Posted on

Con hổ có nghĩa lớp 7 là kiến thức ở học kì II. Các em cần ôn luyện kĩ văn bản này vì đây là phần kiến thức quan trọng, rất có thể xuất hiện trong các bài kiểm tra hay bài thi học kì II lớp 7.

Trong bài viết này, Mcbooks sẽ phân tích văn bản Con hổ có nghĩa. Các em hãy tham khảo nhé!

I. Truyện con hổ có nghĩa lớp 7

Câu chuyện 1:

Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ. Sẵn có thuốc mang theo trong túi, bà liền hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc. Bà đỡ biết hổ tặng mình, cầm lấy. Hổ đực đứng dậy đi, quay nhìn bà, bà theo hổ ra khỏi rừng. Được mấy bước, trời sắp sáng, bà giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”. Hổ vẫn cúi đầu quẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Bà đi khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Bà về đến nhà, cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc ấy mà bà mới sống qua được.

Câu chuyện 2:

Người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang, đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem, thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra. Nhìn kĩ miệng hổ thấy có khúc xương mắc ngang họng, bàn chân hổ thì to, càng móc, khúc xương càng vào sâu. Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi. Bác tiều nói to: “Nhà ta ở thôn mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”. Sau đó, bác tiều ra về. Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc. Sớm hôm sau, có một con nai chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều.

II. Khái quát chung

1. Giới thiệu tác giả Vũ Trinh

Vũ Trinh là tác giả sống vào nửa cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XIX. Ông là người làng Xuân Lang, huyện Lương Tài, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh). Xuất thân trong một dòng dõi khoa bảng.

Các tác phẩm của Vũ Trinh:

+ Cung oán thi tập (thơ)

+ Sứ Yên thi tập (thơ)

+ Lan Trì kiến văn lục (truyện truyền kì)

Nhận xét về tác giả Vũ Trinh:

Vũ Trinh sẵn ôm tài chí kinh bang tế thế, song gặp thời ngang trái, mới lẫn tăm hơi chốn lều tranh… ( Ngô Thì Hoàng )

2. Giới thiệu văn bản Con hổ có nghĩa

Con hổ có nghĩa là truyện thứ 8 trong số 45 truyện của Lan Trì kiến văn lục – một trong những tác phẩm truyền kì đỉnh cao của văn học trung đại. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán.

Con hổ có nghĩa kể hai mẩu chuyện về cách ứng xử đầy nhân nghĩa biết báo ơn của con hổ với con người đã có công giúp đỡ mình, để qua đó thể hiện bài học giáo dục đạo lí, lối sống ý nghĩa.

III. Đọc hiểu văn bản Con hổ có nghĩa lớp 7

1. Đọc hiểu hình thức và chỉ ra sự khác nhau về mặt hình thức của văn bản đọc kết nối với văn bản đọc chính

1.1. Đọc hiểu hình thức văn bản Con hổ có nghĩa

Đọc hiểu hình thức văn bản Con hổ có nghĩa
Đọc hiểu hình thức văn bản Con hổ có nghĩa

1.2. So sánh sự khác nhau về mặt hình thức của văn bản đọc kết nối với hai văn bản đọc chính

So sánh sự khác nhau về mặt hình thức của văn bản đọc kết nối với hai văn bản đọc chính
So sánh sự khác nhau về mặt hình thức của văn bản đọc kết nối với hai văn bản đọc chính

2. Đọc hiểu nội dung văn bản đọc kết nối

2.1. Các con hổ được nhận sự giúp đỡ

  • Mẩu chuyện thứ nhất

– Ban đầu bà đỡ Trần sợ chết khiếp, không dám động đậy.

– Con hổ đực chỉ dẫn bà đỡ Trần nhìn hổ cái và chảy nước mắt.

– Con hổ cái được bà đỡ Trần cho uống thuốc kích đẻ, xoa bóp bụng, đỡ đẻ cho nó.

  • Mẩu chuyện thứ hai

– Con hổ mắc cúi đầu cào đất, nhảy lên nhảy vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, máu chảy lênh láng.

– Bác tiểu phu hổ lớn: “Cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho người”.

– Con hổ nằm phục xuống, há miệng cầu cứu.

– Bác tiểu phu thò tay vào cổ họng hổ lấy ra một chiếc xương bò to như cánh tay.

2.2. Cách con hổ tri ân

  • Mẩu chuyện thứ nhất

– Con hổ đực tri ân với bà đỡ Trần:

+ Có thái độ đầy biết ơn: đến bên bà đỡ, quỳ chân trước trên đất, vừa quỳ vừa nhìn.

+ Có hành động tạ ơn bằng vật chất: đưa một khối bạc cho bà đỡ Trần.

+ Có hành động tạ ơn bằng cử chỉ: dẫn bà đỡ ra khỏi rừng, quẫy đuôi tỏ ý tiễn biệt, quan sát chờ bà đỡ đi xa mới bỏ đi.

+ Bộc lộ tình cảm trân trọng, lưu luyến: gầm lớn.

  • Mẩu truyện thứ hai

– Con hổ tri ân với bác tiều phu:

+ Có cử chỉ tri ân: vừa bỏ đi vừa nhìn khuôn mặt bác tiều; dụi đầu vào quan tài, đi quanh quan tài vài vòng.

+ Có hành động tạ ơn bằng vật chất trong thời gian dài: mang một con hươu tới nhà bác tiều phu sau đó mấy ngày; mang hươu, lợn … vào mỗi dịp giỗ bác tiểu, mấy chục năm liền.

+ Bộc lộ tình cảm trân trọng, thương xót dành cho bác tiều: gầm gừ, gào lớn.

2.3 Điểm tương đồng của hai mẩu chuyện

  • Tương đồng về nhân vật có nghĩa:

– Đều là nhân vật con hổ – loài vật nổi tiếng hung dữ, tàn nhẫn, thường được biết đến là kẻ có thể làm hại con người.

Chúng đều gặp khó khăn, rơi vào tình huống ngặt nghèo, nguy hiểm, cấp bách.

– Sau khi được giúp đỡ, chúng đều có những hành động cử chỉ biết ơn và đền đáp chân thành.

  • Ý nghĩa việc xây dựng hai câu chuyện với nhân vật tương đồng

– Sự khó khăn, nguy hiểm hay những tình thế ngặt nghèo là điều mà bất kì ai, dù là kẻ mạnh đều có thể gặp phải trong cuộc sống.

Khẳng định sự tri ân, “có nghĩa” của con hổ không phải là hành vi cá biệt, đơn lẻ mà là ứng xử thường gặp, thường thấy, nên làm trong cuộc sống.

3. Ý nghĩa văn bản

– Qua những hành động tri ân của những con hổ, văn bản đã gửi đến người đọc thông điệp sống “có nghĩa”. Ngay cả những loài vật hung dữ, lạnh lùng cũng biết sống nhân nghĩa, biết tri ân, báo đáp người đã có công, có ơn với mình. Vì vậy, mỗi con người lại càng nên biết sống tri ân trong cử chỉ, thái độ tình cảm chứ không phải chỉ bằng vật chất.

– Câu chuyện cũng khẳng định việc tốt bụng, biết giúp đỡ người khác là điều tự nhiên trong tâm hồn của mỗi con người. Và vì vậy, nếu có cơ hội, chúng ta hãy sẵn lòng, cưu mang giúp đỡ người khác, giúp đỡ vì lòng tốt chứ không vì sự mưu cầu lợi ích nào khác.

Kiến thức về văn bản Con hổ có nghĩa lớp 7 được trình bày rất chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2.

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1Hx8QMXVh5uX2vHviulu31y6kUeI9MC9P/view

Để học tốt tiếng kiến thức lớp 7, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách lớp 7 khác của Mcbooks về các môn Toán, Tiếng Anh nữa nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh lớp 7 hàng đầu tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger