Mạch lạc và liên kết trong văn bản là kiến thức thuộc học kì II lớp 7. Phần kiến thức này rất quan trọng và là nền tảng để các em có thể viết được những bài văn hay, mạch lạc và đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Ngữ Văn.
Trong bài viết này, Mcbooks sẽ giới thiệu đến các em kiến thức về mạch lạc và liên kết trong văn bản. Mời các em tham khảo!
1. Kiến thức cơ bản về mạch lạc và liên kết trong văn bản
1.1. Khái niệm mạch lạc và liên kết trong văn bản
– Mạch lạc là sự liền mạch về nội dung của một đoạn văn hoặc văn bản; chủ yếu dựa trên sự thống nhất về đề tài và sự tiếp nối theo một trình tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản.
– Liên kết là quan hệ về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn trong văn bản, thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ nối, từ ngữ lặp lại, từ ngữ thay thế (từ đồng nghĩa, đại từ…).
1.2. Cách nhận biết mạch lạc và liên kết trong văn bản
– Để nhận biết được tính mạch lạc trong đoạn văn cần chú ý những điểm sau:
+ Cần nhận biết chủ đề của văn bản (Văn bản viết về điều gì? Nội dung các đoạn trong văn bản, các câu trong đoạn văn có hướng về chủ đề đó không?).
+ Cần xác định số lượng các câu trong đoạn văn và xem xét sự sắp xếp theo trình tự của các câu (Các đoạn trong văn bản hoặc các câu trong đoạn văn sắp xếp theo trình tự nào? Trình tự không gian, thời gian, trình tự nguyên nhân kết quả hay theo trình tự tư duy lô-gic của người viết?).
– Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:
+ Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng phép liên kết thích hợp.
1.3. Các phép liên kết thường dùng
– Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau và các từ ngữ đã có ở câu trước. – Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
– Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu
trước.
– Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
Các phép liên kết khi được sử dụng ở những đoạn văn khác nhau sẽ có chức năng liên kết đoạn.
2. Thực hành làm các bài tập về mạch lạc và liên kết trong văn bản
Bài tập 1 (SGK- Trang 34)
- Cách thực hiện:
– Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, xác định chủ đề.
– Bước 2: Xác định số lượng câu trong đoạn, trình tự sắp xếp các câu trong doan.
- Định hướng
Đoạn văn viết về việc những người trên tàu chiến quan sát để tiếp cận con cá thiết kình. Sự việc diễn ra trong một giờ, được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính: từ sáu giờ đến bảy giờ. Sự thống nhất về đề tài được nói đến và trình tự sắp xếp hợp lí các sự việc theo nguyên tắc nhân quả làm cho đoạn văn mạch lạc và người đọc có thể hiểu rõ nghĩa của đoạn văn: diễn biến của sự việc quan sát và tiếp cận con cá thiết kình.
Bài tập 2 (SGK- Trang 34)
- Cách thực hiện
– Áp dụng kiến thức về liên kết trong văn bản:
+ Tìm kiếm các từ ngữ được lặp lại duy trì chủ đề.
+ Tìm kiếm các từ được dùng để nối tạo ra trình tự sắp xếp hợp lí giữa các
câu văn.
+ Tìm kiếm các từ được thay thế, từ đồng nghĩa.
- Định hướng
Bài tập 3 (SGK-Trang 34 – 35)
- Cách thực hiện
– Bước 1: Hoán đổi vị trí của các câu tùy ý.
– Bước 2: So sánh nội dung đoạn văn trước và sau khi hoán đổi.
– Bước 3: Đưa ra kết luận và giải thích.
- Định hướng
Bài tập 4 (SGK-Trang 35)
* Cách thực hiện
Lựa chọn một tình huống trong văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương.
– Dự kiến các sự việc kể tình huống.
– Viết thành đoạn văn.
– Áp dụng kiến thức về tính mạch lạc và liên kết để tạo lập đoạn văn.
* Định hướng
– Đoạn văn tham khảo
Chủ đề: Kể lại tình huống trong Cuộc chạm trán trên đại dương
Trời sáng dần, tàu Lin-con của giáo sư A-rôn-nác cũng đã sẵn sàng để nghênh chiến với con cá thiết kình. Đến tám giờ sáng, khi những dải sương dày đặc bốc lên cao, mọi người trên tàu đã nhìn thấy rõ con cá thiết kình và lập tức tăng tốc đuổi bắt nó nhưng rượt đuổi tới hàng tiếng đồng hồ, con tàu cũng chẳng thể nào đuổi kịp con cá. Khi đêm tối đã xuống, con tàu đã theo con cá thiết kình vượt tới năm trăm ki-lô-mét trong vô vọng và tưởng như đã hoàn toàn kết thúc đợt tìm kiếm. Nhưng đúng mười giờ mười lăm phút đêm ấy, con cá lại phát ra ánh điện như đêm trước.
* Tính mạch lạc trong đoạn văn trên:
Nội dung của đoạn nói về cuộc rượt đuổi của con tàu Lin-con với con cá thiết kình. Đoạn văn lặp lại các từ ngữ để duy trì chủ đề (tàu Lin-con, con tàu, con cá thiết kình, rượt đuổi, theo, tìm kiếm). Nội dung các câu được sắp xếp theo trình tự thời gian (trời sáng dần, tám giờ dáng, khi đêm tối đã xuống, mười giờ mười lăm phút đêm ấy).
Kiến thức về mạch lạc và liên kết trong văn bản lớp 7 được trình bày rất chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2.
Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1HHJj1SClb8fhsj45K_nDXKIgBgnr5AAD/view
Để học tốt tiếng kiến thức lớp 7, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách lớp 7 khác của Mcbooks về các môn Toán, Tiếng Anh nữa nhé!
Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh lớp 7 hàng đầu tại Việt Nam.
Related Posts