Posted on

Khi nói, người nói cần phân biệt bản thân mình, người nghe với những người khác. Khi đó, cách thức được sử dụng nhiều nhất chính là “gọi tên”.

Tuy nhiên, không phải trong tất cả ngôn ngữ đều có thể gọi tên. Trong tiếng Hàn, việc gọi tên cá nhân, đặc biệt đối với người cao tuổi là điều cấm kị. Mặt khác, dù có thân mật đến mấy cũng không được sử dụng cách xưng hô (you) đối với người cao tuổi. Trong tiếng Hàn, có nhiều loại từ xưng hô có thể thay thế cho cách gọi tên.

1. Gọi tên người trong gia đình

Từ chỉ người trong gia đình là từ dùng để gọi người thân trong gia đình và họ hàng. Ví dụ: 할아버지(ông), 할머니(bà), 언니(chị), 오빠(anh (khi con gái gọi), 형(anh (khi con trai gọi)…

Từ chỉ người trong gia đình khi được sử dụng làm từ xưng hô có thể chia thành các loại: loại từ xưng hô chỉ mối quan hệ gia đình thực tế của người nói, từ xưng hô chỉ mối quan hệ gia đình bắc cầu khi giữa người nói và người nghe có xuất hiện người thứ 3.

Từ xưng hô trong gia đình tiếng Hàn Quốc cũng có rất nhiều điều đáng lưu ý

Ví dụ: Từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình

아버지, 산책 가세요? 저도 같이 갈까요?

(Từ xưng hô chi quan hệ gia đình)

(Bố ơi, bố đi dạo ạ? Con cũng đi cùng bố nhé?)

작은아버지, 작은어머니는 언제 오세요?

(Từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình)

(Chú ơi, khi nào thì cô đến?)

철수야, 선생님이 아저비를 좀 뵙고 싶은데 언제가 좋겠니?

(Từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình bắc cầu)

(Cheol Su ơi, cô muốn gặp bố em, khi nào thì tiện?)

Trong ví dụ trên, từ “bố” và “chú” trong mục a,b là người thân của người nói. Do đó, ví dụ a,b là ví dụ về từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình. Còn “bố” trong mục c không phải là người thân của người nói mà là bố của người nghe, do đó là từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình bắc cầu.

Từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình được chia làm 3 loại: dạng thức cơ bản (ví dụ: 아버지), dạng thức kính ngữ bao gồm “dạng thức cơ bản + nim (님)” (ví dụ: 아버님), dạng thức thân mật (ví dụ: 아빠). Tuy vậy, không phải tất cả từ xưng hô đều có cả 3 loại này.

+ Các loại từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình

Dạng thức thân mật Dạng thức cơ bản Dạng thức kính ngữ
아빠 (bố) 아버지 (bố) 아버님 (bố)
엄마 (mẹ) 어머니 (mẹ) 어머니 (mẹ)
x 할아버지 (ông) 할아버님 (ông)

Yếu tố có vai trò quyết định khi lựa chọn từ xưng hô là gì?

Giống với qui tắc lễ nghi trong ngôn ngữ của tất cả các loại ngôn ngữ khác, “quyền lực (power)” và “khoảng cách (distance)” là những yếu tố gây ảnh hưởng. Trong các mối quan hệ công, “quyền lực (power)” là yếu tố ảnh hưởng. Mối quan hệ càng riêng tư, “khoảng cách (distance)” càng có mức độ ảnh hưởng mạnh hơn so với “quyền lực (power)”. Do đó, người ta có xu hướng sử dụng dạng thức thân mật đối với mẹ – người tạo cảm giác gần gũi hơn so với bố, và sử dụng dạng thức thân mật với con gái lâu hơn so với con trai.

Từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình thường bắt đầu từ dạng thức thân mật khi còn nhỏ, sau đó dần chuyển sang dạng thức cơ bản và dạng thức kính ngữ.

Từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình thường bắt đầu từ dạng thức thân mật khi còn nhỏ, sau đó dần chuyển sang dạng thức cơ bản và dạng thức kính ngữ. Tuy nhiên, đàn ông có xu hướng chuyển từ dạng thức thân mật sang dạng thức kính ngữ sớm hơn so với phụ nữ.

Ví dụ, những người con trai đã đi lấy vợ không gọi bố mình là “아빠”(bố ở dạng thức thân mật)”, song nhiều trường hợp người con gái đã lấy chồng vẫn gọi bố mình là “아빠”. Đồng thời, người ta có xu hướng sử dụng từ xưng hô dạng thức thân mật với người nghe là nữ giới lâu hơn.

Ví dụ, trường hợp người con trai cùng lúc sử dụng từ xưng hô “아버지” (bố ở dạng thức cơ bản)” và “엄마” (mẹ ở dạng thức thân mật)”.

Khi người nói và người nghe trở nên thân thiết hơn, thì dù không phải là họ hàng vẫn có thể sử dụng từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình. Như trường hợp nói với bố của bạn “아버님, 오랜만에인사드립니나.” (Thưa bố, lâu rồi con mới được gặp bố.), người nghe có thể sử dụng cách xưng hô mà người nói đang sử dụng.

Như vậy, phần lớn việc sử dụng từ xưng hô bắt đầu từ cách xưng hô mang tính lịch sự, và khi hai người trở nên thân thiết hơn, sẽ dần chuyển sang từ xưng hô ở dạng thức thân mật. Tuy vậy, “sự thay đổi trong cách xưng hô” của tiếng Hàn rất khác so với “sự thay đổi trong cách xưng hô” của các nước phương Tây.

Ở nền văn hóa của các nước phương Tây, khi trở nên thân thiết, người ta có thể chuyển sang cách gọi tên dù đối phương nhiều tuổi hơn. Song trong tiếng Hàn, hầu như không có trường hợp người nói gọi tên người nghe nhiều tuổi hơn mình.

Tại Hàn Quốc, có cách xưng hô “bố/mẹ của ai đó”. Trong tiếng Hàn, có nhiều trường hợp gắn từ xưng hô chỉ quan hệ gia đình với tên của đứa trẻ như “bố Bo Ram, mẹ Cheol Su”. Ví dụ, gia đình của đứa trẻ tên là Bo Ram đều được gọi với cách xưng hô “bố Bo Ram, ông Bo Ram, anh Bo Ram”. Cách xưng hô này cho thấy đặc trưng của tiếng Hàn không trực tiếp gọi tên người lớn tuổi. Hình thức gọi “mẹ của ai đó” thường được sử dụng trong những tình huống không mang tính nghi thức, trong một nhóm người có cùng tính chất nào đó, nên xuất hiện nhiều trong cuộc sống thường ngày.

Các bạn cần tư vấn phương pháp học tiếng Anh hoặc mua sách học tiếng Hàn, bao gồm sách học ngữ pháp, giáo trình, sách luyện thi Topik, từ vựng tiếng Hàn… vui lòng inbox cho Mcbooks tại fanpage Mcbooks để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách tiếng Anh hàng đầu tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger