Posted on

Cách ôn luyện để đạt điểm cao kì thi NAT Test trong thời gian ngắn mà không bị chán nản? Hãy cùng Mcbooks khám phá 3 bí quyết ôn luyện để đạt điểm cao kì thi NAT Test trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Bí quyết quan trọng nhất: Nâng cao hiểu biết về mọi lĩnh vực bằng cách đọc thật nhiều sách (tiếng Việt cũng được)

Đây là điều rất dễ hiểu, nếu bạn có kiến thức nền tảng về một vấn đề nào đó, khi đọc thông tin về nó bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được nội dung, tác giả có nói xuôi nói ngược, ẩn dụ hay phản biện gì bạn cũng có thể nhanh chóng lái suy nghĩ theo được.

Cách ôn luyện để đạt điểm cao kì thi NAT Test là hãy đọc thật nhiều sách để nâng cao vốn hiểu biết
Cách ôn luyện để đạt điểm cao kì thi NAT Test là hãy đọc thật nhiều sách để nâng cao vốn hiểu biết

Ngược lại, nếu vấn đề đó bạn chưa từng biết đến, chưa từng tiếp cận, bạn sẽ hoang mang khi gặp nó trong bài thi, sẽ mất tương đối thời gian để hiểu nội dung căn bản chứ chưa nói tìm được ẩn ý, hiểu được, cách diễn đạt vòng vo của tác giả. Chính vì vây, vốn hiếu biết rộng sẽ là một lợi thế.

Bên cạnh đó, nếu bạn đọc nhiều (không quan trọng là đọc bằng tiếng gì), bạn sẽ quen với các hình thức hành văn của các tác giả: phân tích hay tổng hợp, đồng tình hay phản biện,…

Các chủ đề xuất hiện trong đề đọc hiểu Q1 thường là các chủ đề quan trọng trong cuộc sống xã hội như giáo dục, môi trường, hệ sinh thái động thực vật, các loại hình nghệ thuật, môn thể thao truyền thống, các thói quen sinh hoạt lâu đời, các triết lý sống, các vấn đề nổi cộm trong xã hội Nhật: già hóa dân số, hikkomori, các chế độ xã hội,… đặc biệt mình để ý thấy nội dung các bài đọc thường không có tính thời sự mấy đâu, tức là cái gì đang hoặc mới xảy ra, thường sẽ không xuất hiện trong đề thi đọc hiểu năm đó.

Tham khảo thêm:

Sự giống và khác nhau của 2 kỳ thi tiếng Nhật NAT test và JLPT

Kì thi NAT Test là gì? Cấu trúc đề và lịch thi 2023

Bí quyết quan trọng thứ 2: Nắm được cấu trúc của đoạn văn, cách hành văn của người Nhật

Sai lầm phổ biến của chúng ta khi đọc một đoạn văn tiếng nước ngoài là quá chăm chú vào dịch từng từ, từng chữ, quá chú trọng từng chi tiết, mà quên mất bố cục tổng thể, nội dung khái quát của đoạn văn.

Nhiều bạn nghĩ rằng phải hiểu hết từng từ, từng câu trong bài mới hiểu hết cả bài. Chính vì sai lầm đó mà cá bạn hay phải dừng lại để phân tích ngữ pháp, gián đoạn suy nghĩ chỉ vì 1 từ vựng hay 1 cấu trúc ngữ pháp.

Để khắc phục sai lầm đó, bạn phải luyện cho mình quen với các cách diễn đạt, cấu trúc ngữ pháp phức tạp, để khi gặp bạn vẫn có thể đọc lướt qua nó thật nhanh mà vẫn hiểu ý cả câu.

