Posted on

Kỳ thi EJU lần thứ 2 năm 2023 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 12/11/2023 và chỉ còn vài ngày nữa là đóng cổng đăng ký dự thi. Chắc hẳn các sĩ tử đều đang gấp rút chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia kỳ thi quan trọng này rồi phải không nào?

Vậy thì các bạn hãy cùng Mcbooks tìm hiểu tất tần tật thông tin về kì thi EJU bao gồm kì thi EJU là gì, cách đăng ký thi, thời gian địa điểm thi, lệ phí thi, cấu trúc đề thi… để tự tin hơn khi chinh phục kì thi này nhé!

Kì thi EJU là gì?

Kì thi EJU (Examination for Japanese University Admission) là kỳ thi được tổ chức với mục đích đánh giá năng lực tiếng Nhật cần thiết và trình độ kiến thức cơ bản của du học sinh người nước ngoài có nguyện vọng theo học tại các trường đại học v.v. của Nhật bản.

EJU là một phần trong việc xét tuyển du học sinh vào đại học (bậc đại học) của Nhật Bản. Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) là cơ quan tổ chức kỳ thi này. Ngoài 16 thành phố của Nhật Bản, bạn có thể đăng ký dự thi tại 17 thành phố của 14 nước, khu vực trên thế giới. Đa số các trường đại học của Nhật sử dụng kết quả thi EJU để xét tuyển nhập học. Như vậy, thí sinh chỉ cần dự thi ở nước mình mà không cần trực tiếp sang Nhật thi đầu vào.

EJU là kì thi đánh giá năng lực dành cho những bạn học sinh nước ngoài muốn du học tại các trường Đại học của Nhật Bản
EJU là kì thi đánh giá năng lực dành cho những bạn học sinh nước ngoài muốn du học tại các trường Đại học của Nhật Bản

Địa điểm tổ chức thi EJU ở Việt Nam

+ Hà Nội: Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội – Khoa Tiếng Nhật, 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa. Điện thoại: 0243.835.6800 (Ext.565).

+ TP HCM: Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP HCM, Phòng Hợp tác quốc tế – Phát triển dự án quốc tế (P.K01), 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1. Điện thoại: 0283.829.3828 ( Ext.114).

Đăng ký dự thi kì thi EJU

Thời hạn nộp hồ sơ và đăng ký dự thi: từ 03/07/2023 (thứ 2) đến 28/07/2023 (thứ 6)

– Sáng: 9:00 – 11:30:

– Chiều: 14:00 – 17:00

Thí sinh có thể đăng ký dự thi từ 1 cho đến 9 nhóm môn thi dưới đây:

  • Tiếng Nhật
  • Tiếng Nhật – Toán
  • Tiếng Nhật – Toán – Tự nhiên
  • Tiếng Nhật – Toán – Xã hội
  • Tiếng Nhật – Tự nhiên
  • Tiếng Nhật – Xã hội
  • Toán – Tự nhiên
  • Toán – Xã hội
  • Toán

Cơ cấu bài thi và thang điểm

Cơ cấu bài thi

  • Môn Tiếng Nhật: Gồm 3 phần và được làm theo trình tự: Bài luận → Đọc hiểu → Nghe hiểu * Nghe – Đọc hiểu.
  • Môn Khoa học Tự nhiên: Thí sinh chọn 2 trong 3 môn Lý, Hóa, và Sinh.
  • Môn Toán: Thí sinh chọn 1 trong 2 chương trình (CT) dưới đây:

+ CT áp dụng cho các ngành thuộc khối KHXH và KHTN có yêu cầu sử dụng ít Toán học.

+ CT áp dụng cho các ngành sử dụng nhiều Toán học.

Mỗi môn thi trong kì thi EJU sẽ có cấu trúc thi khác nhau
Mỗi môn thi trong kì thi EJU sẽ có cấu trúc thi khác nhau

Thang điểm

Thí sinh có thể chọn môn thi trong số các môn thi sau đây theo yêu cầu của trường Đại học mà mình có nguyện vọng dự thi. Tuy nhiên, không thể chọn đồng thời cả hai môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Môn thi Thời gian Mục đích

Tiếng Nhật

(450 điểm)

125 phút Đánh giá trình độ Tiếng Nhật (Tiếng Nhật hàn lâm) cần có để học tập tại các trường Đại học của Nhật Bản.

Khoa học tự nhiên

(200 điểm)

80 phút Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về các món Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học Sinh vật) cần thiết để học các ngành thuộc khối Khoa học tự nhiên trong các trường Đại học của Nhật Bản.

Khoa học xã hội

(200 điểm)

80 phút Đánh giả trình độ kiến thức cơ bản về khoa học xã hội cần thiết để học tại các trường Đại học của Nhật Bản, đặc biệt là khả năng tư duy và lý luận.

Toán học

(200 điểm)

80 phút Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về toán cần thiết cho việc học tại các trường Đại học của Nhật Bản.

Ngôn ngữ thi

Tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. (Riêng môn Tiếng Nhật chỉ ra đề bằng tiếng Nhật). Tuy nhiên, đề thi bằng tiếng Nhật và bằng tiếng Anh được in ở 2 tập khác khau, nên khi nộp đơn dự thi, thí sinh phải lựa chọn ngôn ngữ thi theo yêu cầu của trường Đại học mà mình có nguyên vọng dự thi.

Cách thức làm bài thi EJU

Môn Tiếng Nhật làm bài theo hình thức trắc nghiệm và tự luận. Các môn KHTN, KHXH và Toán trả lời theo hình thức trắc nghiệm.

Mốc thời gian

Ngày thi: Ngày 12 tháng 11 năm 2023 (Chủ Nhật)

Thời hạn nộp hồ sơ: từ 03/07/2023 (thứ 2) đến 28/07/2023 (thứ 6)

  • Sáng: 9:00 – 11:30:
  • Chiều: 14:00 – 17:00

Hồ sơ dự thi

  • Đơn đăng ký dự thi (phát trực tiếp tại điểm đăng ký thi)
  • Ảnh 3cm x 4cm
  • Lệ phí dự thi: 290.000 VND

Nội dung thi

Kỳ thi EJU có hai khối thi là khối xã hội và khối tự nhiên. Thí sinh thi bằng hình thức trắc nghiệm và không được dùng máy tính.

Toàn bộ nội dung kiến thức kỳ thi EJU đều là chương trình kiến thức cấp 3 của Nhật Bản. Thí sinh lựa chọn môn thi theo yêu cầu của trường.

Các trường sử dụng kết quả thi EJU để xét tuyển nhập học sẽ tự quy định môn thi và ngôn ngữ thi dành cho du học sinh. Tùy từng trường, sẽ có trường chỉ yêu cầu nộp kết quả thi lần 1 (tháng 6), có những trường chỉ yêu cầu nộp kết quả thi lần 2 (tháng 11). Một số trường không yêu cầu dự thi EJU. Hiệu lực của Kỳ thi EJU thường là 2 năm.

Trước khi nộp hồ sơ dự thi EJU, bạn cần liên hệ với trường có nguyện vọng dự thi để nắm thông tin, yêu cầu của trường. Xem thêm danh sách các trường sử dụng kết quả thi EJU và yêu cầu đầu vào EJU để xét tuyển trên website.

Tham khảo đề thi EJU lần 2 năm 2022 tại link: https://onedrive.live.com/?authkey=%21AO3un2t%2Dj%5FRXpCU&id=F27CD8D08242FA9C%219939&cid=F27CD8D08242FA9C

Cách tra điểm thi EJU

Các bạn vui lòng theo dõi fanpage của Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) để nhận được những thông tin cập nhật sớm nhất: https://www.facebook.com/kythiduhocNhatBanEJUtaihanoi/

Thí sinh có thể kiểm tra điểm thi của mình tại website EJU Online: https://eju-online.jasso.go.jp/src/SSKLOGIN010.php

Hướng dẫn tạo My ID (tiếng Anh): https://eju-online.jasso.go.jp/src/ejuonline_id.pdf

Hướng dẫn tra cứu (tiếng Anh): https://eju-online.jasso.go.jp/…/ejuonline_score

Nộp đơn vào các trường Đại học

Sau khi có kết quả EJU. hoàn thiên bộ hồ sơ xin đăng ký học của trường Đại học mà mình có nguyện vọng theo học, nộp đơn xin học cùng với các giấy tờ cần thiết khác.

Thủ tục nhập học

Sau khi nhận bộ hồ sơ xin dăng ký học, các trường sẽ tiến hành tuyến chọn. Nếu như đỗ, bạn bắt đầu làm thủ tục nhập học.

Chú ý: Đăng ký dự thi Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU) không có nghĩa là đã dăng ký vào học được tất cả các trường Đại học ở Nhật.

Học bổng khuyến học

Là loại học bổng do Tổ chức Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (Jasso) hàng tháng cấp một khoản tiền nhất định cho sinh viên người nước ngoài du học tư phí đang theo học tại các trường Đại học của Nhật Bản có nhân cách tốt, thành tích học tập ưu tú và điều kiện kinh tế khó khăn.

Tham khảo: Mức học bổng năm 2022 là 48.000 yên tháng

Trong số những thí sinh có nguyện vọng xin cấp Học bổng, những thí sinh có thành tích xuất sắc sẽ được chấp nhận và những học sinh này sẽ nhận được “Học bổng Khuyến học dành cho sinh viên du học tư phi” sau khi nhập học vào các trường Đại học của Nhật Bản.

Về chi tiết điều kiện cụ thể, xin hãy tham khảo địa chỉ trang Web dưới đây: https://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/scholarships/shoureihi/yoyakuseido/

Lưu ý

* Việc áp dụng Kì thi Du học Nhật Bản tại các trường Đại học của Nhật Bản

Ở các trường Đại học của Nhật Bản có áp dụng Kỳ thi du học Nhật Bản, các khoa tự quyết định các môn thi. Có trường chỉ áp dụng kết quả của Kỳ thi đợt 1 (tổ chức vào tháng 6), cũng có trường hợp chi áp dụng kết quả của Kỳ thi đợt 2 (tổ chức vào tháng 11), và cũng có trường hợp chọn kết quả của một trong 2 kỳ thi trên.

Như vậy, tùy theo trường mà tình hình áp dụng kỳ thi du học Nhật Bản có khác nhau. Vì vậy, trước khi đăng ký dự thi, thí sinh cần hỏi kỹ trường mà mình định dự thi.

Để biết thêm chi tiết về các trường Đại học của Nhật Bản có áp dụng Kỳ thi du học Nhật Bản để tuyến đầu vào đối với học sinh người nước ngoài, xin hãy tham khảo danh sách “Các trường áp dụng kỳ thi Du học Nhật Bản” theo đường dẫn:

https://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/eju/examinee/prearrival/index.html

Nếu dùng kết quả thi EJU ở Việt Nam để nộp cho các trường này, các bạn sẽ không phải tới Nhật tham dự kỳ thi nhập học nữa, việc phỏng vấn cũng có thể thực hiện ngay ở Việt Nam hay phỏng vấn qua mạng. Trong số này nhiều trường cũng có các chương trình học bằng tiếng Anh, các bạn không cần biết tiếng Nhật cũng có thể nhập học.

* Chế độ cấp giấy nhập học trước khi đến Nhật Bản

Có chế độ chấp nhận cho học sinh trước khi đến Nhật, họ được tuyển chọn tại nước ngoài mà không cần sang Nhật.

Hãy tham dự kỳ thi EJU tại Việt Nam để lấy giấy phép nhập học.

Hơn 100 trường ở Nhật Bản cấp giấy phép nhập học trước khi sang Nhật cho các học sinh thi đỗ ở Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU).

Danh sách “Các trường cấp giấy nhập học trước khi đến Nhật Bản” sử dụng kết quả thì du học Nhật Bản:

https://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/eju/examinee/use/index.html

Cần bao nhiêu điểm EJU để vào được Đại học tốt?

Để vào được được Đại học tốt, các bạn du học sinh sẽ cần trung bình bao nhiêu điểm EJU?

Theo như thống kê, để vào được Đại học Top 1 (Đại học Tokyo, Kyoto, Osaka) thì mức điểm cần đạt ở các môn thi Ban tự nhiên là 680/800, và ở các môn Ban Xã hội là 720/800.

Để vào được Đại học Quốc công lập tốt thì mức điểm cần đạt ở các môn Ban Tự nhiên là 640/800, và các môn Ban Xã hội là 620/800.

Để đạt được mức điểm đó thì các bạn học sinh cần phải nỗ lực và kiên trì rất nhiều. Hơn nữa, các bạn học sinh còn cần hiểu được tư duy của người Nhật để làm được bài một cách tốt nhất.

Sơ lược các nhóm trường đại học ở Nhật Bản

Bảng xếp hạng các nhóm trường đại học tại Nhật Bản được nhà báo, nhà bình luận kinh tế Shimano Kiyoshi (島野清志) tổng hợp trong tác phẩm ”全日本★大学レーティング”.

Trong tác phẩm của mình, Shimano Kiyoshi đã chia trường đại học của Nhật ra thành các nhóm SA, A1, A2, B, C, D, E, F, G, N dựa theo mức độ khó của điểm thi đầu vào. Nhóm SA là nhóm có điểm thi đầu vào cao nhất, các trường danh giá và được nhiều người biết đến tại Nhật còn nhóm N là nhóm có điểm thi đầu vào thấp, ít được biết đến nhất.

Nhóm SA: (19 trường)

Đại học quốc, công lập: Hokkaido, Tohoku, Tsukuba, Ochanomizu, Tokyo, Ngoại ngữ Tokyo, Công nghiệp Tokyo, Hitotsubashi, Quốc lập Yokohama, Nagoya, Kyoto, Osaka, Kobe, Kyushu…

Đại học tư lập: Keio, Sophia, Waseda, Quốc tế Cơ đốc giáo (国際基督教大学)

Nhóm A1: (55 trường)

Đại học quốc, công lập: Chiba, Gunma, Shinshu, Hiroshima, đại học Phủ lập Osaka, đại học Thành phố lập Osaka, đại học Tỉnh lập Hyogo v.v..

Đại học tư lập: Aoyama gakuin, Chuo, Doshisha, Ritsumeikan, Meiji, Hosei v.v..

Nhóm A2: (104 trường)

Đại học quốc, công lập: Yamagata, Fukushima, Iwate, Kagawa, Oita v.v..

Đại học tư lập: đại học Nữ sinh Tokyo, Nữ sinh Nhật Bản, Nanzan, Kansai, Musashi v.v..

Nhận xét về kì thi EJU

Tùy từng trường và từng ngành mà điểm số EJU yêu cầu khác nhau. Ví dụ, với những trường mạnh về khối tự nhiên, thì điểm yêu cầu của khối xã hội sẽ thấp hơn trung bình chung các khối của trường.

Với các nhóm trường SA, các bạn du học sinh cần có hơn 620/800 điểm EJU (một số ngành có thể chỉ cần hơn 600/800 EJU) để có thể thi đỗ. Riêng với đại học Tokyo, Kyoto, bạn cần khoảng hơn 700 điểm EJU, đại học Hitotsubashi yêu cầu điều kiện EJU trên 680 thì mới được nộp đơn. Ngoài ra, tùy ngành mà các bạn cần có điểm TOEIC (800 ~) hoặc TOEFL iBT (trên 70~).

Với nhóm A1, các bạn học sinh trung bình cần có điểm thi EJU khoảng 520/800 trở lên, TOEIC (550 ~) hoặc TOEFL iBT (50~). Nếu thi được tầm 600 điểm, bạn sẽ rất dễ thi đỗ.

Theo kinh nghiệm của mình, vì xã hội Nhật Bản vẫn khá coi trọng bằng cấp, nên với các bạn muốn đi xin việc ở Nhật, mình nghĩ các bạn nên cố gắng thi đỗ vào các trường nhóm A2 trở lên, nếu muốn kiếm việc ở các công ty lớn một chút thì nên từ nhóm A1 trở lên. Mong bài viết này sẽ có ích cho các bạn trong việc định hướng chọn trường tại Nhật Bản.

Hi vọng thông tin về kì thi EJU được chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về kì thi này cũng như có kế hoạch ôn thi và chọn trường để đi du học Nhật Bản sao cho phù hợp nhất với bản thân.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger