Posted on

Là người có kinh nghiệm học tập và làm việc về lĩnh vực kinh doanh và đào tạo trong nước và các đối tác nước ngoài, thầy Đức luôn dành sự tập trung cao độ cho việc giảng dạy và đào tạo. Cùng đến với bài viết trên smartcom.vn nói về thầy giáo tài năng này.

Khởi nghiệp bằng văn phòng tồi tàn trên phố Thái Thịnh để làm phần mềm giảng dạy tiếng Anh trực tuyến, hiện tại Nguyễn Anh Đức là sáng lập và là CEO của Smartcom, một trong những công ty danh tiếng.

Không chỉ thế anh còn giành được học bổng cho chương trình đào tạo lãnh đạo của trường Đại học nổi tiếng Harvard. Sinh năm 1981 nhưng ở anh không có nhiều nét của một 8X trẻ trung mà có nét của một người từng qua nhiều thăng trầm và sóng gió cuộc đời nhưng luôn giữ được nụ cười trên môi. Cặp kính trắng cùng gương mặt tròn, nói chuyện hài hước có duyên tạo cho người đối diện có rất nhiều thiện cảm.

Chào anh, anh đã giành được học bổng lãnh đạo của Harvard như thế nào?

Cũng tình cờ tôi biết đến học bổng này thôi và việc xin được học bổng này rất khó khăn. Một trong những khó khăn đó là tôi phải chứng minh được công ty của mình có doanh thu 100 tỷ/năm. Nhưng thật sự thì doanh thu của công ty tôi lúc đó không thể nào đạt mức lớn như vậy. Tôi cũng không make-up hoặc thổi phồng doanh thu của công ty mình lên cho đúng với con số đó.

Cuối cùng tôi thuyết phục được họ cho tôi đi học nhờ sự chân thành. Và đồng thời tôi chứng minh được kinh nghiệm lãnh đạo của mình có được là 8 năm. Với những chuyên gia hàng đầu của Harvard, tôi chắc chắn không bao giờ qua nổi mắt họ để làm đẹp hồ sơ lên. Họ có rất nhiều cách để dễ dàng biết được điều đó. Và lối sống của tôi cũng vậy: luôn đặt cao sự thành thật và ham học hỏi lên trên đầu. Chính vì thế nên tôi được chọn.

Trong lớp của anh ở khóa học lãnh đạo này, có bao nhiêu người Châu Á?

Có tôi là người duy nhất đến từ Việt Nam. Một người từ Nhật Bản và một người thuộc khu vực Tây Á. Các bạn lãnh đạo đến từ Tây Á khi tranh luận rất hăng và hiếu thắng. Họ nói rất nhiều, rất quyết liệt. Phong thái lãnh đạo của họ khác phong thái lãnh đạo của phương đông nói chung.

Vậy anh nhận thấy phong cách lãnh đạo của người phương đông nói chung như thế nào?

Tôi thấy có lẽ ở phương đông thì họ thiên về lắng nghe hơn. Họ biết lắng nghe và nói vừa đủ. Bản thân tôi cũng vậy.

Khóa học ở Harvard anh thấy điểm gì đặc sắc nhất?

Ban đầu tôi cũng thắc mắc tại sao Harvard lại nổi tiếng đến thế? Thì khi đi học tôi nhận ra một trong những điểm đặc biệt của họ là tư duy thiết kế kịch bản giáo dục. Họ làm cho học viên đạt được kỳ vọng mà họ đi học. Ví dụ đơn cử như của tôi là học để trở thành nhà lãnh đạo giỏi, có chiến lược, có tầm nhìn, và có khả năng xây dựng đội ngũ và năng lực hành động vừa chi tiết, tỉ mỉ vừa toàn diện. Những bài tập tình huống mà họ đưa ra vô cùng thực tế.

Anh Đức và bạn bè trong khóa học lãnh đạo của Đại học Harvard

Tôi cứ nghĩ là nếu là tình huống thì sẽ có lời giải sẵn, cố định và nhiệm vụ của mình là đi tìm lời giải đó. Hóa ra tôi nhầm. Điều họ muốn chính là chúng tôi hãy cứ tranh cãi với nhau đi, hãy cứ phản đối kịch liệt nhau đi, hãy đưa ra hết giải pháp này đến giải pháp khác đi và chính chúng tôi sẽ bổ sung cho nhau, sẽ khai thác nhau dựa trên tình huống có sẵn và qua đó chúng tôi học được rất nhiều điều từ chính bạn học của mình, ở Harvard người ta gọi đó là Peer-To-Peer Learning.

Thêm vào đó thì đội ngũ giảng viên quả thực là tuyệt vời, đều là những giáo sư danh tiếng. Trong đó có bà Linda Hill là một trong những giáo sư hàng đầu thế giới về lãnh đạo trong quản trị doanh nghiệp.

Câu chuyện lãnh đạo của Việt Nam thì sao? Theo anh điểm yếu của lãnh đạo Việt Nam là gì?

Tôi nghĩ điểm yếu của lãnh đạo Việt Nam chính là việc họ không quyết liệt và dám đưa ra quyết định một mất một còn. Đa phần họ trung dung ở giữa. Chính vì thế nên việc cải tổ, cải cách doanh nghiệp vẫn chưa quyết liệt. Tôi thấy hiện trạng này phần lớn ở doanh nghiệp nhà nước.

Việc vo tròn tính cách người lãnh đạo thì sao? Họ không còn trở nên sắc bén?

Vâng, đúng. Khi lên lãnh đạo thì họ cố gắng làm sao chiều lòng số đông, chiều lòng số người đã bỏ lá phiếu cho mình và luôn nghĩ mình được ngồi lên đây là vì ai bầu cho. Chính vì thế mà những hành động của họ không đặt lợi ích tài chính lên hàng đầu mà đôi khi lại là vì cân đối các mối quan hệ, hướng tới giải quyết về vấn đề con người nhiều hơn là hiệu quả kinh doanh.

Nhưng theo tôi tình trạng này sẽ không có nhiều ở Việt Nam nữa khi mà dần dần Việt Nam hội nhập sâu hơn, các doanh nghiệp phải cùng chơi ở một sân chơi với cùng một luật chơi sòng phẳng. Người ta sẽ chỉ chọn những người cực kỳ tài năng vào vị trí quan trọng còn vị trí kém quan trọng hoặc không cần thiết lắm thì người ta mới nghĩ đến các mối quan hệ, nhưng rồi điều này cũng dần bị loại bỏ, và chỉ có năng lực của nhân sự mới là yếu tố quyết định cho việc phát triển nhân sự.

Lãnh đạo có phải là năng khiếu không? Anh có thể chia sẻ câu chuyện của cá nhân anh được không?

Theo tôi thì năng khiếu ảnh hưởng một phần thôi, phần rất lớn còn lại là do học hỏi và rèn luyện. Tôi có thể chia sẻ đơn cử một ví dụ thế này. Khi còn là sinh viên, bạn làm bài tập nhóm, bạn phải phân công việc này việc nọ cho người kia. Đó cũng là bước đầu để bạn lãnh đạo rồi, bạn bắt chính mình làm việc (đó là lãnh đạo bản thân) rồi dẫn dắt người khác là bạn lãnh đạo.

Và thực tế buộc bạn phải lãnh đạo. Ai cũng có thể làm lãnh đạo được, cờ đến tay thì phải phất thôi. Tuy nhiên những người năng nổ hơn cả, tỏ ra mình có trách nhiệm thì có nhiều khả năng được làm lãnh đạo hơn. Tôi cũng có nhiều năm liền làm bí thư đoàn và lớp trưởng, trưởng khối cho nên tôi biết rõ điều đó. Và tôi chắc chắn một điều là cái gì cũng có thể học được.

Khởi nghiệp từ một văn phòng nhỏ, hiện tại anh đã trở thành một trong những nhà quản lý doanh nghiệp trẻ được đánh giá cao? Anh có bài học gì cho các bạn trẻ khi khởi nghiệp?

Tôi nghĩ mình là người biết thân biết phận. Khi bắt đầu khởi nghiệp tôi không bỏ quá nhiều tiền và cũng không có nhiều tiền để khởi nghiệp, làm sao tiết kiệm được chi phí nhiều nhất. Và chính tôi lúc ban đầu tôi làm tất cả: tôi làm giám đốc ư? Tôi làm marketing ư? Tôi làm văn phòng ư? Tôi làm lao công ư? Tôi làm tất tần tật mọi việc… Bạn chắc chắn phải là người làm tốt trước hết đã. Tôi thấy một Bill Gate tự tay lập trình, một Steve Jobs tự tay thiết kế máy tính…

Học viên trong khóa học lãnh đạo do Đại học Harvard cấp chứng chỉ

Tôi thấy ở nước ngoài họ đều là những nhà lãnh đạo cực kỳ giỏi vì họ cũng là những “công nhân” cực kỳ tốt, cực kỳ lành nghề. Họ không nề hà làm bất cứ việc gì. Làm lãnh đạo họ trực tiếp sâu sát đến từng khâu nhỏ nhất. Họ chính là người truyền lửa và duy trì văn hóa công ty hữu hiệu. Chứ lãnh đạo hiện nay không phải như các bạn trẻ nghĩ là: phải nhà lầu, phải xe hơi, phải chỉ tay năm ngón… Không, đó là phong thái lãnh đạo rất quan liêu.

Tôi cũng đã cứu khá nhiều dự án của các bạn trẻ học Ngoại thương gửi cho tôi: các bạn ấy gửi những dự án khá mơ mộng khi vẽ ra những thị trường mà sức họ không đủ vươn tới, quy mô nhân sự mà họ không đủ sức quản lý và vận hành hữu hiệu, quy mô tài chính mà họ chưa chắc đã biết tận dụng từng đồng…

Tôi chỉ cho các bạn thấy thực tế: tốt nhất các bạn nên tập trung vào một sản phẩm, 1 đối tượng chứ đừng hão huyền mở rộng thị trường khi chưa có gì, đa dạng hóa khách hàng, ôm đồm khi thực lực chưa đủ là bạn bị đập chết ngay. Tốt nhất hãy học và rèn cho được bản lĩnh doanh nhân trước cái đã, rồi hãy kinh doanh, vì sẽ rất khốc liệt và khó khăn đấy.

Hiện nay, tiếng Anh ngày càng có vai trò và tầm quan trọng rất lớn. Là một người giảng dạy về tiếng Anh, anh đánh giá thế nào về tiếng Anh của Việt Nam so với khu vực?

Tôi thấy mặt bằng chung tiếng Anh của Việt Nam còn khá thấp và chúng ta khá rụt rè, khá mất tự tin khi giao tiếng bằng tiếng Anh. Đây là một điều vô cùng bất lợi. Tôi thấy Philipin họ nói tiếng Anh tốt lắm và họ nói tiếng Anh khá tự nhiên. Ở Singapore cũng vậy. Thậm chí Thái lan mức giao tiếp tiếng Anh của họ tốt hơn ở Việt Nam rất nhiều. Nhưng ở Việt Nam, những người giỏi tiếng Anh thật sự thì lại rất giỏi, họ giỏi nổi bật hẳn lên và họ nói tiếng Anh chuẩn, nói tự nhiên.

Có nhiều người vẫn ca thán rằng họ học tiếng Anh nhiều năm như thế sao vẫn không có hiệu quả gì? Anh nghĩ sao?

Tôi nghĩ học nhiều chưa phải là căn bản. Điều quan trọng là phải đúng phương pháp học. Và tôi nói thật một điều: học tiếng Anh không hề khó nhưng phải bền chí và kiên trì. Vì tiếng Anh không phải là một môn học logic, không phải như khi chúng ta tìm được sợi dây logic rồi thì kéo tuột mọi thứ lên được như các môn toán, lý…

Học tiếng Anh giống như việc đi nhặt chữ: hôm nay chúng ta nhặt từ này, mai chúng ta nhặt từ khác vậy, tóm lại là năng nhặt chặt bị. Nhưng các bạn kiên trì, các bạn không từ bỏ, bạn sẽ thành công.

Kinh nghiệm và thành tựu nổi bật:

Giảng dạy tiếng Anh tại nhiều tổ chức, tổng công ty và tập đoàn lớn như: Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Agribank, Công ty Mobifone, tập đoàn FPT, Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc Gia,…
Là diễn giả, khách mời quen thuộc của hàng trăm hội thảo lớn cho sinh viên và người đi làm ở các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội.
Gương mặt tiêu biểu thế hệ 8X ở Việt Nam trên báo chí và VTV.
Là người sáng lập và phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến www.smartcom.vn.
Tác giả các cuốn sách: 1 – “13 chủ đề thực dụng & các từ vựng thiết yếu cho TOEIC”; 2 – “ART – Nghệ thuật chinh phục tiếng Anh đỉnh cao”
Quan điểm & triết lý giáo dục:

Giáo dục là một sự khơi gợi khát vọng chinh phục tri thức đủ mạnh mẽ để biến thành hành động một cách kiên trì và tập trung để trở nên thành công. Bất cứ ai cũng có thể học tập thành tài khi có ý chí dám làm, có sự kiên nhẫn, và có sự tập trung cao độ vào mục tiêu của mình.

Nguồn: smartcom.vn

 

 

9 thoughts on “Nguyễn Anh Đức – Đẳng cấp nhà đào tạo số 1

  1. Nguyễn Văn Đồng says:

    cần CD ” Luyện siêu trí nhớ từ vụng tiếng anh cho học sinh THPT Quốc Gia”

  2. Hồ Thiên Nga says:

    Mình tên Hồ Thiên Nga mình mua hai cuốn Chỉnh phục ngữ âm tiếng anh từ con số không và, luyện siêu trí nhớ từ vựng dành cho học sinh THPT quốc gia

Comments are closed.

/* Remnove chat fb */
001-messenger