Posted on

Đường vào trung tâm vũ trụ lớp 7 là kiến thức nằm trong học kì II. Đây là phần kiến thức khá quan trọng nên các em cần lưu ý để có thể đạt điểm cao trong các bài kiểm tra trên lớp.

Trong bài viết này, Mcbooks sẽ giới thiệu đến các em phần soạn văn Đường vào trung tâm vũ trụ lớp 7. Mời các em tham khảo!

I. Khái quát chung

1. Tác giả Hà Thủy Nguyên

Hà Thủy Nguyên tên thật là Nguyễn Thị Phương Thảo, sinh năm 1981 tại Hà Nội. Hà Thủy Nguyên vừa là một nhà văn, vừa là một biên kịch của nhiều bộ phim truyền hình thành công.

Tác giả Hà Thủy Nguyên
Tác giả Hà Thủy Nguyên

– Các tác phẩm đã xuất bản của Hà Thủy Nguyên:

+ Điệu nhạc trần gian (tiểu thuyết, 2005)

+ Cầm thư quán (tiểu thuyết, 2008)

+ Thiên Mã (tiểu thuyết, 2011)

+ Bên kia cánh cửa (tập truyện ngắn, 2013)

+ Mùa dã cổ (thơ, 2015)

+ Thiên địa phong trần (tiểu thuyết, 2019)

+ Vòng nguyệt quế (kịch bản phim),

+ Rubik Tình yêu (kịch bản phim, 2009)

+ Blog nàng dâu (kịch bản phim viết chung, 2009)

+ Nếp nhà (kịch bản phim viết chung, 2010, 2011)

2. Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ lớp 7

Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ trích từ tác phẩm Thiên Mã, xuất bản năm 2011, đây là cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng pha trộn với các yếu tố huyền bí, được viết với giọng kể của một cô gái mới lớn.

Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ
Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ

II. Đọc hiểu văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ lớp 7

1. Đọc hiểu đặc điểm thể loại truyện khoa học viễn tưởng trong văn bản

1.1. Đề tài

Đề tài của văn bản Đường vào trung tâm vũ trũ chính là cuộc thám hiểm, tìm đường vào trung tâm của vũ trụ.

1.2. Cốt truyện

Cốt truyện tưởng tượng dựa trên giả thuyết về công nghệ gen:

– Nhân vật tôi và Thần Đồng cưỡi Thần Thoại bay đến thánh địa Hy Lạp trên con ngựa Thần Thoại.

– Cả hai khám phá thánh địa và phát hiện “rốn vũ trụ” ở một ổ gà cỡ lớn. – Thần Đồng quay trở về bảo tàng “mượn chìa khóa” – hòn đá Ôm-phe-lốt.

– Nhân vật tôi cùng Thần Đồng và Thần Thoại được vào trung tâm vũ trụ khám phá nơi được xem như bảo tàng kì lạ lưu giữ tất cả những thứ biến mất khỏi mặt đất.

1.3. Tình huống

– Nhân vật tôi và Thần Đồng khám phá bảo tàng trưng bày tượng Nhân Sư trong khu thánh địa Hy Lạp.

– Nhân vật tôi và Thần đồng phát hiện ra dưới cái hố ổ gà là vòng xoay của động cơ – nơi mở ra đường vào Tâm vũ trụ.

1.4. Sự kiện

Phát hiện ra chìa khóa và mở đường vào khám phá Tâm vũ trụ.

1.5. Nhân vật

Nhân vật trong văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương là những con người bình thường nhưng thông minh, ham học hỏi, khám phá: nhân vật tôi – cô bé mới lớn; câu bé Thần Đồng và chú ngựa Thần Thoại.

1.6. Không gian, thời gian

– Không gian trong truyện là:

+ Không gian thánh địa Hy Lạp – nơi có đền thờ các vị thần trong thần thoại Hy Lạp.

+ Không gian giả định – Trung tâm vũ trụ. Nơi đây là một không gian kì lạ – một thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi, không biết đến tận cùng, tít trên cao xanh không có mây, không có mặt trời, trăng sao; xung quanh được thắp sáng bằng bột lần tinh… Không gian trung tâm vũ trụ là một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất như: những cây nấm cổ đại khổng lồ, những con khủng long từ thời tiền sử, những con chim điện quý hiểm, khủng long Spi-nô-số-rớt Ê-gip-ti-cớt khổng lồ,…

+ Không gian tâm Trái Đất thực ra đó là Tâm Vũ Trụ bởi như nhân vật Thần Đồng nói thì Tâm Trái Đất chỉ có khoáng chất, không có sinh vật sống, trong khi đó không gian mà các nhân vật khám phá lại có sự sống phong phú, kì lạ.

– Thời gian trong truyện khi ở khu thánh địa Hy Lạp là thời gian tương đồng với thời điểm tác phẩm ra đời; khi đi vào thung lũng lọt giữa những núi đá cao vợi, thời gian đã dịch chuyển về thời cổ đại, cách thời điểm câu chuyện được kể tới một trăm sáu mươi triệu năm.

2. Nhân vật, hình ảnh kì lạ trong câu chuyện

  • Chú ngựa Thần Thoại

– Được tạo ra bằng cách lấy các thông số gen của thiên nga cấy ghép vào phôi ngựa.

– Chú ngựa có cánh và có sự thông minh khi có thể tự bảo vệ mình.

  • Con chuồn chuồn khổng lồ

– Sải cánh rộng như của loài đại bàng.

– Thân hình nó óng ánh lẫn tinh.

– Bốn cánh khỏe khoắn, đập nhanh như cánh quạt.

  • Đoàn người cá

– Đoàn người cá ngồi trên mỏm đá, người chải dầu, người đọc sách, người chơi nhạc.

– Họ có khuôn mặt của loài người, vá cái đuôi cá giống hệt miêu tả của An-đec-xen trong những câu chuyện cổ tích.

  • Cây nấm trong khu vườn ở trung tâm vũ trụ

– Cây nấm khổng lồ cao hơn hai mét. 3. Nhân vật tham gia thám hiểm

  • Nhân vật cô bé – người kể chuyện

– Mải mê xem xét pho tượng để tìm kiếm manh mối.

– Nóng lòng khám phá trung tâm của vũ trụ.

– Trêu đùa khi Thần Đồng bị hụt chân vào cái hố “Ai bảo có người “mắt toét”.

– Nghĩ đến hòn đá Ôm-phe-lốt để lắp vào hố giữa điện thờ thần A-pô-lô.

– Cảm thấy sợ hãi khi ở lại một mình giữa điện thờ thần A-pô-lô.

– Sửng sốt, ngạc nhiên khi bước vào trung tâm của vũ trụ và ngắm nhìn khung cảnh ở đó.

=> Đánh giá chung: Là cô bé vui tính, thích khám phá.

  • Nhân vật chú bé Thần Đồng

-Nhận định Thánh địa Hy Lạp chính là nơi đặt hòn đá trung tâm của vũ

trụ (ở đâu đó trong đền thờ A-pô-lô – vì câu đố có nhắc đến vị thần đội vòng nguyệt quế và cần bày tỏ lòng thành kính.

– Đi một vòng quanh hố, cúi xuống, sờ soạng dưới đáy, bới hết rác lên cho đến khi chạm vào bề mặt đá.

– Nghĩ ngay đến hòn đá Ôm-phe-lốt để lắp vào hố và lập tức lên đường đi lấy hòn đá.

– Đặt hòn đá Ôm-phê-lốt vào hố và mở ra con đường tới trung tâm của vũ trụ.

– Nghĩ đến cách lưu giữ được các “hiện vật” và sờ lên thân cây để chắc chắn đó không phải là hư ảnh được thời gian lưu giữ tại một chiều không gian thứ tư.

– Lập luận rằng khu vườn chính là Tâm Vũ Trụ chứ không phải Tâm Trái Đất vì Tầm Trái Đất chỉ có khoáng chất.

=> Đánh giá chung:

– Thần Đồng là một cậu bé và cũng là nhà khoa học thông minh, nhanh trí, suy luận lô-gic, rất quyết đoán.

– Cách lập luận, phán đoán của Thần Đồng cho thấy đặc trưng lô-gic trong truyện khoa học viễn tưởng.

4. Kết nối văn bản với cuộc sống

Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ trích Thiên Mã của nhà văn Hà Nguyên Thủy đã kể về hành trình tìm kiếm, phát hiện đường vào trung tâm của Vũ Trụ và những hình ảnh hết sức kì lạ ở trong trung tâm Vũ Trụ. Trong trung tâm Vũ Trụ, những sinh vật từ thời cổ đại đã được tồn tại phong phú, độc đáo như chưa từng bị tuyệt chủng. Chính điều đó đã khẳng định sự sống muốn vàn phong phú tuyệt vời đã từng có trên Trái Đất, nhắc nhở mỗi người trách nhiệm gìn giữ, trân trọng sự sống hôm nay. Đồng thời, trong văn bản có nhắc đến công nghệ gen với việc dựa vào kĩ thuật phân tích thông số gen mà có thể nuôi cấy phôi, tạo ra giống loài mới. Công nghệ gen được sử dụng để tạo nên một sinh vật biến đổi gen là Thần Thoại – một chú ngựa có cánh thông minh, nhanh nhẹn có thể bay giúp cho cô bé và Thần Đồng thực hiện được việc đi đến Bảo tàng khu di tích Đen-phi lấy hòn đá Ôm-phe-lít nhanh chóng và khám phá trung tâm Vũ Trụ an toàn, không sợ nguy hiểm khi dưới kia là khủng long Spi-nô-số-rớt Ê-gip-ti-cớt. Việc tích hợp được những đặc điểm tốt của cả hai loài là ngựa và thiên nga đã mang lại kết quả tốt đẹp và hữu ích. Công nghệ biến đổi gen đã được ứng dụng trong sản xuất cây trồng, y tế… Nếu nghiên cứu kĩ lưỡng, đảm bảo an toàn thì có thể sẽ là công nghệ ứng dụng của tương lai. Tuy nhiên, hiện nay việc nghiên cứu và chế tạo sinh vật biến đổi gen vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Kiến thức về văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ lớp 7 được trình bày rất chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2.

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1HHJj1SClb8fhsj45K_nDXKIgBgnr5AAD/view

Để học tốt tiếng kiến thức lớp 7, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách lớp 7 khác của Mcbooks về các môn Toán, Tiếng Anh nữa nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh lớp 7 hàng đầu tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger