Tiểu từ trong tiếng Hàn là gì và có các loại tiểu từ tiếng Hàn nào, bạn đã hiểu và biết cách sử dụng chúng chưa?
Nếu chưa thì hãy cùng Mcbooks tìm hiểu về tiểu từ trong tiếng Hàn qua bài viết dưới đây nhé!
I. Tiểu từ trong tiếng Hàn là gì?
Tiểu từ trong tiếng Hàn hay có tên gọi khác là trợ từ tiếng Hàn. Tiểu từ là các từ có chức năng phụ trợ, chúng không thể đứng độc lập mà phải gắn sau một từ để xác định ý nghĩa, chức năng ngữ pháp của các từ mà nó đi kèm.
Tiểu từ trong tiếng Hàn là 조사 .
II. Các loại tiểu từ trong tiếng Hàn
1. Tiểu từ chủ ngữ 이/가
N + 이/가 (N: danh từ) |
“이/가” là tiểu từ chủ ngữ, đứng sau danh từ làm chủ ngữ trong câu.
Danh từ làm chủ ngữ kết thúc bằng phụ âm thì dùng “이”
Danh từ làm chủ ngữ kết thúc bằng nguyên âm thì dùng “가”
+ Ví dụ:
책 + |
이 |
책이(sách) chaeki ‘che ki |
바람 + |
이 | 바람이(gió)
barami ba ra mi |
사람 + | 이 |
사람이(người) Sarami Sa ra mi |
이름 + |
이 | 이름이(tên)
ireumi I ru mi |
비 + | 가 |
비가(mưa) bika bi ka |
친구 + |
가 | 친구가(bạn)
chinkuka ‘chin ku ka |
제 + | 가 |
제가 (tôi) Cheka Chê ka |
번호 + |
가 |
번호가 (số) beonoka bơ nô ka |
2. Tiểu từ chủ ngữ 은/는
Tiểu từ chủ ngữ “이/가” được dùng để chỉ rõ chủ ngữ trong câu, “은/는” được dùng chỉ chủ ngữ với ý nghĩa nhấn mạnh, hoặc so sánh với một chủ thể khác.
“는” được gắn sau những đại từ, danh từ không có patchim ở âm cuối.
“은” được gắn sau những đại từ, danh từ có patchim ở âm cuối.
이것이 연필이에요. 이것은 연필이에요.
한국말이 재미있어요. 한국말은 재미있어요.
Tiểu từ chủ ngữ “은/는” thường được dùng với các chủ ngữ ở ngôi thứ nhất, như tôi, ta, chúng tôi, chúng ta.
3. So sánh cách dùng của tiểu từ chủ ngữ 은/는 và 이/가
+ Tiểu từ chủ ngữ 은/는
- Dùng khi nói về ngôi thứ nhất, đặc biệt khi giới thiệu bản thân.
Ví dụ:
저는 학생입니다.
Jeoneun haksaengimnida.
Chư nưn hak seng im nì tà
Tôi là học sinh.
- Nói về một sự thật hiển nhiên, một chân lý.
Ví dụ:
하노이는 아름답습니다.
Hanoineun areumdapsseumnida.
Hanôi nun a rum tap ssum nì tà.
Hà Nội đẹp.
- Nhắc đến sự vật, hiện tượng được nói trước đó.
Ví dụ:
저는 우유를 좋아합니다.
Jeoneun uyureul joahamnida.
Chơ nưn u yu rưl châu a ham nì tà.
Tôi thích sữa.
- Dùng trong câu so sánh đối chiếu 2 sự vật, sự việc.
Ví dụ:
어머니는 의사이고 아버지는 선생님입니다.
Eomeonineun uisaiko abeojineun seonsaengnimimnida.
O mo ni nun ui sa i kô a bo chi nun son seng nim im ni tà.
Mẹ là bác sĩ còn bố là giáo viên.
+ Tiểu từ chủ ngữ 이/가
- Dùng ở cấu trúc:
– Ai làm gì?
– Cái gì như thế nào?
– Cái gì là cái gì?
Để thể hiện chủ thể hoặc đối tượng trạng thái hành động.
Ví dụ:
사과가 비쌉니다.
Sakwaka bissamnida.
Sa koa ka bi ssam ni tà.
Táo thì đắt.
- Dùng trong cấu trúc:
N + 이/가되다 trở thành N + 이/가아니다 không phải là |
Ví dụ:
수표가 아닙니다.
Supyoka animnida.
Su pyô ka a nim nì tà.
Không phải là ngân phiếu.
- Dùng để nhấn mạnh về số lượng. tượng được nói trước đó.
Ví dụ:
저는 베트남에 온지 3년이 지닙니다.
Jeoneun betheuname onji 3nyeoni jinimnida.
Chơ nưn bê thư na mê ôn chỉ 3 ngơ ni chi nim nì tà.
Tôi ở Việt Nam được 3 năm rồi.
- Dùng trong câu so sánh đối chiếu 2 sự vật, sự việc.
Ví dụ:
어머니는 의사이고 아버지는 선생님입니다.
Eomeonineun uisaiko abeojineun seonsaengnimimnida.
O mo ni nun ui sa i kô a bo chi nun son seng nim im ni tà.
Mẹ là bác sĩ còn bố là giáo viên.
2. Tiểu từ tân ngữ 을/를
N + / 을/를 (N: danh từ) |
Tiểu từ tân ngữ là tiểu từ đặt sau danh từ làm bổ ngữ chỉ mục đích, trả lời cho câu hỏi “gì, cái gì”
Danh từ làm tân ngữ kết thúc bằng phụ âm thì dùng “을”
Danh từ làm tân ngữ kết thúc bằng nguyên âm thì dùng “를”
Ví dụ:
책 + 을 = 책을sách
chaekeul
‘che kul
가방 + 을 = 가방을cặp sách
kabangeul
ka ba ngul
창문 + 을 = 창문을 cửa sổ
changmuneul
‘chang mu nul
신문 + 을 = 신문을báo
sinmuneul
sin mu nul
빵 + 을 = 빵을bánh mì
bbangeul
bba ngul
시계 + 를 = 시계를đồng hồ
sikereul
si kê rư
나무 + 를 = 나무를 cây
namureul
na mu rul
자동차 + 를 = 자동차를 ô tô
jadongchareul
cha tông cha rư
바지 + 를 = 바지를quần
bajireul
ba chi rul
카메라 + 를 = 카메라를camera
khamerareul
kha mê ra rư
3. Tiểu từ kính ngữ
a) 께서 là tiểu từ kính ngữ thay cho 이/가 mang sắc thái kính trọng
Ví dụ:
할아버지께서 똑똑해요( thay vì 할아버지가 똑똑해요)
사장님께서 회사에 가요(thay vì 사장님이 회사에 가요)
b) 께서는 là tiểu từ kính ngữ thay cho 은/는 mang sắc thái kính trọng nhấn mạnh chủ ngữ
Ví dụ:
선생님께서는 옷을 사요 Giáo viên mua áo
c) 께 là tiểu từ kính ngữ gián tiếp thay thế cho 에께/ 한테
Ví dụ:
부모님께 선물을드리세요 : Hãy tặng quà cho bố mẹ
Lưu ý: Trong tiếng Hàn, kính ngữ được dùng để thể hiện sự kính trọng với người trên, các đối tượng xã hội hoặc trong các trường hợp trang trọng! Trong tiếng Việt, để dùng “kính ngữ” chỉ cần tuân thủ một số phép tắc đơn giản như: đảm bảo đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ trong câu, thể hiện kính ngữ qua các đại từ nhân xưng, các từ kính ngữ ở đầu (Thưa, Kính thưa) hoặc ở cuối câu (ạ). Ngược lại, kính ngữ trong tiếng Hàn lại được chia làm nhiều cách phức tạp đòi hỏi người dùng phải phán đoán ngữ cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp mà sử dụng cho đúng .
보기: 할머니, TV를 보십니까?
Mẹ ơi! , mẹ đang xem ti vi phải ko ạ?
Kiến thức về Tiểu từ trong tiếng Hàn là gì và các loại tiểu từ tiếng Hàn được biên soạn cực đầy đủ và chi tiết trong cuốn Tự học tiếng Hàn dành cho người mới bắt đầu. Các bạn có thể tham khảo file đọc thử của cuốn sách này tại: https://drive.google.com/file/d/1igqAM5ALvWTFmwZigjd2Zz09ju2RxPbu/view
Để học tốt tiếng Hàn, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách học tiếng Hàn khác của Mcbooks để củng cố tất cả các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết của mình nhé!
Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách học tiếng Hàn hàng đầu tại Việt Nam.
Related Posts