cách ghi nhớ của não trái từ sau 6 tuổi nếu không được rèn luyện đều đặn.
Cách giúp trẻ ghi nhớ tốt
Bạn có thể giúp con cải thiện khả năng ghi nhớ bằng những cách cực kỳ đơn giản và dễ áp dụng sau đây
Xây dựng các trò chơi trí nhớ hoạt động
Hãy đưa những trò chơi này vào chính cuộc sống hàng ngày của con. Việc chơi đùa hoặc trò chuyện với trẻ, bạn nên dành ít nhất từ 30 giây trong mỗi hành động và lặp lại các hành động này nhiều lần trong ngày sẽ giúp bé học hỏi và phát triển trí nhớ từ 5 tháng tuổi.
Ví dụ cho trẻ xem flashcard sau đó hỏi lại trẻ xem đó là hình gì, chỉ các bộ phận trên cơ thể sau đó yêu cầu bé nhắc lại, cho trẻ tập làm quen với các con số, chữ cái, hình khối….
>>> Xem thêm: Cách rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ mầm non
Luyện cho con kỹ năng hình dung
Khuyến khích trẻ tạo ra hình ảnh trong tâm trí về những gì chúng vừa đọc hoặc nghe.
Ví dụ: Giả sử bạn đã yêu cầu con mình dọn bàn ăn cho năm người. Yêu cầu con bạn tưởng tượng cái bàn trông như thế nào, sau đó vẽ nó. Khi trẻ hình dung tốt hơn, chúng có thể mô tả hình ảnh thay vì vẽ nó.
Để trẻ dạy bạn
Có thể con bạn đang học một kỹ năng, chẳng hạn như cách rê bóng rổ. Yêu cầu trẻ dạy bạn kỹ năng này. Điều này cho phép trẻ bắt đầu làm việc với thông tin ngay lập tức thay vì chờ đợi để được hướng dẫn hay hỏi đến mình.
Thử các trò chơi sử dụng trí nhớ hình ảnh
Có rất nhiều trò chơi phù hợp có thể giúp trẻ tập trí nhớ bằng hình ảnh, như đưa cho trẻ một trang tạp chí và yêu cầu khoanh tròn tất cả các từ hoặc chữ có chứa chữ “a”.Hay lần lượt đọc lại các chữ cái và số trên biển số xe, sau đó nói ngược lại.
Khuyến khích trẻ đọc tích cực
Viết ra ghi chú và gạch chân hoặc đánh dấu văn bản có thể giúp trẻ ghi nhớ thông tin đủ lâu để trả lời các câu hỏi về nó. Nói to và đặt câu hỏi về tài liệu đọc cũng có thể giúp tăng cường trí nhớ. Đọc tích cực giúp hình thành ký ức dài hạn cho trẻ.
Chia nhỏ thông tin cần ghi nhớ
Việc nhớ một vài nhóm số nhỏ sẽ dễ dàng hơn là nhớ một chuỗi số dài. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn cần chỉ dẫn nhiều bước cho trẻ.
Sử dụng nhiều giác quan để xử lý thông tin
Điều này có thể giúp ích cho trí nhớ hoạt động và trí nhớ dài hạn. Viết các nhiệm vụ ra giấy để con bạn có thể xem chúng. Nói to chúng để con bạn có thể nghe thấy….
Rèn luyện khả năng tập trung cao
Sự tập trung có vai trò quyết định đối với kết quả công việc và học tập cũng như vậy. Khi có thói quen tập trung cao độ, não bộ của trẻ sẽ giải quyết một cách trơn tru mọi vấn đề mà chúng đang muốn làm sáng tỏ.
Giữ tinh thần thoải mái cho trẻ
Lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến việc ghi nhớ của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Tâm trạng không tốt sẽ khiến cho mọi thứ bị đảo lộn, kết quả là những thông tin trẻ đã từng ghi nhớ sẽ dần bị mã hóa và có thể bị quên mất.
Ăn uống đúng cách
Chế độ dinh dưỡng đúng cách giúp trí nhớ của con tốt hơn đặc biệt là trẻ từ 5 đến 12 tuổi.
Cha mẹ nên bổ sung các chất Vitamin B-6, niacin và thiamin đặc biệt là axit béo Omega -3. Các chất này thường có trong cá hồi hoặc quả óc chó.
Các thực phẩm khác cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc giúp con có trí nhớ siêu phàm như đậu xanh, trứng, quả óc chó, quả việt quất, bông cải xanh.
Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng để não bộ có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo. Nếu trẻ được ngủ sớm, ngủ đủ giấc trong một ngày sẽ giúp trí nhớ tốt hơn. Ngược lại, nếu mất ngủ, đầu óc của trẻ sẽ không hoạt động tốt, các em sẽ rất dễ quên. Do đó, bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen lên giường từ lúc 9h và ngủ thẳng giấc để rèn luyện trí nhớ tốt hơn.
Các cách thức và trò chơi tăng cường trí nhớ chỉ là một số cách để giúp con bạn xây dựng các kỹ năng ghi nhớ. Ba mẹ cần xem những kỹ năng này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ như thế nào để áp dụng cho phù hợp nhất.
Bài học ba bước trong phương pháp giáo dục Montessori
Bà Maria Montessori cho rằng chúng ta có những ký ức ngắn hạn và dài hạn. Những kiến thức mới thường nằm trong ký ức ngắn hạn. Bạn sẽ thấy rằng đứa trẻ có thể ghi nhớ những từ sau khi nghe ai đó nói một lần duy nhất. Tuy nhiên, những ký ức ngắn hạn thì thường hay thay đổi và những lời nói có thể sẽ bị quên. Đứa trẻ lúc này cần một sự giúp đỡ từ người lớn để chuyển các ký ức ngắn hạn sang dài hạn.
Và các bước bao gồm:
- Định dạng: Chúng ta đưa ra 3 đồ vật, nói tên mỗi đồ vật một lần.
- Xác nhận: Chúng ta đưa 3 đồ vật này ra trước mặt trẻ và yêu cầu trẻ chỉ đúng đồ vật khi chúng ta nhắc đến tên của chúng.
- Nhớ: Chúng ta yêu cầu trẻ nói tên của mỗi đồ vật và nhắc lại.
Ví dụ dạy con về màu sắc:
- Bước 1: Mẹ giới thiệu: Đây là màu đỏ, đây là màu vàng, đây là màu xanh.
- Bước 2: Mẹ hỏi: Màu vàng đâu? Màu đỏ đâu? Màu xanh đâu?
- Bước 3: Mẹ hỏi: Màu này là màu gì?
Bố mẹ hãy thử áp dụng phương pháp Montessori này, bạn sẽ thấy con bạn tăng khả năng ghi nhớ vượt bậc.
Trên đây là những cách giúp con ghi nhớ tốt rất tuyệt vời, được nghiên cứu và áp dụng tại nhiều trường mầm non hàng đầu trên cả nước và cả thế giới. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bậc phụ huynh tự tin hơn trong việc cùng trẻ cải thiện khả năng ghi nhớ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng cuốn sách Ong vàng siêu trí tuệ (cho trẻ từ 3 – 6 tuổi) – Quan sát, tập trung, ghi nhớ với nhiều bài tập, trò chơi vô cùng bổ ích để cùng chơi và rèn luyện khả năng ghi nhớ cho con.
Cha mẹ quan tâm đến cuốn sách này và nhận ưu đãi giảm giá lên tới 28%, vui lòng inbox cho Mcbook để được tư vấn ngay nhé!
Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách kỹ năng cho trẻ mầm non hàng đầu tại Việt Nam.
Related Posts