Hiểu rõ cấu trúc đề thi sẽ giúp bạn có hướng ôn luyện đúng để đạt điểm cao trong kì thi NAT Test
Hiểu rõ cấu trúc đề thi sẽ giúp bạn có hướng ôn luyện đúng để đạt điểm cao trong kì thi NAT Test

Các cách diễn đạt phổ biến của người Nhật:

Các câu thể hiện suy nghĩ, ý kiến của tác giả là các câu có chứa các cụm từ sau:

  • ~と思います。
  • ~はずです ( ~はずだ)。
  • ~のです (~のである、 ~のだ )。
  • ~でしょう
  • ~しよう
  • ~て ください
  • ~かもしれない
  • ~てほしい

Vế sau của các từ dưới đây là ý rất quan trọng mà tác giả muốn nói (dù trước đó có vòng vo, đánh võng văn hoa các kiểu, thì bạn cũng chỉ đọc để tham khảo, còn vế sau mấy từ này mới là quan trọng): が~、ところが~、しかし~、ただし~、けれど~、けれども~、でも~、すなわち~、つまり~

Ngược lại, nếu tác giả dùng các từ sau đây, thì vế trước mới là vế quan trọng: それだから、なので、だから、そのため、

Dùng câu nghi vấn để nói lên quan điểm của mình:

  • 本当にそうか  có nghĩa là そうではない
  • はたして必要なのか có nghĩa là 必要ではない
  • それは本当に恋なのだろうか có nghĩa là それは恋ではない
  • のではないでしょうか có nghĩa là です

Ngoài ra, bạn cần quen với cách viết văn của người Nhật, nổi tiếng dông dài, vòng vo, mập mờ, loanh quanh, dễ gây hiểu sai, hiểu lầm ý muốn truyền tải. Dưới đây là một vài cách viết  văn mà người Nhật hay sử dụng:

  • So sánh: So sánh điều muốn nói với một thứ khác. Ví dụ: So sánh suy nghĩ của giới trẻ ngày xưa và ngày nay.
  • Ẩn dụ: Dùng một thứ khác để nói về điều mình muốn nói. Ví dụ: Ví một cuộc leo núi như cuộc đời của mỗi người, …

Nắm được các cách hành văn phổ biến này, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về đoạn văn mình đọc và sẽ thấy dễ hiểu hơn.

Sách báo có rất nhiều, thời gian ôn thi thì có hạn, vậy bạn nên tập trung đọc cái gì? Trước tiên, bạn nên đọc các bộ sách luyện thi đọc hiểu, ở đó họ đã tập hợp các bài tương tự bài thi, bạn quen với cách hành văn của họ rồi thì có thể tìm đọc các bài báo ngắn, đến khi thành thạo thì tìm đọc các tiểu thuyết (có rất nhiều sách tiểu thuyết cũ rao bán với giá rất rẻ trên Merucari).

Ngoài ra, các tờ rơi, các tờ thông báo, các email xác nhận mua hàng online, thông báo của ngân hàng, hướng dẫn sử dụng… đều không nên bỏ qua.

Sau khi hiểu và quen dần với cách hành văn của người Nhật, các bạn sẽ dễ dàng đọc hiểu cũng như làm bài thi NAT Test và đạt điểm cao hơn trong kì thi này.

Tìm hiểu thêm thông tin về kì thi NAT Test tại: https://nattest.com.vn/

Bí quyết 3: Thành thạo kỹ năng trả lời từng loại câu hỏi trong kì thi NAT Test

Bài ngắn: Câu hỏi thường là tác giả muốn nói gì, tác giả nghĩ gì về…

Dù viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào thì một đoạn văn, một bài văn cũng được viết dưới 1 trong 2 dạng: diễn giải hoặc quy nạp.

  • Diễn giải: Đưa ra chủ đề của đoạn văn, sau đó trình bày về chủ đề đó.
  • Quy nạp: Trình bày về vấn đề, chủ đề đó, cuối cùng thì kết luận lại ở cuối đoạn văn.

Nhưng bài văn diễn giải thì vẫn có kết luận ở cuối đoạn nên dù là dạng nào cũng hãy chú ý câu cuối của đoạn văn đó. Rất có thể đến 80-90% đó chính là nội dung chính của đoạn văn.

Ngoài ra, các bài dạng ngắn thường có cái gọi là “bẫy kiến thức”. Bạn sẽ gặp một kiến thức rất phổ biến, nhưng của một tác giả có quan điểm, cái nhìn KHÁC VỚI LOGIC THÔNG THƯỜNG. Bạn áp hiểu biết của mình vào để trả lời là bạn đã rơi vào bẫy của họ.

Bài trung: Thường có các câu hỏi về 1 chi tiết nào đó trong bài

Trước tiên, đọc nội dung câu hỏi thật kĩ xem người ta muốn hỏi gì. Nhiều bạn, vì không đọc kĩ câu hỏi cho nên đã xác định sai chủ/vị và ý đồ của tác giả, mà chọn đáp án sai ngay từ khi mới bắt đầu. Đừng để những sai lầm đáng tiếc đó làm mất điểm của bạn.

Lưu ý: Chỉ đọc câu hỏi. KHÔNG đọc câu trả lời: Mục đích để tránh bị loạn và xao nhãng các ý đúng với các ý “lừa”.

Dù câu hỏi có hỏi về một chi tiết nào đó, thì bạn cũng phải nắm được nội dung tổng thể của bài. Rồi tập trung vào phần có chứa câu trả lời. Đừng chỉ đọc 1-2 câu bạn nghĩ là chứa câu trả lời rồi vội khoanh đáp án.

Các câu hỏi hay gặp: これ、それ、là nói về cái gì? Hỏi ai? Đã làm gì? Hỏi về ý nghĩa của phần gạch chân? Hỏi tại sao tác giả lại nói thế này?

Với câu hỏi về これ: thì đáp án thường nằm ngay trong câu đó. Vì hiểu đơn giản : これ là cái này. Với câu hỏi về それ、あれ, đáp án thường nằm ở ngay câu trước đó (phần ít nằm ở cấu trước nữa)

Với câu hỏi Hỏi ai? Đã làm gì? Đáp án hay nằm trong các câu: Bị động, sai khiến, bị động sai khiến.

Với câu hỏi Tại sao? Hãy gạch chân những liên từ chỉ lí do, nguyên nhân – kết quả そのため、それで、だから、ですから、で、よって、こうして、このため、このために、このようなわけで、すると、したがって、そうして、そうすると、しらば、そうだとすれば、その結果、だって、それゆえに、だったら… Nên chú đến phần có những liên từ trên. Đáp án thường nằm trong đó.

Bài dài:

Nếu bạn có tất cả các kỹ năng trên cộng với tốc độ đọc nhanh thì bạn hoàn toàn có thể hoàn thành bài đọc dài. Nắm được điều tác giả muốn truyền tải trong từng đoạn nhỏ và trong tổng thể bài là bí quyết duy nhất của mình với dạng bài này.

  • Bài so sánh: Thường có 2 đoạn, nêu ra 2 quan điểm khác nhau về cùng 1 vấn đề.

Hãy đọc 1 đoạn, rồi loại trừ câu trả lời ngay. Nếu tìm ra ngay được câu trả lời thì không cần đọc đoạn tiếp theo. Nếu không tìm được câu trả lời thì cũng khoanh vùng, loại trừ được 1 vài câu. Sau đó mới đọc đoạn còn lại và loại trừ tiếp. Không đọc cả 2 đoạn rồi mới tìm câu trả lời, sẽ rất dễ quên các thông tin đã đọc được và khi đầu phải kết hợp xử lý nhiều thông tin sẽ rất dễ bị rối.

  • Bài tìm kiếm thông tin: Thường đưa ra nội dung 1 thông báo, tờ rơi, quảng cáo, email,…rồi yêu cầu tìm thông tin nào đó.

Đây là phần dễ kiếm điểm, vì cấu trúc ngữ pháp không khó, hầu hết là câu đơn, bạn chỉ cần chú ý không nhầm lẫn, bỏ sót các thông tin. Lưu ý khi làm bài dạng này là hãy đọc câu hỏi và đánh dấu những phần trong bài có khả năng chứa câu trả lời, sau đó đọc các đáp án trả lời, rồi tìm thông tin trong các phần đã đánh dấu.

Khi luyện đủ nhiều, chúng ta sẽ tự đúc rút ra được kinh nghiệm: À thì ra họ hay đánh lừa mình những chỗ như vậy. Biết được điều đó bạn sẽ tránh bị mất điểm oan.

Hi vọng 3 bí quyết ôn luyện để đạt điểm cao kì thi NAT Test sẽ giúp các bạn đạt điểm số như mong đợi và lấy được chứng chỉ mà mình mong muốn nhé!

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger