Posted on

Câu điều kiện trong tiếng Anh dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra.

Câu điều kiện cũng thường được sử dụng khi giao tiếp và xuất hiện nhiều trong các bài thi tiếng Anh như IELTS, TOEIC… Vì thế, các bạn cần nắm chắc kiến thức về loại câu này để giao tiếp và đạt điểm cao trong các bài thi.

Mcbooks đã tổng hợp lại tất tần tật kiến thức về câu điều kiện trong bài viết này. Các bạn hãy lưu lại để học tập và tham khảo nhé!

I. Câu điều kiện là gì?

Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra.

Câu điều kiện
Câu điều kiện

Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề): Mệnh đề chính và một mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện.

Ex: If I had a lot of money, I would buy a villa.

II. Các loại câu điều kiện

Trong tiếng Anh có 3 loại câu điều kiện cơ bản:

1. Câu điều kiện loại 1 (Conditional type 1)

Câu điều kiện loại 1 còn được gọi là cầu điều kiện có thực ở hiện tại.

Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả sự việc có thể xảy ra ở hiện tại và tương lai.

Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại 1

+ Cấu trúc:

  • If + S1 +V
  • S2 + will + V

– Chủ ngữ 1 (S1,) và chủ ngữ 2 (S2) có thể trùng nhau. Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu. Mệnh đề IE và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.

– Trong câu điều kiện loại 1, động từ của mệnh để điều kiện (If clause) chia ở thị hiện tại đơn, còn động từ trong mệnh để chính (main clause) chia ở thì tương lai đơn.

Ví dụ:

  • If it is sunny tomorrow, we will go to the beach. – (Nếu ngày mai trời nóng chung minh sẽ đi ra biển nhé.)
  • If you don’t have any money, I will lend you some. – (Nếu bạn không còn tiền thì mình sẽ cho bạn mượn một ít.)

2. Câu điều kiện loại 2 (Conditional type 2)

Câu điều kiện loại 2 còn được gọi là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.

Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả sự việc không có thực ở hiện tại và tương lai.

Câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện loại 2

+ Cấu trúc:

  • If + S1 + V(quá khứ), S2 + would/ could/might + V(nguyên thể)

Trong câu điều kiện loại 2, động từ ở mệnh để điều kiện (If clause) chia ở dạng quá khứ, động từ ở mệnh đề chính (main clause) chia ở dạng điều kiện hiện tại (would/could/might +V).

LƯU Ý

Hình thức của động từ “be” trong mệnh đề điều kiện luôn dùng “were” với tất cả các ngôi.

If he were here, he could help us.

(Nếu anh ấy ở đây thì anh ấy có thể giúp chúng ta.)

If I had much money, I would travel around the world.

(Nếu mình có nhiều tiên, mình sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.)

3. Câu điều kiện loại 3 (Conditional type 3)

Câu điều kiện loại 3 còn được gọi là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.

Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn đạt sự việc không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái với thực trạng trong quá khứ.

Câu điều kiện loại 3
Câu điều kiện loại 3

+ Cấu trúc:

  • If + S1 + had + P.P, S2 + would/could/might + have + P.P

– Trong câu điều kiện loại 3, động từ ở mệnh đề điều kiện (If clause) chia ở dạng quá khứ hoàn thành, động từ ở mệnh đề chính (main clause) chia ở điều kiện hoàn thành.

  • If I had been there last night, I could have met my idol. – (Nếu tối qua tớ đến đó thì tớ có thể gặp được thần tượng của tớ.)
  • If she had come earlier, she wouldn’t have missed the train. – (Nếu cô ấy đến sớm hơn thì cô ấy sẽ không bị lỡ chuyến tàu đó.).

– Unless (trừ khi, nếu … không) cũng được dùng trong câu điều kiện, thay cho mệnh đề điều kiện.

  • Unless you hurry, you will be late for the interview. (If you don’t hurry, you will be late.)

(Nếu cậu không nhanh thì cậu sẽ bị muộn trong cuốc phỏng vấn đó. )

4. Một số dạng câu điều kiện đặc biệt

a. Câu điều kiện diễn tả thói quen hoặc một sự thật hiển nhiên

Câu điều kiện này diễn tả một thói quen, một hành động thường xảy ra hoặc một sự thật hiển nhiên.

+ Cấu trúc:

  • If + S1 + V(hiện tại), S2 + V(hiện tại)

– Tất cả động từ trong câu (mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính) đều được chia ở thì hiện tại đơn.

– Nếu diễn tả thói quen, trong mình để chính thường xuất hiện các trạng từ: often, usually, always…

  • If you heat ice, it turns water. – (Nếu bạn làm nóng đá, nó sẽ tan thành nước.)
  • If I drink too much coffee, I don’t sleep at night. – (Nếu mình uống nhiều cà phê thì tối mình không ngủ được.)
  • I usually go fishing if I have free time. – (Mình thường đi câu cá nếu mình có thời gian rảnh.)

b. Câu điều kiện hỗn hợp

– Trong tiếng Anh có nhiều cách khác nhau được dùng diễn tả điều kiện. Ngoài 3 loại chính nêu trên, một số loại câu điều kiện hỗn hợp được ghép từ 3 loại câu điều kiện trên với nhau tùy vào tình huống và thời điểm của người nói.

– Một số dạng câu điều kiện hỗn hợp sau:

+ Câu điều kiện hỗn hợp loại 1:

  • If + S1 + had + P.P, S2 + would/could/might + V(nguyên mẫu)

Đây là sự kết hợp của câu điều kiện loại 3 và câu điều kiện loại 2.

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1
Câu điều kiện hỗn hợp loại 1

– Ta dùng câu điều kiện hỗn hợp loại 1 để diễn tả giả thiết trái ngược với quá khứ, nhưng kết quả thì trái ngược với hiện tại.

  • If he had won the lottery, he would be rich. – (Nếu anh ấy trúng xổ số thì anh ấy đã giàu rồi)

– Nhưng trong quá khứ, anh ấy đã không trúng xổ số và vì vậy hiện giờ anh ấy không giàu.

+ Câu điều kiện hỗn hợp loại 2

  • If + S1 + V(quá khứ), S2 + would/could/ might + have + P.P

– Đây là sự kết hợp của câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3.

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2
Câu điều kiện hỗn hợp loại 2

– Ta dùng câu điều kiện hỗn hợp loại 2 để diễn tả giả thiết trái ngược với thực tại, còn kết quả thì trái ngược với quá khứ.

Ví dụ:

  • If I were rich, I would have bought that house.

(Nếu tôi giàu thì tôi đã mua ngôi nhà đó rồi.) – Nhưng hiện tại tôi không giàu nêu tôi không thể mua ngôi nhà đó.

5. Đảo ngữ của cầu điều kiện

– Trong tiếng Anh, câu điều kiện loại 2 và 3 thường được dùng ở dạng đảo ngữ.

– Khi đảo ngữ thì chúng ta sẽ bỏ if và đảo trợ động từ lên trước chủ ngữ trong mệnh đề if.

  • If I were a bird, I would fly to New York.

⇒ Were l a bird, I would fly to New York.

(Nếu tôi là một con chim thì tôi sẽ bay đến New York.)

a. Đảo ngữ của cầu điều kiện loại 2

– Nếu trong câu có động từ to be “were”: If + S + were, … > Were + S, …

  • If I were you, I would get that job.

⇒ Were I you, I would get that job.

(Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ nhận công việc đó.)

Đảo ngữ của câu điều kiện loại 2
Đảo ngữ của câu điều kiện loại 2

– Nếu trong câu có động từ thường: If + S + V(quá khứ) > Were + S + to V, …

  • If he came on time, he could attend the class.

⇒ Were he to come on time, he could attend the class.

(Nếu anh ấy đến đúng giờ, anh ấy có thể tham dự lớp học đó)

b. Đảo ngữ của câu điều kiện loại 3

– Trong câu điều kiện loại 3, khi đảo ngữ chúng ta sẽ bỏ if và đảo had lên trước chủ ngữ trong mệnh đề if.

  • If he had caught that train, he could have gone home earlier.

⇒ Had he caught that train, he could have gone home earlier.

(Nếu ông ấy bắt kịp chuyến tàu đó thì ông ấy đã về nhà sớm hơn.)

Đảo ngữ của câu điều kiện loại 3
Đảo ngữ của câu điều kiện loại 3

LƯU Ý

Đối với cả ba loại câu điều kiện, nếu mệnh đề if là phủ định thì chúng ta sẽ đặt “not” sau chủ ngữ.

If she were not intelligent, she would not answer all the questions.

Were she not intelligent, she would not answer all the questions.

(Nếu cô ấy không thông minh thì cô ấy đã không thể trả lời hết những câu hỏi.)

III. Các dạng bài tập về câu điều kiện trong tiếng Anh

Giờ này chắc cả nhà đói rùi, Share về tường để lưu lại học dần nhé.

1. Dạng chia động từ

Ví dụ:

  • If I meet him, I (give) him this book.

Nhìn thấy câu đề cho bên IF là thì hiện tại nên ta biết đó là loại 1 nên ta chia loại 1:

  • If I meet him, I will give him this book.

Cũng có trường hợp hơi khó hơn là người ta sẽ đóng ngoặc cả hai bên. Trong trường hợp này trước tiên phải xem sự việc có phải xảy ra ở quá khứ không, nếu phải thì chia loại 3, nếu không có dấu hiệu nào của quá khứ thì phải dịch nghĩa

Ví dụ:

  • If he (go) there yesterday, he (meet) her.

Thấy có dấu hiệu của quá khứ (yesterday) nên ta chia loại

===>  If he had gone there yesterday, he would have met her.

  • I (go) there if I (be) you.

Không có dấu hiệu quá khứ nên ta dịch nghĩa: …nếu tôi là bạn => chuyện không thể xảy ra nên dùng loại 2:

===>  I would go there if I were you.

2. Dạng viết lại câu dùng IF

Dạng này người ta sẽ cho 2 câu riêng biệt hoặc nối với nhau bằng các chữ như : so = that’s why (vì thế), because ( bởi vì )

Cách làm:

  • Bước 1: Xác định IF

Nếu câu có because thì bỏ because, thế IF vào ngay chỗ because.

Nếu câu có so/that’s why thì bỏ so/that’s why, thêm IF vào vế ngược lại.

Còn nếu câu  không có so / because /that’s why thì bắt buộc phải dịch nghĩa nhưng đa phần câu đầu tiên chính là IF (đa phần thôi nhé, vì có những bài nó xáo trộn câu, để câu mang nghĩa IF đằng sau, túm lại nếu như gặp dạng này, nếu dịch đc để xác định vế IF thì cứ dịch, nếu không thì cứ lấy vế đầu làm vế IF)

  • Bước 2 :   Xét thì, xem câu đề đang ở thì nào, sau đó phải hạ thì xuống

Câu đang ở hiện tại thì hạ xuống Quá khứ đơn (V2/ed)  ==> sử dụng IF loại 2

Câu đang ở QKĐ thì hạ xuống Quá khứ hoàn thành (had V3) ==> sử dụng IFloại 3

LƯU Ý: Cả 2 câu đều chia thì tương lai thì dùng IF loại 1

  • Bước 3:   Đổi nghĩa.

Phủ định ==> khẳng định

Khẳng định ==> phủ định

Ví dụ:

The accident happened because the driver didn’t see the stop sign.

Bước 1 : Xác định IF

câu này có BECAUSE, theo quy tắc, chúng ta bỏ BECAUSE, thế IF ngay vào chỗ BECAUSE.

===>The accident happened IF the driver didn’t see the stop sign.

Bước 2 :

Xác định thì : có DID/HAPPENED thì câu này nằm ở QUÁ KHỨ ĐƠN.

Hạ thì: QUÁ KHỨ ĐƠN ==> QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH (V2 xuống HAD V3)

===> The accident had happened IF the driver hadn’t seen the stop sign.

Mà theo cấu trúc đã học,  If loại 1 thì động từ chia hiện tại đơn V1, If loại 2 động từ chia quá khứ đơn V2/ed, If loại 3 động từ chia quá khứ hoàn thành had V3. Vậy câu này mình đã hạ thì xuống quá khứ hoàn thành, tức là có dạng If + had V3, vậy thì If ở đây chính là If loại 3.Theo cấu trúc If loại 3:

If + S + had PII,  S + would/could + have + V3/ed

===> The accident would have happened IF the driver hadn’t seen the stop sign. Bước 3 : Đổi Nghĩa.

Câu nào có NOT thì bỏ NOT, còn câu không NOT thì thêm NOT vào.

===> The accident would NOT have happened IF the driver HAD seen the stop sign. (Tai nạn đã không xảy ra nếu người lái xa nhìn biển báo dừng lại)

Tương tự như nếu câu có chủ ngữ là NOTHING, NO ONE/NOBODY, câu đó cũng đã mang nghĩa phủ định sẵn. Nếu gặp NOTHING /NOBODY/ NO ONE làm chủ ngữ thì thay EVERYTHING /EVERYONE /EVERYBODY vào. Còn nếu chúng làm TÂN NGỮ (Object – đứng giữa hoặc cuối câu), thì thay SOMETHING / SOMEONE /SOMEBODY vào.

  1. I’m so disappointed because NO ONE likes playing with me.

===> IF EVERYONE liked playing with me, I wouldn’t be so disappointed. (Nếu mọi người thích chơi với tôi, thì tôi đã không thất vọng đến thế)

  1. I have NOTHING to do. I’m bored to die.

===> IF I had SOMETHING to do, I wouldn’t be bored to die. (Nếu tôi có việc gì đó để làm thì tôi đã không chán muốn chết)

  1. He had NOBODY to go with. He decided to stay at home.

===> IF he had had SOMEONE / SOMEBODY to go with, he wouldn’t have decided to stay at home. (Nếu anh ấy có ai đó đi cùng thì đã không quyết định ở nhà)

VÍ DỤ:

The weather will be fine tomorrow; we will go for a picnic.

Bước 1 : Xác định IF

không có because, so, that’s why thì chúng ta bắt buộc phải xét nghĩa…

Dịch nghĩa: Thời tiết ngày mai sẽ tốt; chúng tôi sẽ đi dã ngoại.

Ghép chữ NẾU vào, nhớ là câu IF nó có nghĩa tương tự nguyên nhân – kết quả

==> Nếu thời tiết ngày mai tốt, thì chúng tôi sẽ đi dã ngoại.

===> IF the weather will be fine tomorrow, we will go for a picnic.

Bước 2 :

Đối với dạng 2 vế đều chia tương lai WILL cả, chúng ta không hạ thì, và cũng không đổi nghĩa gì cả,không thêm NOT hay bỏ NOT, giữ nguyên văn nghĩa câu người ta cho.

Vì không hạ thì, nên chúng ta cũng giữ nguyên thì trong câu người ta cho. Câu này có dạng WILL, mà thấy WILL thì chỉ duy nhất IF loại 1 mới có. Vì thế, ở dạng 2 vế đều chia thì tương lai WILL, chúng ta sẽ làm IF loại 1 và không đổi nghĩa.

If + S + Vs/es, S + will/can + V

===>If the weather is fine tomorrow, we will go for a picnic. (Nếu ngày mai thời tiết đẹp, chúng tôi sẽ đi dã ngoại)

Chú ý: vế IF có thể có CAN, nhưng không bao giờ có WILL.

If she can pass the exam, her parents will be pleased. (Nếu cô ấy có thể đậu kì thi này, ba mẹ cô ấy sẽ vui.)

If she will pass the exam, her parents will be pleased. <=== không được!

Chúng ta vẫn có thể dùng WILL/ WOULD trong vế IF, nhưng trong trường hợp muốn  nhấn mạnh đến sự bằng lòng và không bằng lòng, chứ không còn mang nghĩa “sẽ” nữa.

If you will wait a moment, I will fetch the money. (anh vui lòng chờ một chút, tôi sẽ đi lấy tiền.)

If he would only try harder, I am sure he’d do well. (Nếu anh ta chỉ chịu cố gắng hơn nữa, tôi chắc anh ta sẽ thành công.)

3. Chuyển câu IF ⇋ UNLESS

UNLESS = IF … NOT… (nếu …. không….)

UNLESS không xuất hiện ở IF loại 2 và 3. IF muốn đổi sang UNLESS thì IF bắt buộc phải nằm ở loại 1 (hiện tại đơn, will / can).

+Nếu vế IF có NOT  ===>  UNLESS sẽ thế vào chỗ chữ IF, bỏ NOT, vế kia giữ nguyên.

Ví dụ:

If you don’t speak loudly, he won’t hear.

=> Unless you speak loudly, he won’t hear.

+Nếu vế IF không có NOT ===> Unless thế vào chỗ IF và viết lại vế IF, vế kia đổi nghĩa. (will/can => won’t / can’t hoặc won’t / can’t => will/can )

If you wear this red hat, he will recognize you easily.

===> Unless you wear this red hat, he won’t recognize easily.

Việc sử dụng câu điều kiện trong tiếng Anh cũng không quá khó đúng không các bạn! Hãy dành ra mỗi ngày ít nhất 1 tiếng học ngữ pháp tiếng Anh để tăng khả năng giao tiếp cũng như đạt điểm tốt hơn trong các kì thi tiếng Anh của mình các bạn nhé!

Kiến thức về tính từ trong tiếng Anh có trong một số cuốn sách sau:

Các bạn hãy mua về tham khảo để có kiến thức đầy đủ nhất về ngữ pháp tiếng Anh.

Chúc các bạn học tiếng Anh thành công và đạt nhiều điểm số tốt!

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger