Posted on

Việc đầu tiên khi bắt đầu học tiếng Hán hay tiếng Trung, đó là phải tìm hiểu về các âm tiết, cấu tạo của âm tiết cũng như cách phát âm của chúng. Trong bài viết dưới đây, Mcbooks sẽ chia sẻ với các bạn kiến thức về cấu tạo của âm tiết trong tiếng Hán. Mời các bạn cùng theo dõi.

Giới thiệu về âm tiết tiếng Hán

Phần lớn âm tiết trong tiếng Hán do thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu tạo thành.

Ví dụ: bà, ma, hảo đều là âm tiết.

Phụ âm mở đầu của âm tiết gọi là thanh mẫu.

Ví dụ: ( b, m, h).

Phần còn lại là vận mẫu.

Ví dụ: (à, a, ảo)

Vận mẫu là thành phần nằm ngay sau thanh mẫu trong một âm tiết. Tiếng Phổ thông Trung Quốc có 39 vận mẫu và được chia ra làm vận mẫu đơn và vận mẫu kép.

+ Vận mẫu đơn:

Vận mẫu do 1 nguyên âm cấu thành gọi là Vận mẫu đơn, có 6 vận mẫu đơn: a, o, e, i, u, ü

  • a đọc như a trong tiếng Việt (a…. a: shā 杀 -> giết)
  • o….. ô: bōlàng 破浪 -> sóng
  • e….. ưa: kuàilè 快乐 -> vui vẻ (cũng có khi đọc là ơ, ê tùy vào thanh mẫu đi trước và vận mẫu đi sau tạo thành vận mẫu kép)
  • i….. i lí: 梨 -> quả lê
  • u….. u hú tòng 胡同 -> con ngõ nhỏ
  • ü….. yu yǚ: 雨 -> mưa (âm này phát âm hơi khó, nhưng dưới đây sẽ có video để cho các bạn nghe sẽ rõ hơn)
Thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu là những yếu tố cấu thành nên âm tiết tiếng Hán
Thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu là những yếu tố cấu thành nên âm tiết tiếng Hán

+ Vận mẫu kép:

Vận mẫu do 2 hoặc 3 nguyên âm cấu thành gọi là Vận mẫu, có 30 vận mẫu kép.

  • i u ü
  • a ia ua
  • o uo üe
  • e ie
  • er
  • ai uai
  • ei uei (ui)
  • ao iao
  • ou iou (iu)
  • an ian uan üan
  • en in uen (un) üen
  • ang iang uang
  • eng ieng ueng
  • ong iong

Tiếng phổ thông Hán ngữ hiện đại có hơn 400 âm tiết.

Tiếng phổ thông Hán ngữ hiện đại có hơn 400 âm tiết.

Cách phát âm

Thanh mẫu: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h

  • P, [p]

Âm 2 môi tắc, trong, không bật hơi, hai môi khép chặt, khoang miệng chứa đầy hơi, hai môi bật mở nhanh khiến luồng hơi bên trong bật ra ngoài, thường gọi là âm “không bật hơi”. Dây thanh không rung.

  • P, [p’]

Âm 2 môi, tắc trong, bật hơi. Vị trí phát âm giống như b, luồng hơi bị lực ép đẩy ra ngoài, thường gọi là “bật hơi”. Dây thanh không rung.

  • M, [m]

Âm 2 môi mũi, không bật hơi, hai môi khép. Khi phát âm, hai môi khép, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, luồng khí theo khoang mũi ra ngoài. Dây thanh rung.

  • F, [f]

Âm môi răng, xát trong. Răng trên tiếp xúc với môi dưới, luồng hơi ma sát thoát ra ngoài. Dây thanh không rung.

  • D, [t]

Âm đầu lưỡi, tắc trong, không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, khoang miệng trữ hơi rồi đầu lưỡi hạ xuống thật nhanh khiến luồng hơi đột ngột ra ngoài. Dây thanh không rung.

  • T, [t’]

Âm đầu lưỡi, tắc trong, bật hơi. Vị trí phát âm giống như âm d, khi luồng hơi từ miệng đột ngột bật ra, cần đẩy mạnh hơi ra. Dây thanh không rung.

  • N, [n]

Âm đầu lưỡi, mũi. Khi phát âm đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, khoang mũi mở. Dây thanh rung.

  • L, [l’]

Âm bên, đầu lưỡi, mũi. Khi phát âm đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm n lùi về phía nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài. Dây thanh rung.

  • G, [k]

Âm cuống lưỡi, trong tắc, không bật hơi. Khi phát âm, phần cuống lưỡi nâng cao sát ngạc mềm. Sau khi trữ hơi, hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để cho hơi bật ra ngoài một cách đột ngột. Dây thanh không rung.

  • K, [k’]

Âm cuống lưỡi, tắc trong, bật hơi. Khi phát âm, bộ vị cấu âm giống như âm g. Khi luồng hơi từ trong khoang miệng bật ra đột ngột, cần đưa hơi mạnh. Dây thanh không rung.

  • H, [x]

Âm cuống lưỡi, xát trong. Khi phát âm, cuống lưỡi tiếp cận với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang giữa ma sát đi ra. Dây thanh không rung.

  • A, [A]

Miệng mở rộng, lưỡi ở vị trí thấp nhất, môi không tròn.

  • O, [o]

Độ mở miệng vừa phải, lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi tròn.

  • E, [ɣ]

Độ mở miệng vừa phải, lười hơi cao, lùi về phía sau, môi không tròn.

  • I, [i]

Miệng hé, môi dẹt, lười ở vị trí cao, tiến về phía trước.

U, [u]

Miệng hé, môi tròn, lưỡi ở vị trí cao, nghiêng về phía sau.

  • Ü, [y]

Vị trí lưỡi cũng giống như i, nhưng cần môi tròn, độ mở của miệng gần giống như khi phát âm u.

Vận mẫu ghép: ai, ei, ao, ou

Ai [ai], ei [ei], ao [ao], ou [ou]

Vì có i nên a trong vận mẫu ghép ai đọc là [a], vị trí lưỡi so với [A] hơi lệch về phía trước, các trường hợp còn lại đọc là [A].

e trong ei đọc thành [e]

Vì có o nên a trong ao đọc thành [a].

  • Quy tắc viết

i, u, ü có thể tự biến thành âm tiết. Khi đó chúng lần lượt viết thành yi, wu và yu.

  • Thanh điệu

Tiếng Hán phổ thông có bốn thanh điệu cơ bản. Kí hiệu của các thanh là:

– (thanh một)

ʼ (thanh hai)

ˇ (thanh ba)

ʽ (thanh tư)

Thanh điệu khác nhau thì ý nghĩa biểu đạt cũng khác nhau. Ví dụ:

  Bā         ba       bă       bà

Eight      pull    target   dad

  Ma        má       mă       ma

Mum   numd    horse   scold

Kí hiệu thanh điệu viết trên nguyên âm chính. Khi nguyên âm i mang thanh điệu phải bỏ dấu chấm ở trên i đi. Ví dụ: nỉ, bỉ. Khi vận mẫu của một âm tiết có hai hoặc hơn hai nguyên âm thì kí hiệu thanh điệu phải được viết ngay trên nguyên âm có độ mở của cửa miệng lớn nhất.

Ví dụ: hảo, mèi, lóu.

Thanh điệu khác nhau thì ý nghĩa biểu đạt cũng khác nhau
  • Biến điệu

Khi hai âm tiết mang thanh 3 liền nhau, thì thanh ba thứ nhất đọc thành thanh 2.

Ví dụ:

Nỉ hảo – ní hảo

Âm tiết và chữ Hán

Chữ Hán là hình thức văn tự của tiếng Hán, mỗi âm tiết có thể được viết bởi một hoặc nhiều chữ Hán. Ví dụ:

Bā        bá      bă       bà

八        拔     靶        爸

Mā      má      mă     mà

Yi    yí      yỉ     yì

–  移  椅  亿

 

Những kiến thức trên đều có đầy đủ và chi tiết trong cuốn Giáo trình Hán ngữ tập 1 của Mcbooks. Ngoài ra trong sách còn có rất nhiều mẫu câu, ví dụ và bài tập để các bạn thực hành sau mỗi bài học nữa.

Các bạn cần tư vấn và mua sách học tiếng Trung, vui lòng inbox cho Mcbooks tại Fanpage Mcbooks để được tư vấn và nhận ưu đãi giảm giá khi mua sách nhé!

Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách học tiếng Trung số 1 tại Việt Nam.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger