Posted on

Trở lại thăm các Sơ và các em, chúng tôi như trở về thăm gia đình của chính mình, ngôi nhà ấm cúng giữa làng quê bình yên, nơi những đứa trẻ lớn lên không hoàn thiện về hình hài nhưng những nụ cười luôn trong sáng và trái tim luôn tràn ngập yêu thương.

Ảnh 1.

3.12.2016 Một ngày giữa đông se sắt, bầu trời u ám hơn những ngày trước đó, không nắng to nhưng thật may cũng không lạnh.

Chúng tôi trở lại thăm Giáo xứ Chuôn Thượng. Ngôi nhà thờ xây đã lâu nên ruộm một màu cổ kính, hai bên cây cối vẫn còn xanh  dù mùa đông đã gần qua một nửa.

Ảnh 2.

Trẻ con được nghỉ học chạy nhảy trong sân và ngoài ngõ. Chưa đến Tết nhưng nhìn quần áo sặc sẽ trẻ con mặc luôn làm tôi man mác cái không khí cuối năm. Cái không khí mà giữa chốn phồn hoa đô thị tôi vẫn chưa thể nào cảm nhận được. Và cũng chẳng niềm vui nào bằng nụ cười trẻ thơ xúng xinh trong những bộ quần áo xinh đẹp, nô đùa với bạn bè vào ngày nghỉ như thế này.

Ảnh 3.

Ngôi nhà tình thương ấy nằm phía sau nhà thờ giáo xứ Chuôn Thượng. Sơ nhìn thấy chúng tôi từ xa, vẫy tay gọi, nở nụ cười thật thân thương đón chúng tôi, giản dị và trìu mến, như người mẹ đón những đứa con xa quê trở về nhà. Về nhà! Mấy chị em tíu tắt quanh sơ hỏi chuyện ai cũng lại trở về ấu thơ.

Ảnh 4.

Quả thực vậy, chúng tôi trở về với ấu thơ, chỉ về với làng quê, tôi mới còn tìm lại được tìm lại những cảnh đẹp đến dịu êm như thế này. Dàn mồng tơ xanh mươn mướt, những bức tường gạch đã tróc hết lớp vữa chỉ để lại sự chân thật đến tận sau bên trong.

Bước qua cánh cửa cũ kĩ đã mủn mốc là ngôn nhà chỉ vỏn vẹn 30m2 nhưng rất gọn gàng và sạch sẽ với 12 con người sinh sống, 10 em nhỏ được sơ Thơm và sơ Thảo nhận nuôi từ khắp mọi miền Tổ quốc.

Ảnh 5.

Ai từng có tuổi thơ ở quê chắc sẽ nhớ nhiều lắm những hạt mồng tơi chín nghiền ra lấy mực để vẽ tranh.

Những con người ở đây đang cố gắng cải thiện cuộc sống của mình bằng mớ rau, con gà tự nuôi trồng.

Ảnh 6.

Ngoài giờ đi học, các em kiếm thêm thu nhập phụ giúp sơ nuôi các em nhỏ khác trong “gia đình” bằng nghề Khảm trai truyền thống của Phú Xuyên.

 

Ảnh 7.

Cô bé có cái tên rất đặc biệt H Thị Vông đến từ Lào Cai. Em kể: Nhà đông con, ba mẹ không thể nuôi em được nên gửi em xuống đây. Khi mới xuống em buồn và nhớ nhà lắm nhưng Sơ Thơm và Sơ Thảo luôn động viên, các em trong nhà cũng yêu thương và đoàn kết nên em cảm giác đây giống như gia đình thứ hai của em vậy.

Ảnh 9

Em sẽ cố gắng học và chăm chỉ làm thêm để phụ giúp hai Sơ. Em mong sau này mình sẽ thành công để giúp đỡ ngôi nhà đỡ khổ hơn, nhận được nhiều em nhỏ khó khăn hơn…

Ảnh 12. Qua bàn tay của những “nhân công nhỏ”, các vỏ trai đã được sơ chế và cắt gọt cẩn thận.

Ảnh 12 a

Các bé ở đây đều gọi Sơ Thơm Sơ Thảo là mẹ.

Ảnh 13.

Bé Hoa – em bị động kinh, ngày còn bé luôn phải đặt em nằm trong chăn bông vì bất kì lúc nào em cũng có thể phát bệnh và giật rất mạnh, lớn như này, nhưng mỗi lần chỉ nghe tiếng gà gáy, tiếng xe bíp còi, em cũng có thể ngay lập tức khuỵu xuống, đập đầu xuống đất và phát bệnh. Trên trán em, mặt em là những vết sẹo của những lần như thế. Mẹ Thơm nếu không kịp lấy gối để em đập vào, mẹ sẽ đỡ em để em đập đầu vào đùi mẹ.

Ảnh 14

Em quý người lắm. Chúng tôi vừa đến nơi, em đã kéo chúng tôi vào khoe gia đình nhỏ bé của em, khoe 2 bé, khoe các dì, các chị. Em muốn được nắm tay, em muốn được bế, được ôm nhiều lắm, em thích nghịch tóc của các cô. Là em đó, mỗi khi em không phát bệnh.

Ảnh 16

Các em của em vẫn chưa đi được, các dì các mẹ vẫn phải chăm dù tuổi đã lên 4 lên 5. Họ đều không phải cha mẹ ruột thịt của các em nhưng họ bên em mỗi khi em ốm.

Vì các em đều bệnh, việc vệ sinh các em đều không kiểm soát được nên các dì các sơ thường xuyên túc trực để dọn dẹp và chăm sóc cho các em. Tuổi này vẫn chưa đi, Sơ Thơm lo lắng tìm hỏi các phương pháp phục hồi chức năng, bấm huyệt chỉ mong các em đi được.

Ảnh 17

Một góc khác trong khu nhà nhỏ, sơ Thảo đang lúi húi nấu cơm. Thấy chúng tôi, sơ mừng lắm, ngồi trò chuyện. Tôi nhìn thấy ở người phụ nữ này những nhọc nhằn vất vả và cả những niềm vui.

Ảnh 18

Sơ quan tâm chúng tôi lắm. Sơ hỏi nhiều về công việc cuộc sống, quê quán mỗi người. Sơ cũng kể chúng tôi nghe tình hình trồng trọt ruộng vườn thời gian vừa qua. Có ai biết được đằng sau nụ cười kia là cả một tuổi thanh xuân đã lỡ làng chỉ để lo cho các “con”

Ảnh 19

Góc bếp đơn sơ, tình thương ấm áp. Bữa cơm vẻn vẹn nồi thịt nồi rau. Sơ kể có hôm Hoa bảo sơ: Sơ ơi con thèm ăn đậu, sơ làm đậu đi. Sơ vừa mừng vừa tủi, mừng vì con nói khôn như người bình thường, tủi vì mình còn muốn làm nhiều nữa cho con.

Ảnh 20.

Mượn chút nắng chút gió mùa đông giũ sạch đồ cho các con mặc, các con nằm.

Ảnh 21.

Sơ Thơm mời chúng tôi ngồi uống nước kể về tình hình từng người trong gia đình đã tốt lên thế nào, tôi thấy niềm vui khi sơ kể làm sao một đứa bé lên 4 chưa biết đi nhưng sau 1 năm ở đây, đã bắt đầu từng bước.

Sơ kể thành viên gia đình sinh năm 71, lúc về cả làng đều hỏi: Tại sao lại đưa ma về nhà, sơ gạt đi, người ta là người chứ sao lại là ma, khi cả gia đình họ ruồng rẫy sơ vẫn đưa về chăm sóc, chị ấy bỏ đi nhiều lần, nằm trốn trong rãnh, nửa đêm chửi bới,…cuối cùng sau bao cố gắng giờ đây chị hiền hòa hơn, thích hát thích múa không còn phát bệnh nhiều như trước.

Ảnh 23.

Trước các con đến là chưa có giường đâu, mấy chị em phải dải chiếu chăn ra nằm ôm nhau đấy, giờ phòng trên phòng dưới đều đã có giường, cứ kê sát rồi nằm chung cho đỡ lạnh.

Bé Hoa ôm ấp mẹ Chơm (Bé nói ngọng nên gọi sơ Thơm thành Chơm, lời kể của sơ cũng dùng từ Chơm như vậy, bao nhiêu trìu mến yêu thương, mỗi khi bé gọi sơ chúng tôi đều có thể cảm nhận được).

Ảnh 24.

Nhìn bé lớn khôn, nghe những câu chuyện vui của sơ Thơm kể, chúng tôi như cởi tấm lòng mình.

Ảnh 25

Ảnh Sơ Thơm – người mẹ không mang nặng đẻ đau nhưng hi sinh cả cuộc đời mình dành cho những số phận bất hạnh.

Ảnh 26

Sau khi tặng quà cho Sơ và các bé, chúng tôi luyến tiếc chào mọi người để ra về.

Chỉ cách từ trong nhà và ra ngoài ngõ, những đứa trẻ vẫn đang mải miết với những trò chơi,

Ảnh 27

Chúng tôi để lại sau lưng ngôi nhà thờ vẫn im lìm đứng đó như thầm quan sát.

Ảnh 28

Những niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Vui khi nhìn thấy niềm vui trong mắt sơ khi sơ kể sự tiến triển tốt đẹp trong tình trạng sức khỏe của các em, thấy các em vui vẻ nói cười, buồn vì muốn làm hơn nữa nhiều hơn nữa để giúp đỡ Sơ và các em

Ảnh 29

Đâu đó trên thế giới này, vẫn còn những mảnh đời như thế, vẫn còn những người mẹ không mang nặng đẻ đau nhưng nuôi dưỡng cả cuộc đời.

Tittle: MCBooks trở lại thăm nhà tình nghĩa tại Giáo xứ Chuôn Thượng, Phú Xuyên, Hà Nội Tháng 12-2016

Sapo: (3-4 dòng)

Trở lại thăm các Sơ và các em, chúng tôi như trở về thăm gia đình của chính mình, ngôi nhà ấm cúng giữa làng quê bình yên, nơi những đứa trẻ lớn lên không hoàn thiện về hình hài nhưng những nụ cười luôn trong sáng và trái tim luôn tràn ngập yêu thương.

Ảnh 1.

3.12.2016 Một ngày giữa đông se sắt, bầu trời u ám hơn những ngày trước đó, không nắng to nhưng thật may cũng không lạnh.

Chúng tôi trở lại thăm Giáo xứ Chuôn Thượng. Ngôi nhà thờ xây đã lâu nên ruộm một màu cổ kính, hai bên cây cối vẫn còn xanh  dù mùa đông đã gần qua một nửa.

Ảnh 2.

Trẻ con được nghỉ học chạy nhảy trong sân và ngoài ngõ. Chưa đến Tết nhưng nhìn quần áo sặc sẽ trẻ con mặc luôn làm tôi man mác cái không khí cuối năm. Cái không khí mà giữa chốn phồn hoa đô thị tôi vẫn chưa thể nào cảm nhận được. Và cũng chẳng niềm vui nào bằng nụ cười trẻ thơ xúng xinh trong những bộ quần áo xinh đẹp, nô đùa với bạn bè vào ngày nghỉ như thế này.

Ảnh 3.

Ngôi nhà tình thương ấy nằm phía sau nhà thờ giáo xứ Chuôn Thượng. Sơ nhìn thấy chúng tôi từ xa, vẫy tay gọi, nở nụ cười thật thân thương đón chúng tôi, giản dị và trìu mến, như người mẹ đón những đứa con xa quê trở về nhà. Về nhà! Mấy chị em tíu tắt quanh sơ hỏi chuyện ai cũng lại trở về ấu thơ.

Ảnh 4.

