Biện pháp tu từ từ vựng “Nói quá” và “Nói giảm nói tránh” là hai kiến thức quan trọng các bạn học sinh lớp 8 cần ghi nhớ trong chương trình Ngữ Văn.
Trong bài viết này, Mcbooks sẽ giới thiệu đến các bạn kiến thức chi tiết về hai biện pháp tu từ này. Các bạn hãy cùng lưu lại và học tập nhé!
Mục Lục
1. Nói quá
+ Khái niệm
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng hoặc tăng sức biểu cảm.
Nói quá còn gọi là thậm xưng, khoa trương, phóng đại….

+ Phân loại
– Nói quá quy mô, mức độ, kích thước của sự vật, hiện tượng:
Ví dụ:
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.
(Ca dao)
– Nói quả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng:
Ví dụ:
Đêm tháng năm chưa năm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
(Tục ngữ)
+ Tác dụng của nói quá
– Nói quá có tác dụng nhấn mạnh, tạo ấn tượng về nhận thức gây chú ý đặc biệt cho người đọc, người nghe.
Ví dụ: Nó ngồi đến mọc rễ ở đây rồi.
– Nói quá được sử dụng nhiều trong văn học, thể hiện sự châm biếm, trào phúng hoặc làm tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta
(Ca dao)
– Cách nói quá cũng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhằm nhấn mạnh ý hoặc biểu cảm.
Ví dụ: Anh làm tôi ngượng chín cả mặt.
2. Nói giảm nói tránh
+ Khái niệm
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển làm giảm nhẹ quy mô, mức độ của sự vật, hiện tượng, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ 1:
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mặc ngậm ngùi lòng ta.
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Trong ví dụ này, “thôi rồi ” là chỉ cái chết. Tác giả dùng cách nói giảm, nói tránh để giảm cảm giác đau buồn khi người bạn qua đời.
Ví dụ 2:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bắc
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Cách dùng từ “thăm ” (không dùng từ “viếng”) làm giảm nhẹ nỗi đau mất Bác, khẳng định bác vẫn còn sống với dân tộc Việt Nam, đồng thời gợi sự thân mật, gần gũi.

+ Cách tạo phép nói giảm nói tránh
– Tạo phép nói giảm nói tránh dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa do biện pháp ẩn dụ.
Ví dụ:
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(Bác ơi! – Tố Hữu)
– Sử dụng các từ đồng nghĩa:
Ví dụ: Từ chết có thể được thay thế bằng các từ đồng nghĩa như: từ trần, khuất núi, mất……
– Sử dụng cách nói phủ định để nói giảm nói tránh.
Ví dụ: Bức tranh này không được đẹp lắm.
+ Tác dụng của nói giảm nói tránh
- Tránh cách nói thô tục, ghê rợn hoặc mất lịch sự.
- Khi muốn phê bình ai đó, cách nói giảm nói tránh sẽ giúp họ dễ tiếp thu hơn.
- Trong một số trường hợp cần nói thẳng thắn, chân thành thì việc sử dụng nói giảm nói tránh là không cần thiết.
3. So sánh
Khái niệm biện pháp tu từ so sánh
So sánh là một biện pháp tu từ dùng để đối chiếu hai sự vật, sự việc, hiện tượng có điểm tương đồng nào đó nhằm làm nổi bật đặc điểm, tính chất của một sự vật thông qua sự liên tưởng với sự vật khác.
Ví dụ:
-
“Trẻ em như búp trên cành” → so sánh trẻ em với búp non.
-
“Người ta là hoa đất” → so sánh con người với hoa mọc lên từ đất.
Tác dụng
-
Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đối tượng được miêu tả.
-
Làm cho câu văn sinh động, dễ hiểu, dễ cảm nhận.
-
Tạo hình ảnh liên tưởng thú vị, kích thích trí tưởng tượng và cảm xúc của người đọc.
-
Nhấn mạnh đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật được nói đến.
Dấu hiệu nhận biết
Một số dấu hiệu thường gặp để nhận biết biện pháp so sánh:
-
Có sự xuất hiện của các từ ngữ so sánh phổ biến như:
-
“là”, “như”, “tựa như”, “giống như”, “bao nhiêu… bấy nhiêu”, “chẳng khác nào”…
-
-
Cấu trúc đầy đủ của một phép so sánh thường bao gồm 4 yếu tố:
-
Vế A (sự vật được so sánh)
-
Từ so sánh
-
Vế B (sự vật dùng để so sánh)
-
Nét tương đồng
Ví dụ: “Mắt em sáng như sao trời”
-
Vế A: mắt em
-
Từ so sánh: như
-
Vế B: sao trời
-
Nét tương đồng: sáng
-
-
Lưu ý: Trong một số trường hợp, từ ngữ so sánh có thể bị ẩn đi, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự so sánh qua ngữ cảnh và hình ảnh gợi lên.
Ví dụ minh họa
-
“Trẻ em như búp trên cành”
-
“Người ta là hoa đất”
-
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
Những câu thơ trên đều sử dụng biện pháp so sánh để gợi hình ảnh rõ nét, giàu cảm xúc và thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.
4. Nhân hóa
4.1 Khái niệm
Nhân hóa là một biện pháp tu từ trong tiếng Việt, dùng để gán cho sự vật, đồ vật, con vật hoặc hiện tượng thiên nhiên những đặc điểm, hành động, tính cách, cảm xúc, suy nghĩ… vốn chỉ có ở con người. Việc này giúp sự vật được miêu tả trở nên có hồn, giống như đang sống và có tâm hồn như con người.
Ví dụ:
-
“Ông mặt trời đi ngủ” – mặt trời được gọi là “ông” và có hành động như con người.
-
“Cây bàng già lặng lẽ trầm ngâm” – cây bàng được gán tính cách “lặng lẽ” và “trầm ngâm” như con người.
Tác dụng
-
Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn và dễ hình dung hơn.
-
Giúp các sự vật, con vật trở nên gần gũi, thân thuộc, có cảm xúc, từ đó tạo sự đồng cảm nơi người đọc, người nghe.
-
Góp phần bộc lộ cảm xúc, thái độ của người viết đối với đối tượng được miêu tả.
Dấu hiệu nhận biết
Một số dấu hiệu thường gặp để nhận biết biện pháp nhân hóa:
-
Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người để miêu tả sự vật, con vật, hiện tượng:
-
Ví dụ: ngồi, chạy, khóc, cười, trốn, suy nghĩ…
-
-
Dùng từ xưng hô của con người để gọi sự vật:
-
Ví dụ: ông mặt trời, chị gió, anh mưa, cô trăng…
-
-
Dùng tính cách, cảm xúc của con người để miêu tả sự vật:
-
Ví dụ: vui vẻ, buồn bã, trầm ngâm, giận dữ…
-
-
Dùng lời nói hoặc suy nghĩ của con người cho sự vật:
-
Ví dụ: “Chiếc lá bàng buồn bã nói: Tạm biệt mùa thu!”
-
Việc sử dụng nhân hóa phù hợp sẽ làm cho lời văn trở nên mềm mại, sâu sắc và giàu tính biểu cảm.
Kiến thức về biện pháp tu từ từ vựng trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 kèm bài tập thực hành được biên soạn rất đầy đủ và chi tiết trong cuốn sách Làm chủ kiến thức Ngữ Văn lớp 8.
Các bạn cần tư vấn thêm về bộ sách này vui lòng inbox cho Mcbooks ngay và nhận ưu đãi giảm giá lên tới 28% nhé!
Mcbooks tự hào là nhà xuất bản sách tham khảo cho học sinh hàng đầu tại Việt Nam.
Related Posts