Nói một cách đơn giản thì, yêu cầu của một bài đọc hiểu là hiểu những gì bạn đang đọc. Định nghĩa là thế, nhưng để học được nó thì không phải dễ dàng. Đọc hiểu là một quá trình có chủ đích, chủ động, và có tính tương tác, xảy ra trước, trong và sau khi ta đọc một đoạn văn cụ thể.
Có hai yếu tố cần thiết cho quá trình đọc hiểu: hiểu từ vựng và hiểu ngữ nghĩa.
Để có thể hiểu được một đoạn văn, người đọc cần hiểu được ý nghĩa của các từ vựng độc lập trong bài. Nếu như mỗi từ trong bài không có nghĩa, chắc chắn cả đoạn văn cũng không có nghĩa được. Người đọc cần sử dụng kiến thức từ vựng đã biết, nhưng đồng thời cũng phải thường xuyên trau dồi thêm để mở rộng vốn từ vựng của mình.
Nhưng hiểu từ không phải là yếu tố duy nhất mà ta cần để làm bài đọc hiểu.
“Apple banana blue walk tree sing”.
Nhìn vào câu trên, tôi tin chắc rằng bạn có thể hiểu nghĩa các từ trong đó. “Apple” là táo, “banana” là chuối, “blue” là màu xanh, “walk” là bước đi, “tree” là cái cây, “sing” là ca hát. Tuy nhiên, việc hiểu từng từ đơn độc lập trong câu không có nghĩa là bạn hiểu cả câu đó. Câu văn trên hoàn toàn không có nghĩa, nhưng nó đã giải thích được sự khác biệt giữa khả năng hiểu các từ trong đoạn và hiểu nghĩa của cả đoạn. Những người đọc tiếng anh có kinh nghiệm có thể coi thường sự khác biệt này bởi họ có thể đọc và hiểu song song cùng lúc. Nhưng với những người mới học, mối tương quan này lại không hoàn toàn như vậy, và nhiệm vụ của họ là phát triển nó để củng cố kĩ năng đọc hiểu của mình.
Dù bạn là một người đọc “có kinh nghiệm” hay chỉ là “lính mới”, những chiến lược sau đây có thể giúp bạn hoàn thiện kĩ năng đọc hiểu và hoàn thành các bài tập dễ dàng nhất.
1) Tạo nên mối tương quan:
Sử dụng các kiến thức và kinh nghiệm đã có để suy ra nghĩa khi đọc, dựa trên các liên hệ: Text-to-Text, Text-to-Self, Text-to-World.
_ Text-to-Text: Liên hệ ý tưởng, câu nói trong đoạn với những ý tưởng hay câu nói mà bạn đã từng đọc, nghe thấy trong một cuốn sách, một câu chuyện, hay một bộ phim khác.
_ Text-to-Self: Liên hệ ý tưởng trong đoạn với kinh nghiệm bản thân, có thể là một sự kiện đã xảy ra với bản thân trong một khoảng thời gian nào đó, và mức độ đồng tình của bạn với ý tưởng đó.
_ Text-to-World: Liên hệ ý tưởng đọc được với thế giới bên ngoài: kiến thức thực tế, các hiện tượng tự nhiên, các sự kiện đã xảy ra trong lịch sử cộng đồng, dân tộc hay toàn thế giới.
2) Đặt ra nghi vấn:
Những người đọc hiệu quả luôn tự đặt ra các câu hỏi trong đầu khi đọc. Bạn có thể ghi chú lại những nghi vấn của mình, những khúc mắc chưa hiểu và sau đó quay lại trả lời vấn đề đó sau.
3) Đưa ra kết luận:
Để đọc hiểu hiệu quả, bạn có thể dùng những kiến thức bản thân đã biết về một chủ đề, kết hợp với những thông tin vừa được đọc để kết luận về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đây là cách giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề của bài đọc cũng như trọng tâm của nó.
4) Xác định trọng tâm bài:
Một bài đọc có thể rất dài và bạn khó lòng tập trung được vào tất cả các thông tin được cung cấp, giống như không thể nào lục lọi đến từng ngóc ngách của một đại dương rộng lớn. Đây là lúc người đọc cần biết tư duy phân loại và đặt những thông tin quan trọng lên đầu.
Bạn có thể tìm kiếm những dấu hiệu thể hiện sự biểu đạt mấu chốt, từ các đặc điểm cấu trúc như gạch đầu dòng, ngắt đoạn, các đề mục hay các từ mạnh được sử dụng trong bài.
5) Tạo ra hình ảnh trong đầu:
Trong khi đọc, người đọc thường xuyên tạo ra những hình ảnh, hình dung về hành động, ngoại hình nhân vật, hay bối cảnh dựa vào thông tin được đọc.
Đối với những người mới học dù ở bất kì độ tuổi nào, những bài đọc kèm hình ảnh sẽ giúp ích khiến người đọc dễ hiểu hơn. Họ có thể tưởng tượng như mình đang được trực tiếp chứng kiến bối cảnh bằng các giác quan thật, có thể nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ vào sự vật, v.v…
6) Xem lại khi không hiểu:
Những người đọc hiệu quả sẽ không cứ thế lướt qua và bỏ lỡ một thông tin nào đó chỉ vì họ không hiểu ý nghĩa của nó. Họ dừng lại để “sửa chữa” những chỗ hiểu sai hay chưa hiểu để hoàn thiện trường ý nghĩa của đoạn. Một số cách có thể được dùng là: dựa vào hình ảnh, hay tình huống đặt ra trong bài; đặt câu hỏi; đọc lại; tóm tắt và kể lại; phán đoán; sắp xếp tạo hình.
7) Tổng hợp thông tin:
Tổng hợp thông tin là giai đoạn phức tạp nhất trong quá trình đọc hiểu. Nó yêu cầu kết hợp các yếu tố liên kết, nghi vấn, và đưa ra kết luận. Người đọc cần xem xét kĩ lưỡng, phân loại và sàng lọc để hiểu sâu về vấn đề.
Thông qua 7 Chiến Lược Đọc Hiểu Tiếng Anh Hiệu Quả này người học có thể nắm bắt được thông tin bài Đọc hiệu quả đó vạch ra con đường thông suốt để chinh phục. Chiến lược này như kim chỉ nam để bạn có một cách học hiệu quả hơn, dễ dàng để qua đó tăng niềm cảm hứng khi học tiếng Anh của bạn.
Xem thêm
Mẹo phát âm tiếng anh chuẩn dành cho người mới học
Phương pháp luyện đọc hiểu tiếng anh dễ dàng
Related Posts