Quả thực vậy, chúng tôi trở về với ấu thơ, chỉ về với làng quê, tôi mới còn tìm lại được tìm lại những cảnh đẹp đến dịu êm như thế này. Dàn mồng tơ xanh mươn mướt, những bức tường gạch đã tróc hết lớp vữa chỉ để lại sự chân thật đến tận sau bên trong.

Bước qua cánh cửa cũ kĩ đã mủn mốc là ngôn nhà chỉ vỏn vẹn 30m2 nhưng rất gọn gàng và sạch sẽ với 12 con người sinh sống, 10 em nhỏ được sơ Thơm và sơ Thảo nhận nuôi từ khắp mọi miền Tổ quốc.

Ảnh 5.

Ai từng có tuổi thơ ở quê chắc sẽ nhớ nhiều lắm những hạt mồng tơi chín nghiền ra lấy mực để vẽ tranh.

Những con người ở đây đang cố gắng cải thiện cuộc sống của mình bằng mớ rau, con gà tự nuôi trồng.

Ảnh 6.

Ngoài giờ đi học, các em kiếm thêm thu nhập phụ giúp sơ nuôi các em nhỏ khác trong “gia đình” bằng nghề Khảm trai truyền thống của Phú Xuyên.

Ảnh 7.

Cô bé có cái tên rất đặc biệt H Thị Vông đến từ Lào Cai. Em kể: Nhà đông con, ba mẹ không thể nuôi em được nên gửi em xuống đây. Khi mới xuống em buồn và nhớ nhà lắm nhưng Sơ Thơm và Sơ Thảo luôn động viên, các em trong nhà cũng yêu thương và đoàn kết nên em cảm giác đây giống như gia đình thứ hai của em vậy.

Ảnh 9

Em sẽ cố gắng học và chăm chỉ làm thêm để phụ giúp hai Sơ. Em mong sau này mình sẽ thành công để giúp đỡ ngôi nhà đỡ khổ hơn, nhận được nhiều em nhỏ khó khăn hơn…

Ảnh 12. Qua bàn tay của những “nhân công nhỏ”, các vỏ trai đã được sơ chế và cắt gọt cẩn thận.

Ảnh 12 a

Các bé ở đây đều gọi Sơ Thơm Sơ Thảo là mẹ.

Ảnh 13.

Bé Hoa – em bị động kinh, ngày còn bé luôn phải đặt em nằm trong chăn bông vì bất kì lúc nào em cũng có thể phát bệnh và giật rất mạnh, lớn như này, nhưng mỗi lần chỉ nghe tiếng gà gáy, tiếng xe bíp còi, em cũng có thể ngay lập tức khuỵu xuống, đập đầu xuống đất và phát bệnh. Trên trán em, mặt em là những vết sẹo của những lần như thế. Mẹ Thơm nếu không kịp lấy gối để em đập vào, mẹ sẽ đỡ em để em đập đầu vào đùi mẹ.

Ảnh 14

Em quý người lắm. Chúng tôi vừa đến nơi, em đã kéo chúng tôi vào khoe gia đình nhỏ bé của em, khoe 2 bé, khoe các dì, các chị. Em muốn được nắm tay, em muốn được bế, được ôm nhiều lắm, em thích nghịch tóc của các cô. Là em đó, mỗi khi em không phát bệnh.

Ảnh 16

Các em của em vẫn chưa đi được, các dì các mẹ vẫn phải chăm dù tuổi đã lên 4 lên 5. Họ đều không phải cha mẹ ruột thịt của các em nhưng họ bên em mỗi khi em ốm.

Vì các em đều bệnh, việc vệ sinh các em đều không kiểm soát được nên các dì các sơ thường xuyên túc trực để dọn dẹp và chăm sóc cho các em. Tuổi này vẫn chưa đi, Sơ Thơm lo lắng tìm hỏi các phương pháp phục hồi chức năng, bấm huyệt chỉ mong các em đi được.

Ảnh 17

Một góc khác trong khu nhà nhỏ, sơ Thảo đang lúi húi nấu cơm. Thấy chúng tôi, sơ mừng lắm, ngồi trò chuyện. Tôi nhìn thấy ở người phụ nữ này những nhọc nhằn vất vả và cả những niềm vui.

Ảnh 18

Sơ quan tâm chúng tôi lắm. Sơ hỏi nhiều về công việc cuộc sống, quê quán mỗi người. Sơ cũng kể chúng tôi nghe tình hình trồng trọt ruộng vườn thời gian vừa qua. Có ai biết được đằng sau nụ cười kia là cả một tuổi thanh xuân đã lỡ làng chỉ để lo cho các “con”

Ảnh 19

Góc bếp đơn sơ, tình thương ấm áp. Bữa cơm vẻn vẹn nồi thịt nồi rau. Sơ kể có hôm Hoa bảo sơ: Sơ ơi con thèm ăn đậu, sơ làm đậu đi. Sơ vừa mừng vừa tủi, mừng vì con nói khôn như người bình thường, tủi vì mình còn muốn làm nhiều nữa cho con.

Ảnh 20.

Mượn chút nắng chút gió mùa đông giũ sạch đồ cho các con mặc, các con nằm.

Ảnh 21.

Sơ Thơm mời chúng tôi ngồi uống nước kể về tình hình từng người trong gia đình đã tốt lên thế nào, tôi thấy niềm vui khi sơ kể làm sao một đứa bé lên 4 chưa biết đi nhưng sau 1 năm ở đây, đã bắt đầu từng bước.

Sơ kể thành viên gia đình sinh năm 71, lúc về cả làng đều hỏi: Tại sao lại đưa ma về nhà, sơ gạt đi, người ta là người chứ sao lại là ma, khi cả gia đình họ ruồng rẫy sơ vẫn đưa về chăm sóc, chị ấy bỏ đi nhiều lần, nằm trốn trong rãnh, nửa đêm chửi bới,…cuối cùng sau bao cố gắng giờ đây chị hiền hòa hơn, thích hát thích múa không còn phát bệnh nhiều như trước.

Ảnh 23.

Trước các con đến là chưa có giường đâu, mấy chị em phải dải chiếu chăn ra nằm ôm nhau đấy, giờ phòng trên phòng dưới đều đã có giường, cứ kê sát rồi nằm chung cho đỡ lạnh.

Bé Hoa ôm ấp mẹ Chơm (Bé nói ngọng nên gọi sơ Thơm thành Chơm, lời kể của sơ cũng dùng từ Chơm như vậy, bao nhiêu trìu mến yêu thương, mỗi khi bé gọi sơ chúng tôi đều có thể cảm nhận được).

Ảnh 24.

Nhìn bé lớn khôn, nghe những câu chuyện vui của sơ Thơm kể, chúng tôi như cởi tấm lòng mình.

Ảnh 25

Ảnh Sơ Thơm – người mẹ không mang nặng đẻ đau nhưng hi sinh cả cuộc đời mình dành cho những số phận bất hạnh.

Ảnh 26

Sau khi tặng quà cho Sơ và các bé, chúng tôi luyến tiếc chào mọi người để ra về.

Chỉ cách từ trong nhà và ra ngoài ngõ, những đứa trẻ vẫn đang mải miết với những trò chơi,

Ảnh 27

Chúng tôi để lại sau lưng ngôi nhà thờ vẫn im lìm đứng đó như thầm quan sát.

Ảnh 28

Những niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Vui khi nhìn thấy niềm vui trong mắt sơ khi sơ kể sự tiến triển tốt đẹp trong tình trạng sức khỏe của các em, thấy các em vui vẻ nói cười, buồn vì muốn làm hơn nữa nhiều hơn nữa để giúp đỡ Sơ và các em

Ảnh 29

Đâu đó trên thế giới này, vẫn còn những mảnh đời như thế, vẫn còn những người mẹ không mang nặng đẻ đau nhưng nuôi dưỡng cả cuộc đời.

/* Remnove chat fb */
001-messenger