Posted on

Kỹ năng quan sát là việc quan sát, cảm nhận một sự vật, hiện tượng chứ không chỉ đơn giản là nhìn và nhận biết đó là sự vật, hiện tượng gì.

Trẻ mầm non rất cần được rèn luyện kỹ năng quan sát bởi các con đang ở trong độ tuổi mới bắt đầu làm quen với mọi thứ. Quan sát cũng giúp các con phát triển EQ, trí tuệ cảm xúc.

3 lợi ích của việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non

  • Kĩ năng quan sát giúp trẻ có kĩ năng viết tốt hơn.
  • Kĩ năng quan sát và biết lắng nghe giúp trẻ có kĩ năng giao tiếp tốt hơn, gây thiện cảm với thầy cô và dễ được ưu ái hơn, và dĩ nhiên là điểm số cũng cao hơn.
  •  Kĩ năng quan sát và biết lắng nghe là nền tảng của kĩ năng giao tiếp thành công, là nền tảng của thành công của trẻ trong tương lai, kể cả trong công việc và trong cuộc sống.
Kỹ năng quan sát giúp trẻ phát triển EQ vượt trội
Kỹ năng quan sát giúp trẻ phát triển EQ vượt trội

>>> Xem thêm: Cách rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ mầm non

Tại sao trẻ mầm non thường có kỹ năng quan sát kém?

Hiện nay nhiều cha mẹ lẫn nhà trường chưa thực sự chú ý để phát triển cho trẻ hai kĩ năng quan sát, bởi vì:

Ở nhà:

Trên khía cạnh giáo dục gia đình, vì có khi chính cha mẹ cũng chưa có được kĩ năng quan sát kĩ càng cũng như kĩ năng lắng nghe người khác.

Cha mẹ quá bận rộn nên không có nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng quan sát cho con. Mặt khác lại cho con sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều khiến con càng không có hứng thú quan sát và cảm nhận mọi thứ xung quanh.

Cha mẹ thường xem nhẹ kỹ năng quan sát vì cho rằng các con sẽ tự học và phát triển được kỹ năng này khi ra ngoài chơi với bạn bè hay khi học ở trên lớp.

Ở trường:

Không có không gian cho việc phát triển kĩ năng quan sát hay dạy kĩ năng lắng nghe!

Thầy cô bận rộn dạy cho trẻ kiến thức nhưng không thực sự dạy kĩ năng quan sát. Hãy hỏi một cô giáo dạy tiểu học, yêu cầu trẻ quan sát để tả đồ vật. Cô nói nhiều hơn là để trẻ có thời gian quan sát thật sự. Lên tới cấp 2, cấp 3, kĩ năng quan sát nhường cho việc nhồi nhét kiến thức và học thuộc lòng để trả bài. Trẻ ít có cơ hội thực hành kĩ năng quan sát của mình.

Hãy dạy trẻ mầm non kỹ năng quan sát, vì nó là kỹ năng quan trọng cho sự thành công trong giao tiếp của trẻ sau này.

Phương pháp rèn kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non

Đầu tiên, cha mẹ nên cải thiện kĩ năng quan sát và kĩ năng lắng nghe của chính mình trước bằng cách:

  • Dành thời gian cho bản thân ít nhất 15 phút mỗi ngày: Ngồi không, không làm gì cả, suy nghĩ hoặc không suy nghĩ không quan trọng, nên bắt đầu bằng 15 phút ngồi không. Bản thân cho mẹ nên dành thời gian sống chậm hơn để có cuộc sống chất lượng hơn.
  • Chú ý tới mọi vật xung quanh nhiều hơn với con mắt “ mở to”: Bạn hãy cố gắng tìm điều gì đó thú vị ở đồ vật, cây cối, v.v. và nói với con bằng một thái độ ngạc nhiên thích thú. Dần dần con cũng học theo và có được thái độ tò mò, cũng như là trân trọng mọi thứ dù là nhỏ nhất.
  • Quan sát và lắng nghe với thái độ học hỏi: Bạn sẽ thấy người nào cũng có cái cho mình học, và tự nhiên kiến thức/ việc học của mình sẽ tiến bộ lên rất nhiều. Việc lắng nghe này bao gồm cả việc lắng nghe chính con mình. Con bạn dạy bạn nhiều thứ hơn bạn tưởng!

Sau khi đã có thói quen và kỹ năng quan sát, cha mẹ có thể hướng dẫn lại cho con bằng cách sau:

Cha mẹ cứ thực hiện những điều đơn giản bên trên, và chia sẻ hàng ngày với con, tự con bạn sẽ có kĩ năng quan sát và lắng nghe tốt.

Lưu ý:

  • Cần giúp con có kĩ năng quan sát mọi việc với thái độ tò mò và thích thú. Hiện giờ điện thoại, tivi, ipad chiếm hết thời gian của trẻ rồi, chả ai còn chú ý dạy con quan sát nữa, làm giảm khả năng cảm nhận những khoảnh khắc trong cuộc sống cũng như chú ý cảm xúc của mọi người xung quanh.. Cái này thuộc về trách nhiệm của cha mẹ, chỉ có cha mẹ mới giúp được con.
  • Cha mẹ thường chú ý dạy trẻ quan sát ở độ tuổi mầm non nhưng lại bỏ quên khi trẻ lên tiểu học và cấp 2, cấp 3. Lứa tuổi cao hơn, cha mẹ càng nên hỏi nhận xét của con khi tới nơi nào đó, ở trường, ở nhà, v.v. để hiểu mức độ quan sát và cảm nhận của con, từ đó bồi dưỡng thêm.

Một vài hoạt động rèn luyện khả năng quan sát cho trẻ nhỏ/ cả gia đình:

  • Tổ chức hoạt động dã ngoại đồng quê, hãy chỉ đi và ngắm, tò mò về cuộc sống của dân địa phương, về cây cối về con vật hơn là ham chụp hình check in.
  • Mở album cũ của cha/ mẹ/ gia đình ra xem, quan sát thay đổi so với hiện nay.
  • Tập hợp tranh ảnh, cảnh đẹp, các tác phẩm mỹ thuật, đôi khi chỉ là ngắm mà không cần phải hỏi chi tiết gì cả.
  • Mua các sách có nhiều tranh, dạy trẻ đọc/ trẻ tự đọc nhưng đồng thời cha mẹ nên có câu hỏi tương tác: Con thấy gì trong tranh? Con thấy gì bên ngoài có gì khác với giống trong sách? để phát triển khả năng quan sát của trẻ.
Thường xuyên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời giúp trẻ mầm non rèn luyện tốt kỹ năng quan sát
Thường xuyên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời giúp trẻ mầm non rèn luyện tốt kỹ năng quan sát

Một số trò chơi giúp rèn luyện kỹ năng quan sát của trẻ mầm non:

+ Khoanh vào hình khác với những hình còn lại

Trò chơi tìm hình khác với những hình còn lại
Trò chơi tìm hình khác với những hình còn lại

+ Tìm đường đi

Trò chơi tìm đường đi
Trò chơi tìm đường đi

+ Nối/ ghép hình để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh

Trò chơi nối/ ghép hình
Trò chơi nối/ ghép hình

Rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mầm non là việc rất cần thiết, vì thế cha mẹ hãy tham khảo để đồng hành cùng con nhé!

Ong vàng siêu trí tuệ (cho trẻ từ 3 – 6 tuổi) – Quan sát, tập trung, ghi nhớ là cuốn sách mà Mcbooks đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và cho ra đời nhằm giúp cha mẹ có thêm tài liệu để giúp con rèn luyện kỹ năng quan sát, tập trung và ghi nhớ.

Cha mẹ quan tâm đến cuốn sách này và nhận ưu đãi giảm giá lên tới 28%, vui lòng inbox cho Mcbook để được tư vấn ngay nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách kỹ năng cho trẻ mầm non hàng đầu tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger