Posted on
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung Quốc hệ 10 năm – bắt đầu từ lớp 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Nghĩa là tiếng Trung và tiếng Nga sẽ được giảng dạy như một ngoại ngữ chính, tương đương với tiếng Anh hiện nay, chứ không phải là ngoại ngữ tự chọn.
Bộ sẽ thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông các môn này để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ việc dạy và học trong trường phổ thông.

Hiện, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc đang là một trong năm ngoại ngữ chính thức giảng dạy trong trường phổ thông và có mặt trong các môn thi tốt nghiệp THPT. Các chương trình này được giảng dạy như ngoại ngữ 1.

Cũng theo lộ trình, từ năm học này (2016 – 2017), môn ngoại ngữ như tiếng Nhật, được xem như ngoại ngữ thứ nhất đã dạy thí điểm từ lớp 3 tại Hà Nội và TP.HCM. Môn này sẽ lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai.

Giờ học ngoại ngữ.

Ngoài ra, tiếng Hàn, tiếng Đức được xem như ngoại ngữ thứ hai và thí điểm dạy từ lớp 6 tại một số trường trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, sau đó lần lượt mở rộng tới các địa phương khác trong năm học tới.

Việc dạy học tiếng Pháp cũng tiếp tục được đổi mới, điều chỉnh chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông theo hướng tinh giản và hiện đại hóa. Đồng thời, hoàn thiện bộ sách tiếng Pháp ngoại ngữ 2 quyển 1 cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam./.

Mcbooks.vn

/* Remnove chat fb */
001-messenger