Posted on

Khả năng ghi nhớ hay trí nhớ của trẻ mầm non là nền tảng quan trọng, là tài sản vô giá giúp các con khi lớn lên sẽ học tập và làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, trí nhớ không tự nhiên mà có được, nó được hình thành và phát triển thông qua sự rèn luyện, trau dồi của mỗi một cá nhân ngay từ khi còn nhỏ.

Bố mẹ đang có con nhỏ ở độ tuổi mầm non nên lưu ý những bí quyết dưới đây để giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và học tập tốt hơn nhé!

Tại sao cần rèn luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ mầm non

Khả năng ghi nhớ của trẻ mầm non 3 – 6 tuổi là phát triển mạnh mẽ nhất. Ví dụ, trẻ có thể nhớ được những vần thơ cùng âm và thậm chí đọc lại cho người khác nghe. Trẻ cũng bắt đầu chỉ ra được các chữ cái và số mà mình nhớ được, gọi tên chúng, và có thể đếm đến 4 đồ vật, sắp xếp chúng theo màu sắc và hình dạng.

Trong giai đoạn này, bố mẹ nên đọc nhiều sách cho trẻ để phát huy hết các khả năng tư duy của não bộ và kích trí phát triển trí thông minh ở trẻ.

Theo giáo sư Shichida vào thời kì năng lực ghi nhớ lên đến đỉnh cao như lúc 2 – 3 tuổi mà cho trẻ luyện trí nhớ thì rất có ích: Một mặt làm cho khả năng ghi nhớ cao được phát triển, định hình thành năng lực của trẻ, mặt khác những kiến thức thu nạp được này sẽ còn đọng lại trong kho ý thức tiềm tàng của cả cuộc đời, sau này làm nền tảng để chúng có được năng lực xuất sắc và khả năng tư duy cao.

Khả năng ghi nhớ của trẻ mầm non 3 – 6 tuổi là phát triển mạnh mẽ nhất.
Khả năng ghi nhớ của trẻ mầm non 3 – 6 tuổi là phát triển mạnh mẽ nhất.

Một số bài tập rèn trí nhớ cho trẻ mầm non

Dưới đây là một số bài tập rèn trí nhớ (khả năng ghi nhớ) cho trẻ mầm non:

– Đọc hoặc kể cho trẻ nghe một câu chuyện, sau đó yêu cầu trẻ kể lại;

– Yêu cầu trẻ quan sát một nhóm các con vật, đồ vật trong khoảng 1 phút, rồi cất chúng đi và yêu cầu trẻ nói xem chúng nhớ được gì nào (tên, đặc điểm);

Bố mẹ nên thường xuyên cho con làm các bài tập rèn luyện khả năng ghi nhớ
Bố mẹ nên thường xuyên cho con làm các bài tập rèn luyện khả năng ghi nhớ

– Cho trẻ quan sát một nhóm 5-10 đồ vật hoặc con vật trong khoảng 1 phút, sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt lại hoặc quay mặt đi (cùng lúc đó, bí mật lấy đi hoặc thêm vào, hoặc đổi chỗ), khoảng 30 giây sau yêu cầu trẻ phát hiện xem những đồ nào còn thiếu hoặc đã bị đổi chỗ.

– Tương tự có thể cùng trẻ chơi trò “chiếc túi thần kỳ”: lấy một cái túi màu tối yêu cầu trẻ chọn 5-10 đồ vật/con vật/các loại củ quả… Mỗi thứ trước khi cho vào túi đều cho trẻ có thời gian (khoảng 20-30 giây) quan sát, gọi tên, ghi nhớ màu, đặc điểm của chúng. Tùy theo độ tuổi hay năng lực của trẻ mà xác định số lượng, loại đồ vật/con vật… nào được bỏ vào trong túi. Sau khi tất cả mọi thứ đã cho vào trong túi, hãy yêu cầu trẻ thò tay vào túi (không được nhìn) lấy ra từng thứ gọi tên và nói xem chúng màu gì? Khi còn khoảng 2-3 thứ trong túi hãy cho trẻ đoán xem trong túi còn những thứ gì, màu sắc, đặc điểm của những thứ này.

– Đặt trước mặt trẻ 5 – 10 cái hộp. Trong 3 hộp có để đồ gì đó. Hãy cho trẻ đoán xem hộp nào có đồ. Không có trẻ nào ngay từ đầu đã đoán đúng cả 3 cái hộp có đồ. Hãy làm thử từ 1 hộp trước.

– Đặt lên bàn 5 – 10 món đồ, cho trẻ nhìn kĩ trong khoảng 1 phút, rồi giấu đi 1 món, đố trẻ biết đó là món đồ gì, màu sắc, đặc điểm của chúng. Hãy thực tập nhiều lần các bài tập rèn luyện trí nhớ kiểu này và cắt may, bổ sung cho hấp dẫn, vừa sức từng trẻ sẽ rất có ích trong việc giúp trẻ phát triển trí nhớ.

– Cũng liên quan đến trí nhớ, ta phải dạy trẻ khả năng quan sát. “Cửa hàng bày bán cái gì”, chẳng hạn thế, để rèn cho trẻ khả năng nhớ được nhiều món đồ bày trong cửa hàng. Mẹ với con thi với nhau xem ai nhớ được nhiều hơn.

Điều quan trọng là, với trẻ mầm non, càng cho trẻ quan sát được càng nhiều càng tốt. Dẫn trẻ đến công viên, cho xem các con thú, cho xem hoa, cây cảnh,… Dẫn trẻ đến cửa hàng bán chim, thú cảnh, cho trẻ quan sát. Và yêu cầu trẻ nói về cái vừa xem, vừa nhìn thấy đó để đánh giá khả năng quan sát và ghi nhớ của trẻ. Cho trẻ đi vườn bách thú, vườn thú biển, khu vui chơi, đến viện bảo tàng… càng nhiều càng tốt, và cho trẻ kể lại những gì chúng nhìn thấy ở những nơi trẻ vừa đi. Cũng có thể cho trẻ đi bus, tàu điện đến bờ biển, vườn táo… để được nhiều dịp quan sát thế giới xung quanh hơn.

Bí quyết rèn luyện trí nhớ cho trẻ mầm non

Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng để não bộ có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo. Nếu trẻ được ngủ sớm, ngủ đủ giấc trong một ngày sẽ giúp trí nhớ tốt hơn.

Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái

Lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến việc ghi nhớ của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bố mẹ nên lưu ý luôn giúp trẻ giữ tinh thần lạc quan, thoải mái dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Vui vẻ, lạc quan giúp trẻ mầm non có trí nhớ tốt hơn
Vui vẻ, lạc quan giúp trẻ mầm non có trí nhớ tốt hơn

Rèn luyện khả năng tập trung cao

Sự tập trung có vai trò quyết định đối với kết quả công việc và học tập cũng như vậy. Khi có thói quen tập trung cao độ, não bộ của trẻ sẽ giải quyết một cách trơn tru mọi vấn đề mà chúng đang muốn làm sáng tỏ.

Sự liên tưởng

Phương pháp hữu ích để giúp trẻ rèn luyện trí nhớ tốt là sự liên tưởng.Hằng ngày, trẻ phải nhồi nhét một đống kiến thức nào là những con số, các sự kiện, mốc thời gian,… trẻ không thể nào có thể nhớ hết tất cả những thứ đó được. Tuy nhiên nếu thêm vào một chút liên tưởng hài hước, ngộ nghĩnh bằng những hình ảnh sống động, vui nhộn thì việc ghi nhớ ấy sẽ trẻ nên dễ dàng hơn.

Lặp đi lặp lại

Thông thường, một việc khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và liên tục trong thời gian dài sẽ giúp não bộ của trẻ ghi nhớ nhanh và chính xác nhất. Tuy nhiên, trẻ cần phải hiểu vấn đề mà mình đang học là gì, đừng chỉ lặp đi lặp lại như một cái máy mà không hiểu vấn đề mình đang học là gì!

Xâu chuỗi các sự kiện trọng ngày trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn hãy giúp trẻ hình dung, ghi nhớ, sắp xếp lại những kiến thức mà mình đã học. Đây là cách hay để trẻ nhớ lại bài một cách khoa học và nhanh nhất. Tương tự, sau khi thức giấc cũng là lúc não bộ có khả năng ghi nhớ tốt nhất. Đó là lý do tại sao khi trẻ học bài vào lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy thường tiếp thu bài vở nhanh hơn.

Trí nhớ sẽ mất dần đi do sự lười biếng của con người. Do đó, ngay từ bây giờ, bố mẹ hãy giúp trẻ mầm non rèn luyện khả năng ghi nhớ mỗi ngày bằng các bí quyết đơn giản trên.

Ngoài ra, bố mẹ nên tham khảo và mua cho con cuốn Ong vàng siêu trí tuệ – Quan sát, tập trung, ghi nhớ trong bộ sách Ong vàng siêu trí tuệ của Mcbooks để con có thêm tài liệu và được rèn luyện khả năng tập trung mỗi ngày nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách phát triển kỹ năng cho trẻ mầm non hàng đầu tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger