Posted on

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là phần kiến thức trọng điểm môn Ngữ Văn ở học kì II. Các em cần nắm chắc phần kiến thức này để có thể tự tin hơn khi làm các bài thi và bài kiểm tra.

Trong bài viết này, Mcbooks sẽ hướng dẫn cách em cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến tán thành). Các em hãy tham khảo nhé!

I. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống
Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

II. Phân tích bài viết tham khảo

Phân tích bài mẫu “Trường học đầu tiên::

Phân tích bài văn nghị luận mẫu "Bài học đầu tiên"
Phân tích bài văn nghị luận mẫu “Bài học đầu tiên”

III. Quy trình các bước viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

1. Bước 1: Chuẩn bị

– Lựa chọn đề tài từ một số vấn đề sau:

+ Sự hỗ trợ của người khác và nỗ lực của bản thân, yếu tố nào quan trọng hơn đối với sự thành công của mỗi người.

+ Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?

+ Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên?

+ Đồ dùng bằng nhựa, tiện ích và tác hại.

+ Tha thứ cho người khác, dễ dãi hay phép màu cho cả người đó và chính mình?

+ Nơi lạnh giá nhất trên thế giới có phải là nơi thiếu tình yêu thương?

+ Tự học có phải là cách học tốt nhất?

– Tìm ý:

– Ghi những thông tin tìm ý theo phiếu sau:

Phiếu tìm ý khi chuẩn bị viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Phiếu tìm ý khi chuẩn bị viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

– Lập dàn ý:

Thực hiện lập dàn ý theo mẫu sau:

Mẫu lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống
Mẫu lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống

2. Bước 2: Viết bài văn

Viết bài văn theo dàn ý đã lập. Chú ý triển khai đầy đủ các ý có trong dàn ý bằng các từ ngữ phù hợp; phần mở bài cần giới thiệu được vấn đề rõ ràng, ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc; phần thân bài triển khai ít nhất mỗi ý thành một đoạn văn. Trong bài viết cần sử dụng các phương tiện liên kết các câu trong đoạn và giữa các đoạn trong bài.

3. Bước 3: Chỉnh sửa bài viết

– Căn cứ vào yêu cầu về nội dung, bố cục để tự kiểm tra và sửa chữa. – Có thể kiểm tra theo bảng kiểm sau:

Bảng kiểm tra bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống
Bảng kiểm tra bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống

Bảng kiểm bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến tán thành)

IV. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống tham khảo

Đề tài: Trò chơi điện tử mang lại lợi ích hay tác hại cho học sinh? Ý kiến: Trò chơi điện tử vô cùng tai hại với học sinh.

Trò chơi điện tử là trò chơi ứng dụng công nghệ số hết sức phổ biến. Vậy nghiện trò chơi điện tử ở học sinh mang lại lợi ích hay tác hại khôn lường đây? Bày tỏ ý kiến về vấn đề này Trúc Lâm đã có ý kiến: “Trò chơi điện tử một khi đã nghiện thì sẽ vô cùng tai hại, mang đến bao hệ lụy tồi tệ cho học sinh”. Tôi hoàn toàn đồng tình với điều đó.

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng chính trò chơi điện tử đã làm sức khỏe, tinh thần của học sinh suy giảm nghiêm trọng. Suốt ngày ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại chơi game, các bạn học sinh sẽ phải đón nhận hàng loạt những “vị khách không mời mà đến” nào cận thị, loạn thị, cong vẹo cột sống lại còn suy nhược cơ thể. Chẳng những thế tinh thần sa sút uể oải, rối loạn hành vi, tính tình dễ cáu kỉnh, gắt gỏng cũng sẽ tìm đến làm bạn với những học sinh ham chơi điện tử. Chẳng những thế, chỉ vì chơi điện tử quá mức, nhiều bạn học sinh còn rơi vào trạng thái trầm cảm. Theo một nghiên cứu từ bệnh viện tâm thần trung ương, 85% học sinh bị trầm cảm đều có liên quan đến trò chơi điện tử. Thậm chí có trường hợp vì ngồi máy tính liên tục hàng chục giờ, ăn uống qua loa có học sinh đã đột tử, gục chết ngay trên bàn máy tính.

Tác hại của trò chơi điện tử, không dừng lại ở việc phá hoại sức khỏe, tình hình học tập của học sinh rơi vào sa sút cũng từ việc chơi điện tử mà ra. Thật đáng buồn khi phải nói rằng ngày nay, đa số học sinh chểnh mảng, lơ là học tập đều vì nghiện trò chơi điện tử. Say sưa trước những hoạt động trên thế giới ảo, các bạn học sinh đâu còn nhớ gì đến bài vở học hành. Thời gian để tự ôn bài, các bạn ấy dâng tặng cho trò chơi điện tử. Trên lớp học, tâm trí thay vì say sưa theo lời giảng của thầy cô, các bạn ấy lại chỉ nghĩ đến điện tử. Chữ nghĩa, tri thức bao lâu tích lũy vì điện tử mà theo gió bay đi cả. Học chẳng nhớ, tư duy chẳng tập trung, chẳng mấy chốc mà các bạn ấy học hành sa sút, tuột dốc không phanh. Chẳng nói đâu xa xôi, ngay như lớp tôi cũng phải có đến năm, bảy bạn tụt hạng học hành vì điện tử. Nếu tính cả trường, cả thành phố, cả nước thì con số học sinh học yếu dần, dốt dần vì nghiện điện tử là chẳng thể nào đếm xuể.

Đáng buồn biết mấy, chính trò chơi điện tử đã khiến không ít bạn học sinh thay đổi nhân cách phẩm chất theo chiều hướng xấu! Từ chỗ là con ngoan trò giỏi, sa vào trò chơi điện tử một thời gian, các bạn ấy trở nên xấu tính đi lúc nào không biết. Không còn biết sống yêu thương, không còn năng động tích cực và tự giác, không còn cởi mở và dễ sẻ chia, các bạn ấy thường khép mình lại hoặc trầm tính, khô khan, ít nói ít cười, cục cằn thô lỗ, lại còn có thể trở nên dối trá, lừa gạt. Từ trò chơi điện tử sa chân vào tệ nạn xã hội hay vi phạm pháp luật là một con đường rất ngắn. Nếu lên google và gõ từ khóa “những vụ án vì trò chơi điện tử ở học sinh” thì thật bất ngờ khi Internet cho tới hơn một triệu kết quả. Kết quả khổng lồ ấy thật khiến người ta giật mình. Cách đây không lâu có một nam sinh vì làm theo nội dung trong trò chơi điện tử mà bắt cóc một em nhỏ rồi gây ra cái chết cho em. Hay hai anh em N.V.C và N.V.T vừa mới mười một và chín tuổi đã giết hại bà nội chỉ để lấy đi bốn mươi ngàn đồng để chơi game thật khiến chúng ta kinh sợ! Nghiện trò chơi điện tử, các bạn học sinh đã tha hóa biến chất đi tự lúc nào và theo đó cũng gây nên những vụ việc rúng động làm mất an ninh trật tự xã hội.

Người ta thường nói, cái gì lạm dụng quá cũng không tốt. Với trò chơi điện tử điều đó lại càng đúng. Ý kiến của Trúc Lâm cũng quả thật xác đáng. Trước những tác hại mười mươi của “cơn sóng thần” kinh hoàng mang tên nghiệp game, thiết nghĩ mỗi học sinh cần phải có cách để lập tức ứng phó. Mỗi bạn hãy xem trò chơi điện tử chỉ là một phương tiện giải trí đơn thuần và đặt ra chừng mực giới hạn không chơi quá 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó hãy tăng cường tham gia các hoạt động cộng đồng, thể dục thể thao để tránh xa sự cám dỗ của trò chơi điện tử.

Kiến thức về viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống được trình bày rất chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2.

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1Hx8QMXVh5uX2vHviulu31y6kUeI9MC9P/view

Để học tốt tiếng kiến thức lớp 7, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách lớp 7 khác của Mcbooks về các môn Toán, Tiếng Anh nữa nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh lớp 7 hàng đầu tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger