Posted on

Có lẽ chúng ta vẫn nghĩ việc ghi nhớ một điều gì đó thật đơn giản, chỉ cần quan sát kĩ để hình ảnh in vào bộ nhớ trong đầu chúng ta là đã có thể ghi nhớ được rồi. Nhưng sự thật không phải vậy, bộ nhớ của con người chúng ta cực kì phức tạp và mỗi sự vật, sự việc được ghi nhớ qua các hệ thống khác nhau. Theo các nghiên cứu khoa học thì con người cóc tới 5 loại bộ nhớ khác nhau. Vậy những loại bộ nhớ đó là gì?

Bộ nhớ làm việc: hay còn gọi là working memory, đây là bộ nhớ tạm thời kéo dài trong vài giây để giúp ta tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin cùng một lúc khi làm việc. Những thông tin hỗn tạp đó sẽ bị xóa ngay khỏi bộ nhớ khi công việc kết thúc. Đó là lý do mà chúng ta thường quên cách làm một bài toán hay cách viết một bài văn. Đây thường là những công việc chi tiết, đòi hỏi xử lý thông tin ở mức cao.

Bộ nhớ tiểm ẩn: hay còn gọi là implicit memory, đây là bộ nhớ giúp ta không bao giờ quên các kỹ năng mà ta học được như viết, đọc, bơi, đi xe đạp… Cho dù ta không đọc sách hay không bơi trong một thời gian dài, nhưng khi cầm một cuốn sách hay xuống nước ta vẫn không hề mất đi những kỹ năng ấy, có chăng chỉ là chúng bị mai một đi mà thôi.

Bộ nhớ từ xa: hay còn gọi là remote memory, đây là bộ nhớ tích lũy các thông tin về cuộc sống, xã hội một cách phong phú với nhiều chủ đề khác nhau, và khi tình huống xảy ra thì nó sẽ tự động được kích hoạt để gợi nhớ, hồi tưởng tưởng lại giúp chúng ta.

Bộ nhớ từng hồi: hay còn gọi là episodic memory, đây là bộ nhớ kinh nghiệm cụ thể của chúng ta về một vài đặc điểm nổi bật của kinh nghiệm mà ta có được từ những cuốn sách mà ta từng đọc, những món từng ăn, những trò chơi từng chơi,… Đó là bộ nhớ giúp chúng ta đưa ra được những nhận xét từ những điều mà chúng ta đã từng trải nghiệm.

Bộ nhớ ngữ nghĩa: hay còn gọi là semantic memory, đây là bộ nhớ từ ngữ, biểu tượng, ý nghĩa của các khái niệm … mà sẽ tồn tại vĩnh viễn trong đầu chúng ta. Khi ta đã nhận thức được chúng và hiểu rõ ý nghĩa của chúng ta sẽ mãi mãi không quên. Chỉ có điều nó thỉnh thoảng mắc kẹt trong đầu chúng ta khi cần được sử dụng. Vậy bạn đã biết vì sao mình thưởng rơi vào tình huống rõ ràng mình biết một điều gì đó mà không thể nhớ ra đó là điều gì rồi chứ.

Bộ nhớ trong đầu của con người quả là phức tạp và rộng lớn, thật khác với những gì mà chúng ta thường nghĩ phải không? Đó là lý do vì sao các nhà khoa học thường ví von bộ não của con người giống như một vũ trụ huyền bí mà phải rất lâu nữa con người chúng ta mới tìm hiểu hết được.

/* Remnove chat fb */
001-messenger