Posted on

Bạn có biết chữ Hangul đã ra đời như thế nào không? và để có được Hangul – tiếng Hàn Quốc hay tiếng Triều Tiên được phổ cập rộng rãi trên thế giới như ngày hôm nay, ngôn ngữ này đã trải qua một quá trình phát triển đầy khó khăn như thế nào? Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của Hangul nhé !

Có thể nói Hangul ra đời khá muộn, đó là vào thế kỉ thứ 15, do vị vua vĩ đại của triều đại Joseon – Thế Tông hoàng đế (vua Sejong) sáng tạo nên. Trước khi Hangul được ban hành thì Hán tự (chữ Hán) là chữ viết chính tại đất nước của ông. Chữ Hán là một ngôn ngữ không hề dễ học nên chỉ có các tầng lớp quý tộc mới biết chữ, còn lại đa số người dân nghèo không có tiền bạc để đi học thì đều bị mù chữ. Chính vì điều này, vua Sejong và những học giả cùng chí hướng đã nghiên cứu một loại ngôn ngữ mới với mục đích để bất cứ người dân nào trên đất nước của ông cũng biết đọc biết viết, suy rộng hơn là một ngôn ngữ riêng cho dân tộc Triều Tiên, tách biệt với Hán tự.

Vua Sejong - nguời sáng tạo ra Hangul
Vua Sejong – nguời sáng tạo ra Hangul

Năm 1443, vua Sejong cho công bố Huấn dân chính âm – Hunminjeongeum (tên gọi đầu tiên của Hangul), gồm 28 bảng chữ cái và sau đó 3 năm quyển sách dạy chữ đầu tiên được ban hành. Với ngôn ngữ mới này, bất cứ ai cũng có thể biết đọc và biết viết chỉ sau có mấy ngày. Ngôn ngữ này ngày càng phổ biến và được người dân coi là chữ quốc ngữ. Dưới sự bảo trợ của vua Sejong , Hangul vẫn tiếp tục phát triển và đem lại sự thịnh vượng cho đất nước của ông. Tuy nhiên ngôn ngữ này lại bị tầng lớp quý tộc tẩy chay, họ cho rằng đây là ngôn ngữ của đám dân đen và Hán tự mới là ngôn ngữ hợp pháp duy nhất, nhưng thực ra họ sợ địa vị của họ bị lung lay bởi những người dân đã thoát khỏi nạn mù chữ và họ khó bị tầng lớp quý tộc sai khiến hơn. Điều này khiến cho Hangul rơi vào một thời kì tăm tối khi vua Sejong qua đời, các vị vua kế tục ông thậm chí còn cấm sử dụng Hangul trên cả nước. Trong thời kì này, Hangul chỉ được phụ nữ và người nghèo sử dụng, nó vẫn tồn tại một cách âm ỉ trong người dân.

Bảng chữ cái Hangul
Bảng chữ cái Hangul

Chỉ đến thế kỉ 17, tức là 2 thế kỉ sau,  thì Hangul mới được trở lại dù không chính thức, và lần này ngôn ngữ đã đạt đến sự phát triển lớn, các tập thơ và tiểu thuyết bằng Hangul xuất hiện ngày một nhiều hơn. Và đến cuối thể kỉ 19, với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc tại bán đảo Triều Tiên Hangul lần đầu tiên được chọn làm văn tự sử dụng trong các tài liệu chính thức và được phổ cập trong các trường học. Dù gặp một số khó khăn trong thời kì Nhật Bản đô hộ, nhưng Hangul vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay cùng sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Hàn Quốc, Hangul đã được giảng dạy tại nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam), và ngôn ngữ này trong tương lai được hứa hẹn sẽ phát triển rực rỡ hơn nữa.

Hangul có một lịch sử phát triển đầy biến động
Hangul có một lịch sử phát triển đầy biến động

Cứ đến mùng 9 tháng 10 hàng năm tại Hàn Quốc, người dân lại tưởng nhớ tới ngày vị vua Sejong cho ban hành Huấn dân chính âm, ngày ra đời ngôn ngữ mà họ sử dụng cho đến ngày nay, một ngôn ngữ đơn giản để người dân ai cũng có thể học được. Hangul có một cuộc hành trình dài suốt nhiều thế kỉ bị giới cầm quyền cấm đoán nhưng sau cùng ngôn ngữ này vẫn tồn tại và phát triển rực rõ cho đến tận ngày hôm nay.

/* Remnove chat fb */
001-messenger