Posted on

Kì thi IT Passport là gì? Tại sao thời gian gần đây số lượng người học và thi chứng chỉ IT passport (sau đây được gọi là IP) tăng lên rất nhiều lần?

Để giải đáp những thắc mắc trên của mọi người, Mcbooks sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin về kì thi IT Passport đến mọi người, đặc biệt là các bạn có dự định thi IT Passport.

Kì thi IT Passport là gì?

IT Passport là chứng chỉ cấp quốc gia level 1 theo Chuẩn Công nghệ thông tin Nhật Bản, do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

Chứng chỉ IT Passport
Chứng chỉ IT Passport

Kì thi IT Passport dành cho đối tượng non-IT, nghĩa là những người ngoại đạo, không xuất thân từ trường lớp đào tạo Công nghệ thông tin (ví dụ như ngoại ngữ, kinh tế, v.v.) muốn lấy chứng chỉ IT Passpport để bắt đầu tham gia vào ngành nghề IT tại Nhật Bản hay các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam.

Tìm hiểu về kì thi IT Passport

Đọc qua thì các bạn có thể thấy, các kiến thức xuất hiện trong bài thi IT Passport đều là những kiến thức căn bản và cần thiết khi bạn bước vào ngành CNTT. Cũng chính vì vậy mà kỳ thi này có tên là IP (Hộ chiếu IT). Sau khi học IP, các bản sẽ có được lượng kiến thức trải dài, liên quan đến nhiều phần nhưng không đi quá sâu vào phần nào.

Dưới đây là một số thông tin xung quanh kì thi IT Passport mà các bạn đang quan tâm.

Cơ cấu bài thi IT Passport:

Bài thi IP gồm có 3 phần với các nội dung chính như sau:

Chiến lược (35%):

  • Doanh nghiệp và pháp luật
  • Chiến lược kinh doanh
  • Chiến lược hệ thống.

Management (20%):

  • Kỹ thuật phát triển
  • Project management
  • Service management.

Technology (45%):

  • Lý thuyết cơ bản
  • Hệ thống máy tính
  • Yếu tố kỹ thuật.
Cơ cấu bài thi IT Passport
Cơ cấu bài thi IT Passport

Nếu như bạn chưa hiểu một doanh nghiệp IT vận hành như thế nào, một project sẽ được phát triển và quản lý ra sao, một hệ thống có cả phần cứng và phần mềm, IoT là gì, quy trình test được thực hiện như thế nào, đơn vị data, cấu trúc data, các loại thuật toán cơ bản, flowchart là gì, v.v. thì bạn nên học IP để trau dồi thêm kiến thức cho bản thân.

Lưu ý: để làm được tốt công việc của mình thì phải tuỳ vào role cụ thể mà cần trang bị những kiến thức cần thiết có liên quan trực tiếp, một mình IP sẽ không đủ, tuy nhiên IP có thể là bước đầu để giúp bạn dễ hoà nhập vào cộng đồng IT hơn.

Thời gian đăng ký thi IT Passport

Tại Việt Nam: 1 năm có 2 lần thi, vào tháng 5 và tháng 11 (thường là vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng).

Tại Nhật: Được tổ chức rất nhiều lần trong năm, hầu như lúc nào cũng đăng ký được.

Cách đăng ký thi IT Passport

Tại Việt Nam: Đăng ký theo đường link có trong thông báo của tổ chức HITC, khi có lịch họ sẽ mở link đăng ký (http://www.vitec.org.vn/). Lệ phí thi hiện tại là 500k.

Tại Nhật: đăng ký tại https://www3.jitec.ipa.go.jp/…/application/applies.html. Lệ phí thi hiện tại là 5700¥, những ai đăng ký từ 01/04/2022 lệ phí sẽ là 7500¥.

Hình thức và địa điểm thi:

Hình thức:

Tại Việt Nam: Thi trên giấy. Tổng 100 câu/120 phút.

Tại Nhật: Thi trên máy tính. Tổng 100 câu/120 phút.

Địa điểm:

Tại Việt Nam: Có các điểm thi tại Hà Nội và Thành phố HCM. Với điểm thi ở Hà Nội thường sẽ được tổ chức ở Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tại địa chỉ 290 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội (địa điểm thi cụ thể sẽ được thông báo trong mail trước kỳ thi khoảng 1 – 2 tuần).

Tại Nhật: Có rất nhiều điểm thi, chi tiết tại : https://www3.jitec.ipa.go.jp/…/examhall/examhall_info.html

Đề thi ở Việt Nam và Nhật Bản có giống nhau không?

Đề thi IT Passport ở Việt Nam và Nhật Bản không giống do 2 đơn vị khác nhau ra đề. Ở Việt Nam thi bằng tiếng Anh kèm bản dịch tiếng Việt.

Và theo cảm nhận cá nhân của mình, đề ở Việt Nam có vẻ dễ thở hơn.

Thi IT passport ở Việt Nam thì cần trình độ tiếng Nhật như thế nào?

Đề thi ở Việt Nam thì không sử dụng tiếng Nhật, tuy nhiên nếu các bạn học theo giáo trình いちばんやさしいITパスポート thì cần tối thiểu trình độ N3. Còn nếu bạn học bằng giáo trình tiếng Anh thì tiếng Nhật không thành vấn đề.

Về tài liệu tiếng Anh các bạn có thể tham khảo trên trang chủ ITPEC https://itpec.org/

Ôn thi trong bao lâu thì có thể đỗ?

Trả lời: Tùy khả năng và thời gian anh em đầu tư vào. Tuy nhiên đối với anh em Non-tech(N3 trở lên) thì cần khoảng 100-120 giờ để luyện thi.

Sách luyện thi IT Passport

Mcbooks xin giới thiệu đến các bạn một số đầu sách luyện thi IT Passport được săn lùng nhất ở Việt Nam cũng như Nhật Bản để các bạn tham khảo:

1) (STN1089) Yoku wakaru masuta Reiwa 2 – 3 nendoban IT pasupooto shiken taisaku tekisuto& kako mondaishu

Bộ tài liệu này là một cuốn tổng hợp toàn bộ những kiến thức của các sách tham khảo, những giáo trình về IT, cung cấp các kiến thức cần thiết cho kỳ thi này. Các kiến thức sẽ được cập nhập và sửa đổi thường xuyên để phù hợp với từng năm, cũng như cập nhập những kiến thức mới cho các thí sinh ôn thi tốt nhất.

Sách luyện thi IT Passport Yoku wakaru masuta Reiwa 2 - 3 nendoban IT pasupooto shiken taisaku tekisuto& kako mondaishu
Sách luyện thi IT Passport Yoku wakaru masuta Reiwa 2 – 3 nendoban IT pasupooto shiken taisaku tekisuto& kako mondaishu

2 (STN1090) Reiwa 04-nen Imeeji& kurebaa houshiki de yoku wakaru Kayanoki sensei no IT pasupooto kyoushitsu

Đây là cuốn sách tham khảo và tuyển tập đề thi của kì thi IT Passport được đánh giá cao bởi không chỉ các sinh viên khối ngành tự nhiên mà còn cả các bạn khối kinh tế- xã hội và những người làm việc không thuộc lĩnh vực IT.

Bằng cách phân tích xu hướng ra đề mới nhất và giải thích một cách dễ hiểu, dễ nhớ bằng cách sử dụng hình ảnh minh họa phong phú, sách được đánh giá cao trong việc ôn thi chứng chỉ. Hơn nữa, với hình thức giải các đề thi liên quan ngay sau bài học, sách sẽ giúp kiến ​​thức được củng cố vững chắc hơn.

Đặc biệt, phiên bản mới được cải biên năm 2021 tương thích với giáo trình 4.1 / 5.0, có tổng cộng 293 câu hỏi để luyện tập, được đổi mới hình thức trang và số lượng trang cũng tăng lên đáng kể.

Đây là cuốn sách rất phù hợp với các bạn mong muốn thi đỗ IT Passport trong thời gian ngắn.

3) (STN1091) Kitamishiki Irasuto IT juku IT pasupouto Reiwa 04nen

4) (STN1092) Yoku wakaru masuta Reiwa 4 – 5-nendoban IT pasupooto shiken taisaku tekisuto& kakomondaishu

Đây là cuốn sách luyện thi để vượt qua kỳ thi IT Passport trong một khoảng thời gian ngắn. Có giải thích cẩn thận ngay từ đầu để những người chưa có nhiều kiến thức về kỳ thi này cũng có thể học tập dễ dàng. Giải thích chi tiết cặn kẽ và nghiên cứu kỹ lưỡng các câu hỏi thường gặp trong đề thi trước đây. (Bản mới nhất)

5) (STN1093) [Reiwa 4-nendo] Ichiban yasashii IT pasupooto zettai gokaku no kyokasho + Deru jun mondaishu

6) (STN1100) Genba no nihongo Tangochou IT – Hataraku gaikokujin no tame no kotoba

Tổng hợp từ vựng căn bản chuyên ngành IT, sách dịch song ngữ, thích hợp cho tất cả những ai bắt đầu học luyện chứng chỉ hay muốn chuyển sang ngành IT.

Kinh nghiệm ôn thi IT Passport trong 2 tháng

Mình xin phép chia sẻ 1 chút trải nghiệm của mình về kỳ thi IT PASSPORT hồi tháng 4 vừa rồi.

Trước hết thì mình là một đứa thành tích không có gì nổi bật và rất lười.

Background của mình: N2 đậu vớt, dân xã hội, tiếng Anh sơ cấp, thi ở Việt Nam.

Một đứa lười như mình đã học và đỗ được IP trong 2 tháng nên chắc chắn mọi người cũng sẽ làm được với thời gian ngắn hơn và điểm số cao hơn.

Trước tiên là về giáo trình, mình sử dụng giáo trình quốc dân là いちばんやさしいIT PASSPORT. Khi mua về thì mình đã đặt mục tiêu là khoảng 2,3 ngày sẽ học hết 1 chương, sau đó thời gian còn lại sẽ luyện đề. Nhưng thực tế là mình học 4 chương đầu mất 1 tháng vì vừa học vừa chơi. 1 tháng còn lại, mỗi ngày mình học IP khoảng 2 tiếng và khoảng 2 – 4 ngày cho 1 chương.

Như mọi người đã biết thì IP có 3 phần là quản lý, chiến thuật và kỹ thuật.

Ở phần quản lý và chiến thuật thì vừa học mình vừa tạo một file Excel để note lại thuật ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt, tiếng Anh tương ứng. Mình nghĩ với những bạn thi ở Việt Nam thì phần này rất quan trọng vì đề ở Việt Nam thi bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Những phần đọc trong sách khó hiểu thì mình sẽ xem thêm ở youtube, đọc thêm các bài phân tích tiếng Việt. Đa số thì cũng hiểu hết vì nội dung trong IP chỉ ở tầng nổi, tức là những khái niệm cơ bản thôi nên mình cũng không cần đào sâu lắm. Điểm khó ở phần chiến thuật và quản lý là quá nhiều khái niệm đòi hỏi phải ôn lại thường xuyên.

Tới phần kỹ thuật thì mình cũng không có kinh nghiệm gì vì phần này thời gian khá gấp và mình còn không giỏi suy luận hay toán học nên gần như chả hiểu gì.

Và với những ai cũng kém toán như mình thì mọi người cứ mạnh dạn bỏ qua những phần mình không hiểu vì bài thi tận 100 câu, đạt điểm cao mới khó chứ điểm đỗ thì rất dễ.

Theo cảm nhận cá nhân của mình thì đề thi ở Việt Nam khá nặng về phần tính toán (với những bạn tự nhiên thì mấy phần này chắc là ăn điểm vì chủ yếu là kiến thức toán cấp 3 như tổ hợp, xác xuất, trung bình, trung vị, và một số bài mình cũng chả biết là toán cấp mấy).

Phần chiến lược và quản lý thì khác khá nhiều so với những gì mình đã học, nhưng câu hỏi rất là dễ, đọc xong câu hỏi và câu trả lời là biết đáp án luôn. Ngoài ra, nếu mọi người học xong sớm thì có thể lên trang HITC tìm đề các năm trước để luyện thêm, mình thấy trùng dạng, thậm chí là trùng nguyên câu hỏi ở các năm trước khá nhiều.

Kết luận: Lúc chưa học thì nghĩ thi IT Passport rất khó và rất có giá trị, nhưng thi được rồi mới thấy nó không khó đến mức vậy, và kiến thức của IP cũng rất cơ bản, không đủ để bạn làm việc được. Tuy nhiên mình nghĩ IT Passport đã đem đếm cho mình lượng kiến thức dàn trải ở kha khá lĩnh vực IT, từ đó mình xác định được lĩnh vực mà bản thân phù hợp.

Mong rằng với những thông tin về kì thi IT Passport ở trên, bạn sẽ có thêm động lực cũng như tài liệu để bắt đầu luyện thi IT Passport và sở hữu mức lương cao hơn khi làm việc trong ngành IT tại Nhật Bản.

Mcbooks

/* Remnove chat fb */
001-messenger