Posted on

Sau 10 năm làm việc và giúp đỡ hàng chục ngàn lượt bạn đọc, chúng tôi phát hiện rằng, có rất nhiều người không biết học từ vựng ngoại ngữ thế nào cho nhanh và hiệu quả. Nhất là những ai mới bắt đầu!

Đó là lý do mà bài viết này ra đời, nhằm giúp bạn đọc nắm được những nguyên tắc tối quan trọng khi học từ vựng. Mà nếu áp dụng, chúng tôi tin nó sẽ giúp bạn sẽ tiết kiệm nhiều tháng trời học tập và công sức.

I. BÍ MẬT VỀ TRÍ NHỚ

Nhìn chung, mọi vấn đề đều có những điểm mấu chốt mà khi giải quyết được, ta sẽ vượt qua.Với học từ vựng, chúng nằm ở 2 điểm mấu chốt đó là: LẶP LẠI và LIÊN TƯỞNG

1. Lặp lại – Con đường ngắn nhất là con đường trực diện nhất

Tôi biết bạn bắt đầu nản khi nghe tới từ khóa này, nhưng hãy cứ bình tĩnh và tiếp tục bài đọc, sẽ có nhiều thông tin mà bạn không muốn bỏ qua.

Sự thật là khi bạn học một từ mới thì với não bộ, quá trình ấy xảy ra như sau:

Giai đoạn 1: Thông tin về từ mới đó (cách phát âm + phần chữ viết + ý nghĩa) sẽ được nạp vào bộ nhớ ngắn hạn của não bộ.

Bộ nhớ ngắn hạn thường chỉ kéo dài một vài ngày, đó là lý do tại sao có những từ chỉ sau một hôm học bạn đã quên.

Giai đoạn 2: Khi việc tiếp xúc của não bộ với thông tin về từ đó được lặp lại đủ nhiều (qua nghe, nói, đọc, viết), nó sẽ được nạp và ghim vào bộ nhờ dài hạn của bạn. Bấy giờ bạn mới thực sự sở hữu nó, thành thục sử dụng nó.

“Chà, thế thì có quái gì đặc biết đâu. Mình muốn tìm cách học từ vựng hiệu quả cơ mà” – Tôi tin, hẳn bạn đang nghĩ vậy nhỉ?

Nhưng bắt đầu bằng từ khóa “LẶP LẠI” này, là điều tôi muốn làm. Bởi từ nay, bạn biết chắc nếu ai đó nói “không cần lặp lại đủ để thực sự làm chủ từ vựng”, bạn biết chắc đó là lời dối trá.

Để thực sự nằm lòng các từ vựng, “Lặp lại” là con đường duy nhất.

Nhưng may mắn thay,  trên con đường ấy, sẽ có những phương pháp để bạn TRẢI QUA GIAI  ĐOẠN 1 NHANH HƠN và  ĐI HẾT GIAI ĐOẠN 2 NHẸ NHÀNG, KHÔNG CHÁN NẢN.

2. Liên kết & cảm xúc

Tonybuzan là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trí nhớ và cũng là cha để của phương pháp Sơ đồ tư duy được sử dụng rộng rãi ngày nay. Trong cuốn sách Master Your Memory, ông đã chia sẻ về chìa khóa để đột phá khả năng ghi nhớ cho bất kì ai. Chìa khóa ấy chính là sự “LIÊN KẾT”

Về  bản chất, quá trình nhớ là một quá trình kết nối/ liên kết. Não chúng ta ghi nhớ 1 thông tin mới bằng cách liên kết (liên tưởng) nó vào các thông tin cũ đã được ghim trước đó trong bộ nhớ (dài hạn hoặc ngắn hạn). Và bí mật là: Số lượng liên kết càng nhiều, và chất lượng liên kết càng cao, thì việc ghi nhớ thông tin đó càng hiệu quả. Ngược lại, nếu số lượng liên kết không nhiều mà chất lượng các liên kết cũng không cao, thì rất dễ sau một thời gian, chúng bị đứt và dãn tới tình trạng “Rơi mất từ” đã học khỏi bộ nhớ.

“Điều ấy có nghĩa là số lần học LẶP LẠI không phải vấn đề, mà trong những lần học LẶP LẠI ấy, có bao nhiêu lần các LIÊN KẾT được hình thành. Và chất lượng của các LIÊN KẾT có mạnh hay không. Liên kết càng mạnh khi nó gắn với những hình dung về HÌNH ẢNH, HOẠT ĐỘNG cụ thể và khơi gợi lên CẢM XÚC trong bạn”

II. VẬY TA CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ HƠN?

Đương nhiên LẶP LẠI là thứ bạn cần làm (thông qua nghe, nói, đọc viết) từ vựng đó. Nhưng mỗi lần lặp lại, hãy tạo ra càng nhiều liên tưởng trong đầu với thông tin của từ đó càng tốt, dưới đây là 5  phương pháp bạn rất nên thử (nhất là 2 cách cuối).

1. Đặt các câu, chêm từ

Khi học từ mới, đừng học riêng lẻ mà hãy tìm cách đặt chúng trong những câu hoàn thiện. Câu ấy không nhất thiết phải viết 100% bằng tiếng Hàn, mà khi khởi đầu, bạn có thể chêm lẫn tiếng Việt vào cho dễ dàng hơn.

Mỗi lần đặt câu là một lần tạo sự liên kết mới trong đầu với từ vựng.

Một mẹo khác là hãy chú ý những sự kiện xảy ra với chính bạn trong ngày, và bắt lấy những sự kiện gợi lên trong bạn một cảm xúc mạnh (bị cảnh sát giao thông bắt vì phạm luật chẳng hạn), và tìm ngay các từ tiếng hàn liên quan để tập mô tả, kể lại, viết lại tình huống đó.

Hoạt động này rất hiệu quả, vì tính liên tưởng và cảm xúc rất rõ. Và sẽ càng tuyệt vời nếu bạn biến nó được thành 1 thói quen.

2. Học theo trình tự, chủ đề và tổng hợp bằng sơ đồ tư duy

Các từ nên được học theo một trình tự hay chủ đề nào đó có liên quan tới nhau. Việc ấy giúp quá trình liên tưởng dễ hơn. Và sẽ càng tuyệt vời nếu bạn sắp xếp tổng hợp chúng trong 1 sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.

3. Hãy học từ kèm theo hình ảnh

Bởi hình ảnh tạo liên tưởng rất mạnh. Đấy là lý do tại sao nhiều người tạo ra các thẻ từ vựng flashcard thậm chí dùng giấy nhớ, dán vào các đồ vật xung quanh và viết lên đó từ tiếng Hàn tương ứng.

Một bộ sách rất hiệu quả vừa học từ theo chủ đề và tận dụng hình ảnh mà bạn nên tham khảo.

4. Sử dụng phương pháp âm thanh tương tự để ghi nhớ.

Phương pháp này hiểu nôm na, là có 1 từ tiếng Hàn, chúng ta sẽ chế ra 1 đoạn âm thanh tương tự bằng tiếng Việt có cách đọc hao hao với nó. Sau đấy, chế 1 câu chuyện sao cho âm thanh tương tự này dính được với nghĩa tiếng Việt.

Lấy ví dụ từ 우유  mang ý nghĩa là “sữa”, còn âm thanh (phát âm) của nó có nét tương đồng với “u yu” hay U Ru trong tiếng Việt. (Bạn nên google từ này để nghe cách phát âm chuẩn nhé).

“U” thì ta liên tưởng tới hình ảnh  bà mẹ (theo cách gọi xưa). Còn “Ru” làm ta liên tưởng tới ru con.

Với các yếu tố trên, câu chuyện có thể được hình thành sẽ là: “U đang Ru em bé ngủ với chai sữa trên tay” .

Quá trình bạn liên tưởng, tưởng tượng ra được câu chuyện và viết nó xuống là một quá trình ghi nhớ cực kỳ hiệu quả. Nghịch lý là câu chuyện tạo ra càng thú vị, hài hước, kể cả xàm, thì càng nhớ nhanh và lâu. Vì chúng tạo ra những liên kệt mạnh! (Tức gợi ra được hình dung về Hình Ảnh, Hoạt Động cụ thể và khơi gợi ra được Cảm Xúc).

Cách học này đặc biệt phát huy hiệu quả nhát là trọng việc nạp số lượng lớn thông tin từ vựng vào bộ nhớ Ngắn Hạn.

Bạn cũng không cần quá lo lắng nó sẽ làm hỏng phát âm vì âm thanh tương tự không phải âm thanh chuẩn, vì từ bộ nhớ Ngắn Hạn tới bộ nhớ Dài Hạn, quá trình LẶP LẠI (qua nghe, nói) sẽ thay thế một cách tự nhiên phần âm thanh tương tự bằng phát âm đúng.

5. Học từ vựng qua âm Hán Hàn

Nhiều từ tiếng Việt có gốc Hán, và nhiều từ tiếng Hàn cũng vậy. Điều ấy tạo ra sự liên kết tự nhiên giữa 2 ngôn ngữ.

Và bạn còn nhớ nguyên tắc ghi nhớ LIÊN KẾT không?

Các từ Hán Việt chính là những “thông tin cũ đã được ghim trước đó trong bộ nhớ”, nên kết nối chúng với các từ Hán Hàn sẽ rất dễ dàng.

Lấy ví dụ với từ “감 (nó được đọc gần giống chữ “cảm” trong tiếng việt)

감: cảm (cảm giác)

Một số từ trong tiếng Hàn, cũng chứa 감 với ý nghĩa như sau:

공감: đồng cảm

감정: cảm tình

감개무량: cảm khái vô lượng (rất cảm động)

감격: cảm kích

감촉: cảm xúc

=> Như vậy, từ cái gốc là 감: cảm (cảm giác), khi học bạn hãy kết hợp cùng sơ đồ tư duy để học luôn cả cụm 5 từ nói trên. Chúng có liên quan tới nhau, nên rất dễ nhớ, và đỡ mất công.

Một ví dụ khác thú vị hơn rất nhiều giúp các bạn có thể học được nhiều từ vựng màxuất phát từ 1 từ gốc:

학생 : 학 âm hán nghĩa là học, 생 âm hán nghĩa là sinh

학생 có nghĩa là học sinh.

Khi đó ta có thể ngầm hiểu chữ 학 sẽ dịch thành “học”. Từ  đó chúng ta có thể học được rất nhiều từ như sau:

Hướng dẫn cách học từ vựng theo âm Hán Việt.

학 생

(học) (sinh)

학 교 생 일

학 당

과 학

문 학

học giáo (trường học) sinh nhật

생 산

sinh sản

생 물

sinh vật

생 태

sinh thái

học đường

khoa học

văn học

Như vậy, chỉ từ một từ 학생 ta có thể học thêm được nhiều từ mới một lúc cũng bằng cách nhớ âm Hán Việt.

=====

III. LỜI KẾT

Bạn thân mến, tôi hy vọng rằng qua bài đọc này, bạn đã tìm được những thông tin hữu ích cho hành trình chinh phục Tiếng Hàn sắp tới. Đó có thể là một chặng đường không dễ dàng, nhưng nếu quyết tâm, bạn nhất định sẽ thành công!

From Changmi with Love!

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger