Posted on

Truyện ngụ ngôn lớp 7 sẽ xuất hiện trong chương trình học kì 2 lớp 7, vì thế các em cần chuẩn bị tốt phần kiến thức này để đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra đầu giờ trên lớp. Dưới đây là kiến thức về truyện ngụ ngôn lớp 7, bao gồm khái nhiệm, đặc trưng và các văn bản truyện ngụ ngôn xuất hiện trong bài học. Mời các em tham khảo!

I. Tổng quan về truyện ngụ ngôn

1. Khái niệm truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, tái hiện đời sống khách quan, đã xuất hiện trong nhiều nền văn hóa từ thời cổ xưa. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió để người đọc, người nghe có thể chiêm nghiệm, suy ngẫm, rút ra những bài học cho mình.

Khái niệm truyện ngụ ngôn
Khái niệm truyện ngụ ngôn

Một số truyện ngụ ngôn như: Mèo khen mèo dài đuôi, Thầy bói xem voi, Chân, tay, tai, mắt, miệng, Đẽo cày giữa đường, Qua mặc áo lông công, Cà cuống với người tịt mũi, Thả mồi bắt bóng, Mèo ăn chay, Đeo nhạc cho mèo…

* Lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió là một dạng thức ẩn dụ với quy mô lớn hơn, không chỉ ở cấp độ câu, đoạn mà còn bao quát toàn bộ tác phẩm, dùng chỉnh thể các hình ảnh cụ thể trong câu chuyện để diễn đạt những thông điệp, những ý nghĩa trừu tượng.

 

2. Một số yếu tố đặc trưng trong truyện ngụ ngôn

  • Quy mô và hình thức thể hiện

Truyện ngụ ngôn thường có độ dài ngắn, gọn, súc tích. Đây là điểm đặc trưng đầu tiên khiến nó dễ tiếp cận với nhiều đối tượng độc giả, đặc biệt là trẻ em và người học.

Về hình thức, truyện ngụ ngôn có thể được viết bằng văn xuôi hoặc thơ. Trong đó, thể thơ thường xuất hiện muộn hơn nhưng lại để lại dấu ấn sâu sắc, đặc biệt với sự đóng góp nổi bật của La Fontaine – nhà thơ Pháp lừng danh với loạt truyện ngụ ngôn bằng thơ.

 

  • Đề tài gần gũi, mang tính giáo dục

Truyện ngụ ngôn thường xoay quanh các vấn đề đạo đức, ứng xử, thái độ sống của con người trong xã hội. Đó có thể là sự tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hay tính trung thực, khiêm tốn, đoàn kết…

Mỗi truyện giống như một “chiếc gương nhỏ”, phản chiếu hành vi và cách sống của con người, từ đó hướng đến việc giáo dục nhân cách và truyền đạt những giá trị sống tích cực.

 

  • Hệ thống nhân vật đơn giản nhưng giàu tính biểu tượng: 

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là con người, con vật, hoặc đồ vật được nhân hóa. Mỗi nhân vật đại diện cho một nét tính cách hoặc hành vi xã hội nào đó.

  • Không dùng tên riêng: Thay vì gọi bằng tên cụ thể, nhân vật thường được gọi bằng danh từ chung: thỏ, rùa, sói, cáo, sư tử, cây sậy, bác nông dân, thầy bói… Điều này giúp dễ dàng khái quát hóa và tượng trưng hóa ý nghĩa.
  • Được khắc họa qua hành động – lời nói – suy nghĩ: Thay vì miêu tả ngoại hình cầu kỳ, truyện tập trung thể hiện nội tâm và hành vi để người đọc có thể rút ra bài học một cách tự nhiên và sâu sắc.

 

  • Cốt truyện đơn giản nhưng giàu sức gợi

Cốt truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một tình huống trung tâm duy nhất, ví dụ như một hành động, một cách cư xử hay một sai lầm mang tính cá nhân hoặc cộng đồng. Từ đó, người đọc sẽ hiểu được:

  • Vì sao hành động đó đúng/sai?
  • Kết quả của hành động ấy là gì?
  • Bài học nào được rút ra từ câu chuyện?

Dù đơn giản, nhưng mỗi câu chuyện đều có tính biểu tượng cao và giá trị giáo dục sâu sắc.

 

  • Tình huống truyện rõ nét và điển hình

Tình huống trong truyện ngụ ngôn được xây dựng nhằm làm nổi bật đặc điểm nhân vật hoặc phản ánh trực tiếp tư tưởng của tác giả. Một tình huống tốt sẽ giúp:

  • Tạo sự bất ngờ, thú vị khi đọc
  • Dễ dàng nhận diện sai đúng
  • Gợi ra sự đồng cảm hoặc cảnh tỉnh

Ví dụ, trong truyện “Thỏ và Rùa”, tình huống “thi chạy giữa một con vật chậm và một con vật nhanh” là điều phi lý nhưng lại tạo nên bài học sâu sắc về sự kiên trì và chủ quan.

 

  • Không gian – thời gian: mờ cụ thể, đậm tính khái quát

Truyện ngụ ngôn không đặt nặng bối cảnh cụ thể. Không gian thường chỉ là một môi trường đơn giản như khu rừng, cánh đồng, bờ suối…

Thời gian trong truyện không xác định rõ, thường là “một ngày nọ”, “có lần”,… Điều này giúp truyện dễ dàng áp dụng cho nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống thực tế.

 

  • Ngôn ngữ súc tích, hình ảnh, giàu ẩn dụ

Ngôn ngữ truyện ngụ ngôn thường:

  • Ngắn gọn, dễ hiểu
  • Giàu hình ảnh và biểu tượng (cáo gian xảo, rùa kiên trì, sư tử quyền lực…)
  • Có thể pha chút hài hước hoặc châm biếm, tạo sự hứng thú và dễ ghi nhớ

Chính ngôn ngữ giản dị nhưng gợi nhiều liên tưởng là thứ giữ chân người đọc ở mọi lứa tuổi, đồng thời giúp truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc.

 

  • Cấu trúc hai phần rõ rệt

Thông thường, một truyện ngụ ngôn gồm hai phần chính:

  • Phần 1: Cốt truyện – Kể lại sự việc, hành động, lời nói của các nhân vật.
  • Phần 2: Bài học – thông điệp – Có thể được nêu rõ hoặc để người đọc tự rút ra.

Một số truyện không viết rõ bài học ở phần kết mà để nội dung tự “thấm” vào người đọc. Điều này khuyến khích người đọc chủ động tư duy và chiêm nghiệm.

 

II. Các văn bản truyện ngụ ngôn lớp 7

  • Đẽo cày giữa đường (Ngụ ngôn Việt Nam)
  • Ếch ngồi đáy giếng (Trang Tử)
  • Con mối và con kiến (Nam Hương)

1. Khái quát chung

Văn bản Đẽo cày giữa đường là truyện ngụ ngôn nổi tiếng của văn học dân gian Việt Nam.

Văn bản Ếch ngồi đáy giếng là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của Trang Tử – một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc. Văn bản được trích trong thiên Thu thủy (thiên thứ 17) của sách Trang Tử và Nam Hoa kinh do Nguyễn Hiến Lê giới thiệu và chủ dịch, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1994.

Văn bản Con mối và con kiến là truyện ngụ ngôn được viết dưới dạng văn vẫn của tác giả Nam Hương

Nam Hương là bút hiệu của Bùi Huy Cường (1899-1960), quê ở Hà Nội, học hết năm thứ tư bậc thành chung bắt đầu dạy học ở Nam Định và Hà Nội. Từ năm 1920, ông tham gia viết báo, nhưng hầu hết các bài nghị luận về thế sự đều bị kiểm duyệt do đó ông chuyển sang viết thơ ngụ ngôn để có thể nói được những điều mình muốn nói. Ông đã in những tập thơ ngụ ngôn như Gương thế sự (1920), Ngụ ngôn mới (1935), Thơ ngụ ngôn (1937)…Ngoài ra ông còn có những tập thơ thiếu nhi được xuất bản như Bài hát trẻ con (1936) hoặc thỉnh thoảng có cho in đội bài thơ trên báo Cậu ấm.

 

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Đọc hiểu đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn thể hiện trong các văn bản

Đọc hiểu truyện ngụ ngôn lớp 7
Đọc hiểu truyện ngụ ngôn lớp 7
Đọc hiểu truyện ngụ ngôn lớp 7 (tiếp)
Đọc hiểu truyện ngụ ngôn lớp 7 (tiếp)
Đọc hiểu truyện ngụ ngôn lớp 7 (tiếp theo)
Đọc hiểu truyện ngụ ngôn lớp 7 (tiếp theo)
Đọc hiểu truyện ngụ ngôn lớp 7 (hết)
Đọc hiểu truyện ngụ ngôn lớp 7 (hết)

2.2. Bài học từ văn bản

So sánh 3 văn bản Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến:

So sánh 3 văn bản Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
So sánh 3 văn bản Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến

Kiến thức về truyện ngụ ngôn lớp 7 được trình bày rất chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2.

Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1Hx8QMXVh5uX2vHviulu31y6kUeI9MC9P/view

Để học tốt tiếng kiến thức lớp 7, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách lớp 7 khác của Mcbooks về các môn Toán, Tiếng Anh nữa nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh lớp 7 hàng đầu tại Việt Nam.

 

Thông tin liên hệ

/* Remnove chat fb */
001-messenger