Posted on

Tôi tiếng Nhật là gì?

Tôi tiếng Nhật là Watashi (わたし). Đây là cách nói tôi phổ biến nhất. Thế nhưng trong tiếng Nhật có tới 20 cách nói tôi khác nhau được dùng trong những hoàn cảnh cũng rất khác nhau.

Hôm nay các bạn hãy cùng Mcbooks tìm hiểu tất cả các cách nói tôi trong tiếng Nhật nhé!

Cách nói tôi trong tiếng Nhật

Cách nói tôi chia theo ngôi trong tiếng Nhật

一人称 = Ngôi thứ nhất

  • 私(わたくし) Watakushi = Tôi

Đây là từ lịch sự nhất ở ngôi thứ nhất. Nó chỉ được dùng trong những buổi lễ trang trọng hoặc khi nói chuyện với người bề trên tôn kính.

  • わたし Watashi = Tôi

Từ này là biến đổi của watakushi. Dùng trong các cuộc chuyện trang trọng 1 cách lịch sự.

Có rất nhiều cách nói tôi trong tiếng Nhật, nhưng phổ biến nhất là Watasi
Có rất nhiều cách nói tôi trong tiếng Nhật, nhưng phổ biến nhất là Watasi
  • あたし Atashi = Tôi

Từ này cũng là biến đổi từ watakushi mà ra. Thường chỉ con gái dùng (cách nói điệu đà).

  • 僕(ぼく) Boku = Tớ, Mình.

Từ này chỉ con trai dùng. Nó mang tính thân thiện nên chỉ dùng để nói với bạn bè hoặc người quen biết thân thuộc.

Boku là cách nói tôi theo kiểu mình - cậu trong tiếng Nhật
Boku là cách nói tôi theo kiểu mình – cậu trong tiếng Nhật
  • 俺(おれ) Ore = Tao.

Từ này cũng chỉ con trai dùng. Nó không lịch sự bằng Boku , nhưng đây là cách xưng phổ biến nhất trong đời thường của con trai.

二人称 = Ngôi thứ 2

  • 貴方(あなた) Anata = Bạn, Anh, Chị.

Từ này đi kèm với Watashi. là từ lịch sự, chỉ nói trong các cuộc chuyện trang trọng 1 cách lịch sự.

  • 君(きみ) Kimi = Bạn, Em.

Từ này đi cùng vơi Boku. Nó mang tính thân thiện nên chỉ dùng để nói với bạn bè hoặc người quen biết thân thuộc.

  • お前(おまえ) Omae = Mày.

Từ này cũng đi kèm với Ore.Nó không lịch sự bằng Kimi , nhưng đây là cách xưng phổ biến nhất trong đời thường của con trai.

  • 手前(てめえ) Temee = Thằng khốn nạn.
  • この野郎(このやろう) = Thằng khốn kiếp này !
  • 馬鹿野郎(ばかやろう) = Thằng ngu này !

Những từ này chỉ dùng khi chửi nhau, đánh nhau.

三人称 = Ngôi thứ 3

  • 彼(かれ) Kare = Anh ấy.
  • 彼女(かのじょ) Kanojo = Cô ấy.
  • その人(そのひと) Sonohito = Người đó (nói khi cả người nói và người nghe đều biết về người được nói đến).
  • こいつ Koitsu = Thằng này (Từ này các bạn không nên nói).
  • そいつ Soitsu = Thằng đó (khi cả người nói và người nghe đều biết về thằng đó).
  • あいつ Aitsu = Thằng đấy (khi chỉ người nói biết về thằng đang được nói đến và kể với người nghe).

Cách nói tôi trong tiếng Nhật theo mức độ phổ biến

Các cách xưng tôi thông thường trong tiếng Nhật

  • Watashi (私)

Đây là cách xưng “tôi” thông dụng nhất mà bất kì ai cũng đều có thể thoải mái sử dụng, trong bất kì ngữ cảnh nào (nếu bạn không biết tự xưng là gì, thì bạn luôn luôn có thể dùng Watashi).

Điều duy nhất mà bạn cần chú ý đó là: Nếu bạn là nam giới, trong hội thoại thông thường không nên trả lời bằng câu 「わたしも。」(Watashimo) khi bạn đồng tình với vấn đề gì đó mà nên cân nhắc dùng Boku hoặc Ore vì vốn Watashimo có sắc thái hơi nữ tính.

  • Watakushi 私(わたくし)

Là cách đọc khác của chữ kanji 私. Đây là cách xưng “tôi” trang trọng hơn so với Watashi. Bạn sẽ gặp cách xưng này ở những bài phát biểu mang tính chính thống của các nhân vật có địa vị như nhà chính trị, CEO hoặc kể cả những người nổi tiếng…

Nên cẩn trọng khi dùng Watakushi vì cách xưng này có thể mang lại cho đối phương cảm giác trịch thượng. Ngoài ra thì nếu xem anime/ manga các bạn có thể thấy cách xưng này xuất hiện nhiều ở những nhân vật quý tộc hoàng gia…v.v

  • Boku (僕)

Boku có thể coi như cách xưng “Tôi” nhẹ nhàng và gần gũi chủ yếu dành cho nam giới. Chữ kanji 僕 có âm hán việt là Bộc nên cách xưng này phần nào mang lại cảm giác khiêm tốn, hạ mình khi nói chuyện với đối phương.

Vì Boku mang tính chất gần gũi nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng trong những văn cảnh lịch sự như nói chuyện với người lạ, đồng nghiệp hoặc người có địa vị cao.

Boku chủ yếu được dùng bởi nam giới, tuy nhiên đôi khi cũng được sử dụng bởi nữ, nhất là mấy em nhỏ có cá tính hơi hướng con trai.

  • Ore (俺)

Nếu Boku là phiên bản nhẹ nhàng và gần gũi của Watashi, thì Ore chính là phiên bản mạnh mẽ đối nghịch với Boku. Nếu bạn cảm thấy mình là “thanh niên cứng” thì có thể cân nhắc sử dụng Ore nhé. Ore là cách xưng “tôi” khá suồng sã nên hầu như không bao giờ được sử dụng trong những văn cảnh lịch sự.

Tuy nhiên, đừng đánh đồng “Ore” giống như cách xưng “tao” trong tiếng Việt mà bạn hãy nghĩ đến nó như là một cách truyền tải sự thân mật đến người nghe, kiểu như chúng ta là bạn thân nên không cần phải giữ kẽ. Ore có lẽ là cách xưng “tôi” được nam giới sử dụng nhiều nhất.

  • Atashi (あたし)

Atashi là dạng thân mật của Watashi, nhưng có sắc thái nữ tính và phần nào mang lại cảm giác “dễ thương” cho người nghe. Atashi không có cách viết kanji mà thường được viết bằng Katakana vì có quan niệm cho rằng Kanji mang lại cảm giác nam tính.

  • Uchi (内)

Uchi là một cách xưng “tôi” cực kỳ phổ biến nhất là ở vùng Kansai. UchiI không có sự phân biệt về giới tính nên kể cả nam giới cũng có thể sử dụng. Uchi mang lại cảm giác thân mật như Boku nhưng không “dễ thương” như Atashi.

  • Kochira/ Kocchi (こちら/こっち)

Đây lại là một cách xưng “tôi” được nhiều người dùng nữa.

Kochira và Kocchi có sắc thái rất khác nhau.

Kochira được dùng trong những văn cảnh trang trọng với tính chất lịch sự cao (khi gọi điện thoại chẳng hạn), còn Kocchi thì thân mật hơn nhiều và thường được dùng trong một nhóm bạn khi nói chuyện với nhau.

Đặc biệt Kochira và Kocchi cực kỳ hữu dụng khi bạn nói chuyện với người nào đó lần đầu và chưa biết xác lập vai vế như thế nào với họ.

Ngoài ra, Kochira hoàn toàn có thể thay thế cho わたしたち Watashitachi hoặc những cách xưng “chúng tôi” khác.

Và tất nhiên là bạn cũng có thể dùng そちら/そっち Sochira/Socchi để gọi đối phương nhé.

  • Ware (我)

Tuy “Ware” cũng có nghĩa là “tôi”, nhưng từ này thường được dùng ở dạng “chúng tôi” của nó là 我々 “WareWare” nhiều hơn.

“Ware” hay “WareWare” trong thực tế là một từ rất khó sử dụng vì nghĩa của chúng phụ thuộc rất nhiều vào văn cảnh. Nó có thể mang nghĩa “tôi”, “bản thân tôi” hay thậm chí là “anh” khi đang ám chỉ bản thân đối phương nữa.

“Ware” thường được dùng khi người nói đang nâng cao quan điểm hoặc đưa ra một lập luận nào đó ngắn nhưng “đanh thép”.

  • Washi (わし)

Washi là một dạng rút ngắn của Watashi, thường được dùng bởi những người đàn ông đã có tuổi, đặc biệt là những người hay có tật nói nhịu.

Ở khu vực Kansai thì có khi Washi bị rút ngắn chỉ còn わい Wai

  • Tự xưng bằng tên riêng

Bạn hoàn toàn có thể tự xưng bằng tên riêng của mình, như trong tiếng Việt. Tuy nhiên cần lưu ý là trong tiếng Nhật thì việc tự xưng bằng tên riêng có thể mang lại cảm giác hơi trẻ con cho đối phương nên cần lựa chọn đối tượng kỹ càng trước khi dùng nhé.

Những cách xưng tôi bằng tiếng Nhật đặc biệt khác (ít dùng)

  • Wagahai (吾輩)

Đây là cách xưng “tôi” hơi cổ, được dùng bởi đàn ông lớn tuổi và có địa vị cao trong xã hội. Cách xưng Wagahai có xuất hiện trong một số tác phẩm của nhà văn học nổi tiếng Natsume Shoseki.

  • Oira (おいら)

Là biến thể của Ore, cách xưng hô này được sử dụng rộng rãi vào thời Edo và đến ngày nay thì gần như không còn ai sử dụng trong hội thoại thông thường nữa.

Một sự thật khá vui về Oira là người Nhật rất thường xuyên dùng từ này để xưng hô thay cho… thú cưng của họ. (Đây là lý do nếu bạn google từ Oira sẽ ra rất nhiều hình ảnh thú cưng)

  • Sessha (拙者)

Là cách xưng hô chủ yếu của các samurai thời Mạc Phủ, vì từ này mang lại cảm giác khiêm tốn mà khiêm tốn là một trong những phẩm chất trọng yếu của samurai.

  • Atai (値)

Là dạng ngắn hơn của Atashi nên tất nhiên từ này chỉ có nữ giới sử dụng và có nguồn gốc từ những… khu phố đèn đỏ ở Tokyo.

  • Yo (余)

Dùng cho những nhân vật có địa vị cực cao và mang lại cảm giác ngạo mạn hết mức. Bạn có thể bắt gặp từ này ở những nhân vật bạo chúa hoặc trùm cuối trong anime, manga.

  • Warawa (妾)

Chính là cách xưng hô lịch sự dành cho một người vợ của một Samurai.

Ngoài những cách xưng hô chính, trong tiếng Nhật còn có vô vàn những từ khác cũng mang nghĩa “tôi”. Để chọn cho mình một cách xưng “tôi” hợp lý, cách hay nhất là các bạn để ý kỹ cách người khác dùng những từ xưng hô đó và bắt chước một cách chính xác.

Ngoài ra, các bạn muốn mua sách học tiếng Nhật, vui lòng inbox cho Mcbooks để được tư vấn và nhận ưu đãi giảm giá lên tới 28%.

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách học tiếng Nhật hàng đầu tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger