Cuộc chạm trán trên đại dương là văn bản nằm trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển. Văn bản này là kiến thức thuộc học kì II lớp 7 và khá quan trọng nên các em cần lưu ý để có thể đạt điểm cao trong các bài kiểm tra trên lớp.
Trong bài viết này, Mcbooks sẽ giới thiệu đến các em bài soạn văn Cuộc chạm trán trên đại dương lớp 7. Cùng tham khảo nhé!
I. Khái quát chung
1. Tác giả Giuyn Véc-nơ
Giuyn Véc-nơ (1828 – 1905) là nhà văn người Pháp. Ông được xem là cha đẻ của thể loại truyện khoa học viễn tưởng. Theo tổ chức Index Translationum, ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ tiếng trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.
Sự mê hoặc và cuốn hút trong các tiểu thuyết của Jules Verne thể hiện ở trí tưởng tượng của ông về cuộc sống hiện đại và các thành tựu khoa học kỹ thuật thời bấy giờ chưa hề có. Nhiều năm sau đó, khi những ý tưởng của ông đã được áp dụng thực tế vào cuộc sống hiện đại như tàu ngầm, máy bay, tàu du hành vũ trụ khiến nhiều người phải ngả mũ thán phục và ví ông như bậc tiên tri khoa học kỳ tài.
Nhiều tác phẩm của Giuyn Véc-nơ được dịch ra hàng trăm thứ tiếng trên thế giới và cũng được chuyển thể thành phim.
– Các tác phẩm nổi tiếng của Giuyn Véc-nơ:
+ Năm tuần trên khinh khí cầu (1863)
+ Hành trình vào tâm Trái Đất (1864)
+ Những cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Hatteras
+ Du hành vào lòng địa cầu
+ Từ Trái Đất đến Mặt Trăng (1865)
+ Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870)
+ Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873)
+ Chú bé thoát nạn đắm tàu (1884)
+ Năm 2889 (1889)
+ Ngọn hải đăng cuối trời (1901)…
2. Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương
Văn bản “Chạm trán trên đại dương” thuộc chương 6 và chương 7 của “Hai vạn dặm dưới đáy biển” – một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng bậc nhất của nhà văn. Tác phẩm gồm 47 chương kể về chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư A-rôn-nác – chuyên gia nghiên cứu tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô với những khám phá đầy thú vị như: Tham gia chuyến đi săn dưới đáy biển, thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuối cùng là mắc kẹt trong núi băng ở Bắc Cực.
Văn bản chính là cuộc đua hết tốc lực của con tàu Lin-con (chở giáo sư A-rôn-rác, Nét Len và Công xây) với “con voi không biết loại nào” mà sau đó giáo sư đã phát hiện ra đó chính là một chiếc tàu ngầm tối tân, hiện đại khủng khiếp.
II. Đọc hiểu văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương lớp 7
1. Đọc hiểu đặc điểm thể loại truyện khoa học viễn tưởng trong văn bån
1.1. Đề tài
Đề tài của văn bản “Cuộc chạm trán dưới đáy đại dương” chính là cuộc thám hiểm, khám phá thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương.
1.2. Cốt truyện
– Trước rạng đông, giáo sư A-rôn-nác cùng các cộng sự sẵn sàng nghênh chiến với con cá thiết kinh.
– Thuyền trưởng ra lệnh cho mọi người trên chiếc tàu Lin-con đuổi theo và lao thẳng về “con cá thiết kình”.
– Nét Len phóng mũi lao sắt về phía con cá khiến hai cột nước của nó dội lên tàu làm giáo sư rơi xuống biển.
– Giáo sư A-rôn-nác, Nét và Công xây ở trên lưng của “con cá thiết kình”.
1.3. Tình huống
- Tình huống 1: Tàu Lin-con của giáo sư A-rôn-nác tưởng đến gần được hóa ra không thể theo kịp “con cá thiết kình”.
- Tình huống 2: Mọi người trên tàu Lin-con bị quật ngã rơi xuống biển;
- Tình huống 3: Mọi người ở trên “hòn đảo nhỏ”;
1.4. Sự kiện
Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” kể lại sự kiện tàu Lin-con của giáo sư A-rôn-nác chạm trán “con cá thiết kình” – tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô.
1.5. Nhân vật
Nhân vật trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” là những con người bình thường nhưng có kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm dày dặn: giáo sư A-rôn-nác – một chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên; thuyền trưởng Công-xây và Nét Len.
1.6. Không gian, thời gian
Không gian trong câu chuyện: dưới đáy biển sâu và trong khoang chiếc tàu ngẩm. Đây là không gian giả định không có trong thực tế bấy giờ. (Việc thám hiểm dưới đáy biển hàng vạn dặm hay ở trong một chiếc tàu vận hành bằng điện năng là điều không thể ở thời bấy giờ.
Thời gian xảy ra câu chuyện là thời gian đương thời hiện tại. 2. Hình ảnh “Con có thiết kình”
- Hình ảnh “con cá thiết kình” khi quan sát từ xa:
– Màu sắc: đen
– Hình dáng:
+ Dài không quá tám mươi mét.
+ Chiều ngang khó xác định; cân đối lạ lùng về cả ba chiều.
– Hoạt động:
+ Nổi lên khỏi mặt nước độ một mét.
+ Đuôi quẫy mạnh làm mặt nước sủi bọt (chưa ai từng thấy mạnh như thế bao giờ.
+ Lượn hình vòng cung để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.
+ Hai lỗ mũi vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét.
- Hình ảnh “con cá thiết kình” khi quan sát gần và trong tầm ngắm tấn công của tàu Lin-con
– Hoạt động:
+ Vượt hàng trăm ki-lô-mét mà chẳng tỏ vẻ gì mệt mỏi.
+ Bừng lên ánh điện sáng chói.
+ Hai cột nước đổ ập xuống quật ngã mọi người trên boong tàu.
- Hình ảnh “con cá thiết kình” khi mọi người đã trực tiếp chạm trán
– Dáng vẻ bên ngoài:
+ Thân rắn như đá, không mềm như cá voi; được ghép bằng lá thép, gõ xuống kêu boong; từng hàng đinh bắt chặt các nếp ngoài, không để một kẽ hở nào.
+ Là chiếc tàu ngầm kì lạ trông tựa như một con cá bằng thép khổng lồ.
– Hoạt động:
+ Chân vịt quay đẩy tàu chạy.
+ Chạy với tốc ghê người.
- Đánh giá chung:
– Con cá thiết kình có vẻ ngoài kì lạ, phát ra ánh sáng, chạy với tốc độ lớn,
không biết mệt mỏi thực tế là một chiếc tàu ngầm hoạt động một cách kì lạ.
– Hình ảnh chiếc tàu ngầm – con cá thiết kinh được sáng tạo dựa trên cơ sở hiện thực là công nghệ chế tạo tàu biển. (Vào thời của nhà văn Giuyn Vec-nơ, thế giới đã có tàu chạy dưới mặt nước nhưng thô sơ, di chuyển chậm.)
– Hình ảnh con cá thiết kinh và tình huống chạm trán của các nhân vật với nó đã tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn cho câu chuyện, thể hiện trí tưởng tượng phong phú của nhà văn, tư duy khoa học của nhà văn.
3. Người kể chuyện – giáo sư A-rôn-nác
– Văn bản truyện được kể theo ngôi thứ nhất với người kể chuyện là giáo sứ A-rôn-nác. Sự lựa chọn ngôi kể này là hoàn toàn hợp lí, tạo ra sự chân thực, hấp dẫn cho câu chuyện. Vì:
+ Giáo sư A-rôn-nác là chuyên gia tự nhiên có vốn hiểu biết phong phú, trực tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến cốt truyện và vì thế câu chuyện về chiếc tàu ngầm kì lạ, tối tân mang tính khoa học cao.
+ Những kiến thức hay lập luận về các vấn đề kĩ thuật, công nghệ, đại dương vừa đảm bảo tính chính xác, khoa học vừa hấp dẫn, tưởng tượng sinh động.
4. Tính lô-gic khoa học của văn bản:
Thông qua quá trình tư duy lô-gic khi kể lại phán đoán của nhân vật giáo sư A-rôn-nác, câu chuyện được kể theo tư duy lô-gic, khả năng phán đoán, lập luận, phân tích của một nhà khoa học:
– Ban đầu khi nghe Nét Len nói là mũi lao không đâm thủng được da con quái vật, A-rôn-nác đã lập tức trèo lên lưng “con cá” và kiểm chứng bằng hành động gõ lên thân nó để nhận biết vẻ ngoài “cứng như đá”. Giáo sư đã nghĩ đến độ cứng ấy là của một loài động vật thời cổ đại như rùa hoặc cá sấu. Nhưng kiểm chứng lại rằng: lưng nó đen bóng, phẳng lì, không có vảy, gõ kêu boong và tận mắt thấy nó được tạo bởi việc ghép các lá thép, từng hàng đinh bắt chặt các nếp ngoài không để một kẽ hở nào, giáo sư A-rôn-nác mới đi đến nhận định sau cùng: con cá thiết kình thật ra chính là một chiếc tàu ngầm bí hiểm.
– Cụ thể:
5. Kết nối nội dung văn bản với thực tế
Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương của nhà văn Giuyn Vec-nơ đã kể về một tình huống khám phá đại dương thú vị và trong đó, giáo sư A-rôn-nác đã nói rằng: “Việc thiên nhiên tạo ra những điều kì diệu chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng khi chính mắt mình trông thấy một cái gì đó kì diệu, siêu nhiên, lại do thiên tài con người tạo ra, thì đó lại là điều đáng suy ngẫm”.
Điều đó không chỉ khẳng định thế giới tự nhiên, nhất là thế giới dưới đáy đại dương chứa đựng vô vàn điều bí ẩn, lí thú mà còn khẳng định chính bản thân con người với tài năng khối óc của mình cũng có thể tạo ra những điều kì thú chẳng kém.
Hơn thế nữa, nếu muốn khám phá những điều kì thú trong lòng đại dương, con người cần tôn trọng và có trách nhiệm, gìn giữ bảo vệ, tuyệt đối không nên có những hành động phá vỡ hệ sinh thái trong lòng đại dương mà nên bảo vệ môi trường, không xả rác thải nhựa, bao bì ni lông hay chất thải, dầu xuống biển.
Kiến thức về Soạn văn Cuộc chạm trán trên đại dương lớp 7 được trình bày rất chi tiết và dễ hiểu trong cuốn Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 7 bằng sơ đồ tư duy – Tập 2.
Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1Hx8QMXVh5uX2vHviulu31y6kUeI9MC9P/view
Để học tốt tiếng kiến thức lớp 7, bạn cũng nên tham khảo thêm các cuốn sách lớp 7 khác của Mcbooks về các môn Toán, Tiếng Anh nữa nhé!
Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh lớp 7 hàng đầu tại Việt Nam.
Related Posts